Bệnh vảy nến có ngứa không? Cách khắc phục hiệu quả
Vảy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm là liệu bệnh vảy nến có gây ngứa hay không và làm thế nào để giảm thiểu triệu chứng này. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này.
Bệnh vảy nến có ngứa không?
Các bác sĩ cho biết, khi bị vảy nến người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc không ngứa. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có đến gần 50% tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngứa.
Ngứa do vảy nến thường đi kèm với các triệu chứng khác như da khô, bong tróc, và có các mảng da đỏ hoặc bạc. Các triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đọc thêm: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Điều cần lưu ý
Một số tác nhân khiến cho bệnh vảy nến trở thêm nặng hơn là:
- Ức chế tâm lý, stress, giận dữ,…
- Thời tiết lạnh và khô.
- Chấn thương, trầy xước ngoài da;
- Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm amidan, viêm họng,…
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng chất kích thích.
Các phương pháp khắc phục tình trạng ngứa do bệnh vảy nến gây ra
Để giảm ngứa cũng như khắc phục các triệu chứng khó chịu mà bệnh vảy nến gây ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc uống
- Thuốc chống viêm
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc có chứa vitamin.
- Nếu bệnh nhân bị biến chứng sang thận và tim mạch, có thể dùng thuốc điều trị bệnh tim – mạch, suy thận,…
Gợi ý: Cách phòng chống bệnh vảy nến bùng phát lây lan
Điều trị tại chỗ
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để khắc phục tình trạng ngứa ngáy của bệnh vảy nến như: Thuốc ức chế Canxineurin, Axit salicylic, Anthralin, Corticosteroid, Retinoid,…
Ngoài ra, người bị vảy nến cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp làm mềm da, giảm khô và bong tróc, từ đó giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Lưu ý nên chọn các sản phẩm không chứa hương liệu hoặc chất kích ứng.
Điều trị bằng quang học
Một số loại tia sáng được dùng để trị vảy nến trên da là tia Excimer, tia UV, tia UVA, tia UVB,… Các tia sáng này sẽ giúp kiểm soát triệu chứng vảy nến, bao gồm cả ngứa. Tuy nhiên, liệu pháp này cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
Xem thêm: Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến: Những điều cần biết
Người bị vảy nến cần kiêng ăn gì để giảm tình trạng ngứa
Theo các bác sĩ, một số loại thực phẩm người bị vảy nến cần hạn chế để tránh ngứa ngáy tại các mảng da bị bệnh là:
- Thịt đỏ.
- Các chế phẩm từ sữa.
- Đồ ăn nhiều đường.
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
- Món ăn nhiều gia vị.
- Rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
Các biện pháp phòng ngừa tái phát vảy nến tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng như:
- Dùng kem dưỡng ẩm.
- Uống nước đầy đủ.
- Bổ sung rau xanh.
- Tránh làm tổn thương da.
- Dùng kem chống nắng.
- Vệ sinh da đúng cách;
- Chọn sản phẩm an toàn cho da;
- Tránh lo âu, stress.
- Tăng cường vận động.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Tóm lại, bệnh vảy nến có thể gây ngứa hoặc không tùy vào tình trạng bệnh của từng người. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng ngứa cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân có nguy hiểm không? Cách điều trị
- 10 Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà áp dụng mẹo dân gian
Bình luận (1)
b ơi cho mình hỏi là chữa thuốc này chỉ phải uống thôi hay cả bôi với ngâm rửa nữa, mình đọc thì thấy có cả 3 loại. mình cũng xem trên chương trình vtv2 này rồi nghe có vẻ tin tưởng được nhưng vẫn khá lăn tăn. vì chữa đông y mất thời gian ghê mà ko hiệu quả thì mất công quá.