Hình ảnh bệnh vảy nến các thể từ nhẹ tới nặng và cách chữa

Hình ảnh bệnh vảy nến có thể giúp bạn nhận biết triệu chứng và thể vảy nến gặp phải. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, các phương pháp điều trị có thể khác nhau.
Các thể của vảy nến
Theo thống kê, vảy nến có khoảng 8 dạng (thể) thường gặp:
- Vảy nến thể chấm giọt
- Vảy nến thể mảng
- Vảy nến thể đồng tiền
- Vảy nến thể mụn mủ
- Vảy nến thể khớp
- Vảy nến thể đỏ da toàn thân
- Vảy nến đảo ngược
- Vảy nến da đầu
Mỗi thể bệnh sẽ có một số đặc điểm và cách nhận biết khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng như cách điều trị cũng khác nhau.
Đọc thêm: Vảy nến da đầu có lây không? Lưu ý cần biết

Hình ảnh bệnh vảy nến với đầy đủ các dạng bạn nên biết
Bệnh vảy nến được phân thành nhiều dạng. Mặc dù mỗi dạng đều sở hữu các đặc điểm khác nhau nhưng cũng có vài điểm giống nhau, khiến người bệnh khó nhận biết. Dưới đây là hình ảnh thực tế của bệnh vảy nến với đầy đủ các dạng, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết tình trạng của mình.
1. Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt (psoriasis punctata, psoriasis guttata).
Bệnh vảy nến thể giọt là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh vảy nến, xảy ra khi những tế bào da tăng trưởng nhanh bất thường, nổi rải rác khắp cơ thể. Phía trên những nốt đỏ này phủ một lớp vảy nến màu trắng đục, vụn như phấn và bong ra khi cạo.
Đặc điểm:
- Tổn thương da có kích thước to nhỏ khác nhau (trung bình từ 1 – 2mm), màu đỏ tươi, hơi gồ cao, giới hạn rõ, thâm nhiễm nhiều hoặc ít, nền cứng cộm
- Vảy trắng đục hơi bóng như xà cừ, dễ cạo, bao phủ gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền xung quanh
- Vảy nến giọt tạo xếp chồng lên nhau thành nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong tróc, vụn ra như bột trắng, phấn rơi lả tả khi cạo
- Vảy nến tái tạo rất nhanh, có lớp khác đùn lên ngay sau khi lớp cũ bong ra.
- Xuất hiện ở thân trên và nổi rải rác trên diện rộng. Có thể xuất hiện từ một vài đến vài chục đám
- Tương tự như ban giang mai giai đoạn II.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt
Điều trị:
Bệnh vảy nến thể giọt chủ yếu được điều trị bằng thuốc, có thể kế hợp nhiều loại thuốc khác nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh và hạn chế tác dụng phụ.
Những nhóm thuốc thường dùng gồm:
- Corticosteroid
- Nhóm thuốc kháng sinh chống liên cầu khuẩn
- Nhóm thuốc retinoid, Methoxsalen, nhóm thuốc ức chế miễn dịch (chẳng hạn như methotrexate, adalimumab…) dùng khi bệnh vảy nến ở mức độ nặng, lan rộng và kém đáp ứng với những loại thuốc khác
- Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3
- Acid salicylic
- Polytar (hắc ín than đá)
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được chỉ định quang hoá trị liệu để điều trị bệnh. Trong đó tia UVB dải hẹp thường được sử dụng.
2. Vảy nến thể mảng (psoriasis en plaques)
Vảy nến thể mảng chiếm đến 80% trường hợp mắc bệnh vảy nến. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng lan rộng khắp cơ thể của những vùng da bị nhiễm bệnh, đường kín từ 2 – 20cm. Những vùng da bị nhiễm bệnh thường tập trung ở da đầu, khuỷu tay và đầu gối nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác.
Đặc điểm:
- Tổn thương do vảy nến thể mảng là các mảng da đỏ, có giới hạn rõ.
- Kích thước của mảng da thường khá lớn (trung bình khoảng 5 – 10cm).
- Nổi cộm
- Dạ bị khô, nứt nẻ và dễ chảy máu
- Bề mặt da có lớp vảy trắng bao phủ, tương tự như sáp nến
- Cảm giác ngứa ngáy có thể xảy ra.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mảng:
Điều trị:
Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh vảy nến thể mảng có thể được điều trị bằng các thuốc sau:
- Chất làm mềm
- Thuốc tiêu sừng
- Corticosteroid tại chỗ
- Hắc ín
- Thuốc bôi tại chỗ giữ corticosteroid
- Chất tương tự vitamin D3
- Anthralin đơn độc hoặc phối hợp
Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể được điều trị tại chỗ bằng thuốc kết hợp liệu pháp quang học hoặc dùng thuốc toàn thân.
3. Vảy nến thể đồng tiền (nummular psoriasis)
Vảy nến đồng tiền (chàm da) được đặc trưng bởi sự xuất hiện của một hoặc nhiều mảng hình đồng xu. Bệnh thường xảy ra khi có vết đốt côn trùng, bỏng hoặc trầy xước da.
Đặc điểm:
- Đốm tròn màu đỏ, hồng hoặc màu nâu, có kích thước < 2.5cm đến > 10cm
- Trên bề mặt đốm có vảy trắng nhẹ
- Ngứa ngáy và bỏng nhẹ đến nặng, thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể đồng tiền:

Có thể dao động từ một vài đến hàng chục đốm. Đây là thể bệnh khá lành tính nhưng tiến triển dai dẳng.

Điều trị:
Cần kết hợp nhiều phương pháp để làm giảm triệu chứng cửa bệnh vảy nến đồng tiền:
- Dùng thuốc
- Thuốc kháng histamin
- Corticosteroid tại chỗ
- Điều trị bằng liệu pháp quang học
- Dùng kem dưỡng ẩm
- Dùng băng ẩm để che kín vùng nhiễm bệnh
- Tránh tắm nước nóng quá nhiều, không dùng nước xả vải, tiếp xúc với các chất kích thích hoặc hóa chất, xà phòng khô ráp
- Tránh vết cắt trên da và trầy xước.
4. Vảy nến thể khớp (psoriasis arthropathie)
Vảy nến thể khớp (viêm khớp vảy nến) là bệnh viêm khớp xảy ra ở những người bị vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn và bệnh viêm khớp mãn tính, có khả năng phá hỏng và làm mất chức năng khớp.
Đặc điểm:
- Biểu hiện tại khớp gồm sưng, đau, khớp không đối xứng, cứng khớp. Biểu hiện có thể nhẹ hoặc rất nặng
- Một vài hoặc toàn bộ ngón tay, ngón chân đều bị sưng
- Xuất hiện các mảng, chấm hoặc vết trên nền viêm đỏ, bên trên có nhiều lớp phủ dễ bong hoặc mảng tróc vảy màu trắng đục
- Tổn thương da có thể có đường kính từ vài mm đến hàng chục cm, lan rộng thành mảng. Thường tập trung ở vùng da đầu, mặt trước của tay, chân, dưới vú, trong rốn, kẽ mông,.
- Loạn dưỡng móng gồm mất màu móng, dày móng, móng bong tróc hoặc rỗ như kim châm
- Các biểu hiện ngoài khớp ít gặp gồm loét miệng, loét niệu đạ, viêm mống mắt, hở van động mạch chủ, viêm kết mạc…
Hình ảnh bệnh vảy nến thể khớp:
Điều trị:
- Dùng thuốc kháng viêm không steroid hoặc/ và tiêm corticosteroid tại khớp. Kết hợp vật lý trị liệu để giảm cứng khớp và phục hồi chức năng vận động
- Phẫu thuật nội soi khớp hoặc thay khớp nếu cần thiết
- Dùng thuốc Methotrexate hoặc những chế phẩm sinh học.
Gợi ý: Vảy Nến Ở Tay, Chân: Cách điều trị và chăm sóc phù hợp
5. Vảy nến thể mủ (pustular psoriasis)
Vảy nến thể mủ là tình trạng các vết sưng trắng chứa mủ (mụn mủ) hình thành ở gần hoặc bên trong các vết/ mảng đỏ trên da, nhưng không phải là tình trạng nhiễm trùng. Những vết sưng này thường gây đau, ngứa, đôi khi bong tróc vảy trên da.
Phân loại và đặc điểm
Vảy nến mụn mủ lòng bàn tay/ bàn chân (localized pustular psoriasis):
- Tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Xuất hiện các mụn mủ vô khuẩn (ở mô ngón cái và ngón út).
- Nổi hạch ở bẹn.
- Sốt cao, phù nề tay chân,…
- Có thể chuyển biến thành Zumbusch.
Acropustulosis
- Xuất hiện những tổn thương rất nhỏ trên đầu ngón tay hoặc ngón chân, có thể gây đau đớn nhiều dẫn đến khó sử dụng ngón chân/ ngón tay một cách thoải mái
- Một số trường hợp bị tổn thương móng tay hoặc xương.
Bệnh vảy nến Von Zumbusch
- Những vùng da tổn thương bị đỏ, đau và khá mềm
- Xuất hiện những nốt mụn nước chứa đầy dịch mủ
- Ngứa da
- Triệu chứng toàn thân như mất nước, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, yếu cơ, đau đầu, đau khớp, sụt cân, mạch đập nhanh. Có thể dẫn đến tử vong.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mụn mủ ở lòng bàn tay/ bàn chân
Hình ảnh vảy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch:
Thể bệnh này gây đỏ da lan rộng, đau đớn trong vài giờ. Sau đó các mụn mủ bắt đầu xuất hiện và khô lại trong 24 – 48 giờ tiếp theo.
Điều trị:
Phương pháp điều trị cụ thể sẽ dựa thể bệnh và mức độ nghiêm trọng.
- Vảy nến thể mủ nhỏ, bùng phát cục bộ:
- Dùng kem bôi steroid để điều trị vết loét
- Axit salicylic hoặc kem than trị da tróc vảy
- Thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da
- Vảy nến thể mủ bùng phát
- Áp dụng liệu pháp quang học lên vùng da bị viêm
- Thuốc Methotrexate hoặc cyclosporine
- Acitretin (Soriatane) làm chậm các đợt bùng phát bệnh
- Retinoid.
Tham khảo thêm: 11 Bài Thuốc Đông Ý Trị Bệnh Vảy Nến Hiệu Quả, Lành Tính
6. Vảy nến thể đỏ da toàn thân (Generalized erythrodermic psoriasis)
Thể đỏ da toàn thân (viêm da tróc vảy toàn thân) rất ít gặp (chỉ xảy ra ở 1% trường hợp) và có mức độ nặng. Bệnh liên quan đến việc điều trị không phù hợp.
Đặc điểm:
- Vùng da toàn thân đỏ tươi, căng (>90% diện tích cơ thể)
- Vảy đỏ như cám, có thể tróc thành những mảng lớn
- Rớm dịch, mụn nước xuất hiện trên nền hồng ban
- Có dấu hiệu phù nề và ngứa ngáy
- Bóng
- Vảy mỡ ướt, nhiễm cộm, đau rát
- Nứt nẻ, đau rát và hạn chế cử động ở các ngón tay
- Tăng sừng ở lòng bàn tay, bàn chân, nhiều trường hợp bị bong tróc thành mảng
- Rét run, suy kiệt, rối loạn tiêu hóa, tăng thân nhiệt
- Tổn thương niêm mạc như viêm kết mạc, viêm miệng, viêm lưỡi
- Dày móng
- Rụng tóc, lông mi, lông mày.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân:

Điều trị:
- Điều trị tại chỗ đối với đỏ da vảy nến khô: Dùng chất làm mềm da như mỡ salicyle 5-10%, urea 10%, hồ nước, dầu kẽm.
- Điều trị đối với vảy nến đỏ da ướt, phù nề, có mụn nước, tiết dịch: Điều trị và chăm sóc như bệnh nhân bỏng, kê đơn thuốc kháng sinh dự phòng bội nhiễm và cân nhắc dùng corticoid cho những trường hợp nặng.
7. Vảy nến đảo ngược
Vảy nến đảo ngược còn được gọi là bệnh vảy nến gấp do thường chỉ liên quan đến những vùng da có nếp gấp, bề mặt gấp và hốc như bẹn, nách, tai, nếp dưới vú, rốn, dương vật, khe liên mông và môi.
Đặc điểm:
- Khu trú ở những vùng da có nếp gấp, kẽ
- Mảng da đỏ, lan rộng ra bên ngoài các kẽ.
- Bề mặt da ẩm, có vảy và vết nứt
- Tổn thương ướt, mịn và bóng
- Có thể có vảy màu vàng nhỏ.
Hình ảnh bệnh vảy nến đảo ngược:
Điều tri:
Bệnh nhân chủ yếu được dùng Corticosteroid điều trị tại chỗ.
8. Bệnh vảy nến da đầu
Bệnh vảy nến da đầu là một dạng vảy nến ảnh hưởng đến vùng da đầu và các khu vực xung quanh như phía sau gáy, trán, đường chân tóc, quanh tai.
Đặc điểm:
- Ảnh hưởng đến hầu hết hoặc toàn bộ da đầu
- Vảy nhỏ, mỏng, tróc ra như gàu
- Mảng bám dày, màu đỏ hoặc màu xám, nâu, tím; có vảy trắng tích tụ và bạc phủ lên trên
- Da đầu khô, bong tróc từng mảng
- Nổi cộm, gồ cao, viêm nhiễm
- Khó chịu da đầu, dễ rụng tóc
- Đôi khi rụng tóc cục bộ tạm thời.
Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu:
Điều trị:
Điều trị bệnh vảy nến da đầu thường bao gồm các thuốc sau:
- Corticosteroid tại chỗ
- Calcipotriol hoặc những chất tương tự như vitamin D
- Thuốc xịt keratolytic tại chỗ
- Dùng dầu gội có chứa axit salicylic hoặc chứa hắc ín than đá
Những trường hợp nặng có thể cân nhắc dùng thuốc tiêm hoặc thuốc uống, liệu pháp quang trị liệu kết hợp biện pháp chăm sóc tại nhà, tránh dùng dầu gội chứa chất gây kích ứng, thành phần hóa học. Nên dùng thêm dầu xả, kem dưỡng ẩm.
Thông qua những hình ảnh của bệnh vảy nến mong rằng người bệnh có thể dễ dàng xác định được thể bệnh gặp phải. Từ đó, có thể tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 5 Thuốc Trị Vảy Nến Của Mỹ Được Bán Tại Việt Nam
- Bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm cần bổ sung
- TOP 5 thuốc trị vảy nến da đầu cho hiệu quả tốt nhất
