Sỏi Bàng Quang – Triệu chứng & Cách điều trị, Tán sỏi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sỏi bàng quang là tình trạng kết tinh khoáng chất ở bên trong bàng quang. Với những trường hợp đã phát sinh triệu chứng lâm sàng như tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có màu đậm, bác sĩ thường chỉ định tán sỏi hoặc phẫu thuật loại bỏ sỏi nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

bệnh sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là một trong những dạng sỏi tiết niệu thường gặp

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là một trong những dạng sỏi tiết niệu thường gặp, chỉ đứng sau sỏi thận. Thuật ngữ này đề cập đến sự xuất hiện của khối vật chất cứng (sỏi) ở bên trong bàng quang. Sỏi được tạo thành khi các khoáng chất trong nước tiểu cô đọng và xảy ra hiện tượng kết tinh.

Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Sỏi có thể kết tinh ngay tại bàng quang hoặc có thể rơi từ thận hoặc niệu quản xuống cơ quan này.

Ở một số trường hợp sỏi có kích thước nhỏ và không gây ra các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ thường không yêu cầu điều trị. Ngược lại với những trường hợp phát sinh triệu chứng, việc điều trị cần được tiến hành trong thời gian sớm nhất nhằm ngăn chặn tiến triển và các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng sỏi bàng quang

Một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình của sỏi bàng quang, bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu
  • Tia nước tiểu yếu và bị gián đoạn
  • Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường
  • Tiểu ra máu
  • Đau rát khi tiểu tiện
  • Đau vùng bụng dưới
  • Khó chịu hoặc đau nhức ở dương vật

Nguyên nhân gây bệnh

Sỏi bàng quang hình thành khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang trong một thời gian dài. Lúc này nước tiểu thường có nồng độ khoáng chất cao và dễ xảy ra hiện tượng kết tinh sỏi.

sỏi bàng quang có nguy hiểm không
Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kết tinh khoáng chất ở bàng quang

Một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng kết tinh sỏi tại bàng quang, bao gồm:

  • Bàng quang thần kinh: Bàng quang thần kinh là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh ở cơ quan bị tổn thương khiến tín hiệu truyền về não bộ bị gián đoạn. Điều này khiến cho lượng nước tiểu trong bàng quang không được đào thải hoàn toàn và tăng nguy cơ kết tinh thành sỏi.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra khi cơ quan này gia tăng kích thước và đè nén lên đường tiểu (niệu đạo). Đường tiểu bị gián đoạn có thể khiến nước tiểu trong bàng quang không được đào thải hoàn toàn.
  • Viêm bàng quang: Nhiễm trùng ở bàng quang có thể khiến nồng độ nước tiểu thay đổi và tăng nguy cơ kết tinh sỏi tại cơ quan này.
  • Sỏi thận: Sỏi từ thận và niệu quản có thể di chuyển xuống bàng quang và gây ra bệnh sỏi bàng quang.
  • Các nguyên nhân khác: Túi thừa bàng quang, sử dụng ống thông bàng quang, bệnh Parkinson, tiểu đường, rối loạn thần kinh bàng quang, bệnh gout… 

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Một số biến chứng thường gặp của sỏi bàng quang, bao gồm:

Một số hình ảnh sỏi bàng quang

hình ảnh sỏi bàng quang
Hình ảnh sỏi bàng quang qua xét nghiệm X-Quang
hình ảnh sỏi bàng quang
Sỏi có thể kích thích lên niêm mạc bàng quang và khiến cơ quan này bị đau nhức
hình ảnh sỏi bàng quang
Hình ảnh sỏi bàng quang sau khi được lấy ra khỏi cơ thể

Chuẩn đoán bệnh sỏi bàng quang

Để phân biệt sỏi ở bàng quang với các bệnh lý có triệu chứng tương tự, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số chẩn đoán sau:

  • Khám thực thể: Bác sĩ có thể sờ và quan sát bụng dưới, trực tràng và tuyến tiền liệt để xem xét các biểu hiện bất thường.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua kết quả phân tích nước tiểu, bác sĩ có thể xác định được khoáng chất kết tinh, vi khuẩn, máu và một số yếu tố khác. Xét nghiệm này giúp xác định được nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh gout,…
  • Siêu âm, X-Quang và CT: Các xét nghiệm hình ảnh này có thể hiển thị rõ nét sự hiện diện của sỏi bên trong bàng quang.
  • Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm quan sát biểu hiện của thành bàng quang và sỏi kết tinh bên trong cơ quan này.

Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Điều trị thường được chỉ định với trường hợp sỏi có kích thước lớn và gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng, bao gồm:

1. Tán sỏi bàng quang

Tán sỏi là phương pháp xâm lấn tối thiểu được chỉ định với những trường hợp có kích thước sỏi nhỏ hơn 6mm. Các kỹ thuật tán sỏi bàng quang thường được chỉ định, gồm có:

tán sỏi bàng quang bằng laser
Tán sỏi bàng quang bằng nội soi thường được áp dụng khi sỏi có kích thước tương đối
  • Tán sỏi ngoài cơ thể/ Tán sỏi bàng quang bằng laser: Kỹ thuật này sử dụng tia laser hoặc sóng xung động tác động ở bên ngoài cơ thể nhằm thu nhỏ kích thước sỏi. Khi đã được thu nhỏ, sỏi có thể dễ dàng thoát ra bên ngoài thông qua niệu đạo.
  • Tán sỏi bàng quang bằng nội soi: Kỹ thuật này dùng ống nội soi vào niệu đạo lên bàng quang . Sau đó bác sẽ sử dụng laser hoặc khí nén nhằm phá vụn sỏi và gắp sỏi ra bên ngoài.
  • Tán sỏi qua da: Tán sỏi qua da được thực hiện bằng cách tạo đường hầm nhỏ có đường kính khoảng 6 – 10mm nối giữa da và bàng quang. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng tia laser nhằm phá hủy sỏi và dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp sỏi ra bên ngoài.

2. Phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc sỏi rắn chắc và không có đáp ứng khi thực hiện kỹ thuật tán, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ sỏi.

mổ sỏi bàng quang có nguy hiểm không
Mổ sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mổ mở bàng quang và đưa sỏi ra bên ngoài. So với phương pháp tán sỏi, phẫu thuật có mức độ xâm lấn cao nên dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh bàng quang,… Vì vậy bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện phương pháp này khi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu.

3. Chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Nam

Với trường hợp sỏi nhỏ và không có chỉ định điều trị, bạn có thể tận dụng các loại thuốc Nam để thu nhỏ kích thước sỏi và đào thải sỏi qua đường tiểu. Với những sỏi có kích thước lớn hơn, nên phối hợp thảo dược tự nhiên với một số loại thuốc bào mòn sỏi được bác sĩ chỉ định.

chữa sỏi bàng quang bằng thuốc nam
Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách chữa sỏi bàng quang bằng thuốc nam

Một số bài thuốc giúp loại bỏ sỏi ở bàng quang bằng thuốc Nam bạn có thể áp dụng, bao gồm:

# Chữa sỏi bàng quang bằng rau đắng

Theo dân gian, rau đắng có tác dụng lợi tiểu, cầm tiêu chảy, tiêu viêm và tán sỏi. Vì vậy thảo dược này thường được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm bàng quang,…

Để trị sỏi tiết niệu bằng rau đắng, bạn có thể thực hiện một trong hai bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Dùng bòng bong, rau đắng và mã đề mỗi vị 20g. Đem sắc với nhiều nước và dùng uống thay trà.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị rau đắng tươi 15 – 30g đem sắc uống thay nước trà hằng ngày.

# Trị sỏi tiết niệu bằng râu ngô

Với tác dụng thanh nhiệt, lợi mật, lợi tiểu và tiêu thũng, râu ngô thường được dân gian sử dụng để chữa các chứng bệnh về gan, sỏi tiết niệu và cao huyết áp.

Bài thuốc trị sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu bằng râu ngô:

  • Chuẩn bị: Ý dĩ, rau má và mã đề mỗi vị 50g, râu ngô 100g và sài đất 40g.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu lấy nước uống, dùng liên tục trong vòng 2 – 3 tuần lễ.

# Rau ngổ chữa sỏi bàng quang

Rau ngổ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong các món ăn của người Việt. Ngoài tác dụng tăng mùi thơm cho món ăn và kích thích vị giác, thảo dược này còn có công dụng tán sỏi thận, sỏi bàng quang và hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Hai cách dùng rau ngổ chữa sỏi bàng quang, bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Ép nước rau ngổ tươi trộn với nước dừa uống 3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy sỏi giảm kích thước rõ rệt.
  • Bài thuốc 2: Phơi khô rau ngổ và dùng một lượng vừa phải sắc uống hằng ngày.

Khi áp dụng các bài thuốc chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Nam, bạn nên thăm khám sau 5 – 7 ngày áp dụng để xem xét tiến triển của bệnh. Nếu không nhận thấy cải thiện, bạn nên tiến hành các thủ thuật ngoại khoa kịp thời để ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Chế độ chăm sóc khi điều trị sỏi bàng quang

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

thuốc trị sỏi bàng quang
Bổ sung rau xanh giúp kiềm hóa nước tiểu và hạn chế nguy cơ sỏi gia tăng kích thước
  • Uống từ 2 – 3 lít nước/ ngày nhằm làm loãng nồng độ nước tiểu trong bàng quang, hạn chế nguy cơ tích tụ khoáng chất và làm tăng kích thước sỏi.
  • Rau xanh có độ pH kiềm có tác dụng lợi tiểu và giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu.
  • Bổ sung các loại trái cây chứa citrate như cam, bưởi và dứa. Các loại thực phẩm này giúp ngăn chặn quá trình tạo sỏi ở thận và bàng quang.
  • Tránh dùng món ăn chứa nhiều muối, gia vị, cà phê, trà đặc và các loại đậu.

Phòng ngừa sỏi bàng quang bằng cách nào?

Bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu bạn tiếp tục duy trì những thói quen thiếu khoa học. Tình trạng tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước tiểu mà còn gây tổn thương vĩnh viễn lên bàng quang và các cơ quan lân cận.

Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang với những biện pháp sau:

  • Cung cấp đủ 2 – 3 lít nước/ ngày.
  • Đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng khi không cần thiết.
  • Tập thói quen ăn uống lành mạnh, tránh ăn mặn, cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa cồn.
  • Giảm lượng thịt động vật và nội tạng, đồng thời nên bổ sung protein bằng cá, trứng và sữa.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý có khả năng gây sỏi ở bàng quang như viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận,…

Sỏi bàng quang không chỉ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn nên chủ động trong quá trình thăm khám và điều trị để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em – Dấu hiệu và cách chữa

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan bài tiết như thận,…

thuốc trị viêm bàng quang Các loại thuốc trị viêm bàng quang và thông tin cần biết

Viêm bàng quang là căn bệnh rất phổ biến, dễ xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều triệu chứng,…

Viêm bàng quang ở trẻ em Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em không hiếm gặp, bởi nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề…

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không hay phải chữa?

Viêm đường tiết niệu không có khả năng tự khỏi. Để kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh dứt…

Lưu ngay 7 cách trị thận ứ nước tại nhà mang lại hiệu quả cao

Cách trị thận ứ nước tại nhà từ rễ cỏ tranh, râu ngô, kim tiền thảo... đang được nhiều bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua