Đái dắt (tiểu rắt) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Đái dắt hay còn gọi là tiểu rắt, đây là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu rất ít, có màu vàng đục và mùi khai khó chịu. Đây là triệu chứng thường gặp ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỉ lệ nữ giới mắc bệnh thường nhiều hơn nam giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dắt và phương pháp điều trị hiệu quả.

Tiểu dắt là tình trạng không kiểm soát được tiểu tiện, phải đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu rất it
Tiểu dắt là tình trạng không kiểm soát được tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu rất ít

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dắt

Đái dắt là một bệnh rất phổ biến hiện nay có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là yếu tố chủ quan ở người bệnh và ảnh hưởng của các bệnh lý có liên quan.

– Đái dắt do yếu tố chủ quan

  • Sự va chạm của dương vật và âm đạo với các vật thể khác gây tổn thương tức thời.
  • Đạp xe nhiều và lâu làm cho xương chậu và bộ phận bài tiết bị cọ xát, chèn ép.
  • Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao gây ảnh hưởng đến các cơ quan hệ bài tiết.
  • Mặc quần áo bó sát, quá chật gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, âm đạo,…
  • Sử dụng các loại thực phẩm gây lợi tiểu cho bàng quang như cà phê, trà…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giãn cơ.
  • Quan hệ tình dục thô bạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu rắt.

– Đái dắt do yếu tố bệnh lý

Đái dắt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tình trạng đái dắt có thể nhiều hay ít. Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng đái dắt thường gặp là:

  • Các bệnh lý liên quan đến bàng quang và niệu đạo: Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo,…
  • Các bệnh lý về trực tràng: Viêm trực tràng, ung thư trực tràng,…
  • Các bệnh lý về bộ phận sinh dục nữ: U xơ tử xung, viêm phần phụ sinh dục,…

– Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đái dắt

  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc đái dắt nhiều hơn nam giới do chịu đựng những gia tăng áp lực ổ bụng trong thời kỳ mang thai,…
  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ và người lớn bàng quang rất yếu, dễ bị tổn thường gây đái dắt.
  • Thừa cân: Gây áp lực lên bàng quang và các cơ quan lân cận khiến nước tiểu bị rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.
  • Các bệnh lý về thần kinh và tiểu đường

Các dấu hiệu nhận biết triệu chứng đái dắt

Bạn có thể nhận biết sớm bệnh tiểu dắt để có biện pháp điều trị nhanh chóng, hạn chế gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ thông qua các triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Tiểu nhiều lân trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít, đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Có cảm giác buồn tiểu đột ngột rất khó để trì hoãn, nhiều trường hợp dẫn đến tiểu són.
  • Đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, nước tiểu có dấu hiệu khác lạ như màu hồng hoặc có máu đông.
  • Bụng dưới có cảm giác đau, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông.
  • Khi bệnh tiểu rắt chuyển biến sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nước tiểu thay đổi màu sắc và đục, người mệt mỏi, sút cân….
Khi bị tiểu dắt bụng dưới có cảm giác đau, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông
Khi bị đái dắt bụng dưới có cảm giác đau, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông

Đái dắt là biểu hiện của bệnh gì?

Đái dắt khiến cho người bệnh phải đi tiểu thường xuyên gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm bạn cần lưu ý. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp có liên quan đến tình trạng đái dắt:

– Nhiễm khuẩn đường tiểu:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng và làm suy yếu chức năng của gan thận, tổn thương đến buồng trứng của nữ giới và tuyến tiền liệt ở nam giới gây vô sinh hiếm muộn. Bạn có thể phân biệt căn bệnh này thông qua các triệu chứng sau:

  • Tiểu rắt
  • Đau bụng dưới
  • Tiểu buốt ta máu 
  • Nước tiểu đục có mủ

– Viêm bàng quang 

Viêm bàng quang là căn bệnh do vi khuẩn E.coli tấn công vào cơ thể, cũng có thể là do căng thẳng, mệt mỏi và stress kéo dài… Bệnh có khả năng lây nhiễm sang các cơ quan khác như thận, tử cung, buồng trứng gây ảnh hưởng đến chức năng của chúng, gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Các biểu hiện thường gặp của bệnh lý này là:

  • Tiểu buốt
  • Tiểu rắt
  • Nước tiểu có màu hơi đục

– Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh viêm nhiễm rất phổ biến hiện nay ở cả nam và nữ. Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu là sự tấn công gây hại của các loại vi khuẩn, virus và xuất hiện các triệu chứng:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu
  • Đau bụng dưới dữ dội
  • Tiểu ra máu hoặc mũ
Viêm đường tiết niệu là căn bênh viêm nhiễm xảy ra khá phổ biến có thể gây ra triệu chứng đái dắt
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh viêm nhiễm khá phổ biến có thể gây ra triệu chứng đái dắt

– Viêm phụ khoa

Tình trạng tiểu rắt cũng rất có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm tử cung, ung thư tử cung….

  • Tiểu rắt, tiểu buốt
  • Ra nhiều khí hư
  • Có mùi hôi khó chịu
  • Đau khi quan hệ

– Viêm tuyến tiền liệt

Đái dắt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh thường gặp ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  • Tiểu nhiều lần, tiểu buốt và rát
  • Đau vùng bụng dưới
  • Đau nhức dương vật khi cương cứng
  • Xuất tinh sớm

– Bệnh lậu

Lậu là căn bệnh nguy hiểm lây lan qua đường tình dục không an toàn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Bạn có thể phân biệt bệnh lậu với những bệnh khác thông qua các triệu chứng dưới đây:

  • Tiểu rắt, tiểu ra mủ, có cảm giác bỏng rát và đau khi đi tiểu
  • Đau vùng bụng dưới
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sốt cao
  • Chảy máu khi quan hệ
  • Sưng tấy đỏ và ngứa ngáy bộ phận sinh dục
Lậu là căn bệnh xã hội có thể dẫn đến tình trạng tiểu dắt ở cả nam và nữ
Lậu là căn bệnh xã hội có thể dẫn đến tình trạng tiểu rắt ở cả nam và nữ

Chuyên gia cho biết, để điều trị chứng tiểu rắt hiệu quả bạn nên chú ý đến sức khỏe, sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh khi còn ở mức độ nhẹ. Từ đó giúp bạn có phương pháp chữa trị kịp thời, hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh đái dắt

Để chẩn đoán bệnh đái dắt, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành sử dụng các biện pháp chẩn đoán hoạt động của bàng quang:

  • Xem xét tiểu sử bệnh lý
  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm máu
  • Nước tiểu và các xét nghiệm khác.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và phát hiện các bệnh có liên quan.

  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Ghi nhật ký đi tiểu
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu
  • Xét nghiệm niệu động học
  • Soi bàng quang
  • Chụp bàng quang
  • Siêu âm vùng chậu

Các phương pháp điều trị tình trạng đái dắt

Bệnh đái dắt gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới đường tiết niệu và đường sinh dục. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử lý kịp thời.

1. Điều trị đái dắt bằng y học hiện đại

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị chứng tiểu rắt, tùy vào nguyên nhân, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân:

  • Đái dắt do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang: Bác sĩ sẽ tiến hành kê toa các loại thuốc kháng sinh hoặc đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang, nong bàng quang,…
  • Đái dắt do sỏi thận, sỏi bàng quang: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi và kê đơn thuốc kháng viêm cho bệnh nhân sử dụng sau đó
  • Đái dắt do phì đại tuyến tiền liệt: Tuỳ thuộc vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau như sử dụng thuốc, phẫu thuật, châm cứu,…
  • Đái dắt do bệnh lây qua đường tình dục: Tuỳ thuộc vào từng loại bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp.
Điều trị tiểu dắt bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đơn kê của bác sĩ
Điều trị tiểu rắt bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đơn kê của bác sĩ

Trong trường hợp đái dắt được chẩn đoán do mắc phải các bệnh viêm nhiễm ở giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị ngoại khoa giúp đem lại hiệu quả tốt. Trong thời gian chờ hồi phục, có thể cần lọc máu để giúp bệnh nhân thải chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Điều trị đái dắt bằng các bài thuốc dân gian 

Điều trị đái dắt bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân sử dụng do độ an toàn, hiệu quả và tiện lợi mà nó mang lại. Các bài thuốc này thường được áp dụng cho những trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc tổn thương nhẹ do va chạm.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị chứng đái dắt bạn có thể tham khảo:

– Chữa đái dắt bằng mồng tơi

Trong Đông y, mồng tơi có tính mát có tác dụng giải độc, nhuận tràng rất tốt. Thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng đái dắt, đái buốt, tiểu đường rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm mồng tơi đem rửa sạch, để rái nước
  • Hãm với nước để uống thay cho nước lọc hàng ngày
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày triệu chứng đái dắt sẽ thuyên giảm

– Chữa đái dắt bằng bí đao

Trong Đông y, bí đao có tính mát, vị ngọt là một loại có thể dùng làm thực phẩm ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng bí đao để điều trị chứng tiểu dắt theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Lấy một quả bí đao gọt bỏ vỏ, rửa sạch
  • Sử dụng để ăn sống hoặc ép lấy nước uống thay nước lọc
  • Kiên trì thực hiện 5 – 7 ngày, các triệu chứng đái dắt sẽ giảm dần
Điều trị chứng đái dắt bằng bí đao là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng
Điều trị chứng đái dắt bằng bí đao là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

– Chữa đái dắt bằng củ sắn dây

Trong Đông y, sắn dây có tính mát, vị ngọt, đi vào kinh phế, tỳ và bàng quang. Thường được sử dụng để giải rượu, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị tiểu dường và nóng trong người. Cách thucje hiện điều trị đái dắt bằng sắn dây rất đơn giản:

Cách thực hiện:

  • Sắn dây cạo sạch vỏ, thái thành miếng nho đem phơi khô
  • Giã nhỏ sắn dây thành bột mịn, pha với nước uống mỗi ngày
  • Kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng đái dắt thuyên giảm dần

3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị đái dắt tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc uống điều trị đái dắt theo kê toa của bác sĩ, bạn cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả:

  • Hạn chế uống nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao và vào buổi tối để giảm tình trạng đi tiểu về đêm.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, cũng đồng thời tạo thói quen cho bàng quang, giúp nó không rò rỉ bất ngờ. 
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ uống chứa chất kích thích, nước uống có gas,…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, cà chua,… gây kích thích bàng quang, giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.
  • Không sử dụng đồ ăn cay nóng và chứa nhiều đường.
Trong quá trình điều trị chứng đái dắt, người bệnh không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn
Trong quá trình điều trị chứng đái dắt, người bệnh không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn

Trên đây là những thông tin về chứng tiểu dắt mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dùng cây mã đề chữa viêm bàng quang được không?

Dùng cây mã đề chữa viêm bàng quang là bài thuốc dân gian đã được lưu truyền từ lâu đời.…

Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất 2020? Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất ?

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu dễ gặp nhưng khó trị. Để chữa bệnh triệt để, bệnh nhân…

Những trường hợp sinh mổ, tình trạng tiểu buốt sẽ dễ gặp hơn bởi ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì hết, có cần trị không?

Tiểu buốt sau sinh là hiện tượng rất phổ biến dù sinh thường hay sinh mổ. Để biết hiện tượng…

Thuốc chữa trị hiệu quả Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu “Thông Bế Lợi Niệu Hoàn”

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu (bao gồm: thận, bàng quang…

cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả 5 cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả nhất

Sỏi bàng quang là căn bệnh về đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến. Nếu không sớm điều trị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua