14 Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả từ dân gian

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Những cách chữa viêm lợi tại nhà bằng muối, hạt cau, nha đam hay lá lốt đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng vì chúng khá đơn giản, nguyên liệu lại dễ kiếm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại một số mẹo trị viêm lợi hay để bạn tham khảo.

Gợi ý 14 mẹo chữa viêm lợi tại nhà cực đơn giản

Lợi là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cũng như giữ cho chân răng mọc chắc chắn. Ở một số người, bộ phận này thường xuyên bị viêm do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, vi khuẩn sống trú ẩn trong các mảng bám và cao răng tấn công vào lợi dẫn đến nhiễm trùng.

Viêm lợi không phải là căn bệnh nguy hiểm. Các biện pháp khắc phục bệnh tự nhiên có thể cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp lợi bị viêm nhẹ, tổn thương viêm không quá nghiêm trọng. Dưới đây là một số mẹo trị viêm lợi tại nhà đang được áp dụng phổ biến:

1. Cách chữa viêm lợi bằng nước muối

Ngậm nước muối là một cách đơn giản để chống lại tình trạng viêm lợi tại nhà. Muối là một chất sát trùng mạnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm ở lợi, giúp bạn bớt đau và ngăn ngừa phát sinh mùi hôi khó chịu ở miệng.

Ngay cả khi không bị viêm lợi, bạn cũng nên duy trì thói quen súc miệng với nước muối hàng ngày bởi nó không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ở khoang miệng mà còn ngăn ngừa mắc bệnh đường hô hấp

cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất
Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách chữa viêm lợi tại nhà hay đang được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 cốc nước ấm và 2,5g muối
  • Bỏ muối vào ly nước, dùng thìa quậy đến khi muối tan hoàn toàn
  • Trước tiên, ngậm một ít nước muối vào trong miệng, súc vài giây rồi nhổ ra nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn và các mảng thức ăn bám dính trong miệng ra ngoài.
  • Sau đó nhấp thêm một ngụm nước muối và ngậm trong khoảng 1 phút
  • Nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch
  • Áp dụng mẹo này 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi đánh răng, buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ để tổn thương ở lợi nhanh lành.

**Lưu ý khi trị viêm lợi bằng muối

  • Không pha nước muối quá đậm đặc. Niêm mạc miệng khá mỏng, nếu ngậm nước muối đặc sẽ có cảm giác kích ứng, bỏng rát rất khó chịu.
  • Không ngậm nước muối quá nhiều lần trong ngày gây hại cho men răng.
  • Chỉ dùng nước muối để ngậm và súc miệng rồi nhổ ra, không nên nuốt.

Mách bạn: TOP 7 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi (Nướu) Tốt Nhất 2024

2. Mẹo trị viêm lợi bằng lá lốt

Lá lốt vốn được sử dụng trong ẩm thực như một loại rau thơm. Tuy nhiên đối với y học cổ truyền, đây lại là thảo mộc có nhiều tác dụng chữa bệnh quý, bao gồm cả bệnh viêm lợi.

Đông y ghi nhận, lá lốt là một vị thuốc có tính ấm, giúp hoạt huyết, tiêu thũng, giảm đau, tăng cường máu lưu thông đến khu vực lợi bị bệnh nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tổn thương.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của lá lốt có chứa nhiều hoạt chất quý như Chamomile hay Beta Caryophylen. Những thành phần này được biết đến với khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, bảo vệ sức khỏe của lợi.

Thực hiện cách chữa viêm lợi tại nhà bằng lá lốt như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20 cái lá lốt tươi
  • Rửa sạch, pha nước muối loãng rồi ngâm lá lốt vào khoảng 15 phút để diệt khuẩn.
  • Thái nhỏ lá lốt rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 100ml nước đun sôi để nguội và 1 thìa muối biển.
  • Lọc lấy nước cốt chia là 3 – 4 lần súc miệng trong ngày đến khi tổn thương ở lợi được chữa lành hoàn toàn thì ngưng.

3. Điều trị viêm lợi bằng tinh dầu tràm trà

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, sử dụng tinh dầu tràm trà để súc miệng có thể giúp cải thiện được đáng kể tình trạng sưng viêm và chảy máu ở lợi. Tác dụng này có được chính là nhờ đặc tính kháng viêm, sát trùng tự nhiên của tinh dầu tràm trà.

Hiện nay, loại tinh dầu này được bày bán rất nhiều tại các tiệm thuốc tây hay cửa hàng trực tuyến. Nếu bạn thường xuyên bị viêm lợi thì nên thủ sẵn trong nhà một lọ tinh dầu nguyên chất để sử dụng khi cần thiết.

cách chữa viêm lợi tại nhà bằn tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên được sử dụng để trị viêm lợi

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm khoảng 225 ml và nhỏ vào đó khoảng 3 giọt tinh dầu tràm trà
  • Dùng thìa khuấy để tinh dầu hòa quyện vào trong nước
  • Lấy hỗn hợp vừa tạo súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra và lặp lại thêm một lần nữa.
  • Thực hiện 3 – 4 lần trong ngày , sau vài ngày sẽ thấy lợi bớt viêm hẳn.

4. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng hoàng liên

Cây hoàng liên còn có tên gọi khác là chi liên – một loại thảo dược được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh lý như nổi mề đay, tiêu chảy, kiết lỵ, nhiệt miệng, tâm phiền mất ngủ, viêm lợi…

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hoàng liên thể hiện rõ khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn virus và nấm gây bệnh. Thảo dược này được dân gian sử dụng để ngâm rượu chữa viêm lợi.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 100g hoàng liên, rượu trắng
  • Hoàng liên rửa sạch, thái nhỏ, đem ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh.
  • Để bình rượu vào chỗ mát mẻ khoảng 7 ngày sau có thể lấy ra dùng
  • Khi sử dụng, lấy tăm bông nhúng một ít rượu thuốc nhúng vào chỗ vết loét ở lợi.

5. Bí quyết trị viêm lợi bằng cây nha đam

Nha đam chứa hoạt chất chlorhexidine có tác dụng giảm sưng viêm lợi, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám trong khoang miệng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn cung cấp nhiều nước, vitamin E, C và nhiều loại khoáng chất có tác dụng làm dịu cơn đau ở khu vực bị bệnh, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới sửa chữa các mô bị tổn thương ở lợi.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 5 Loại Vitamin Tốt Cho Răng Lợi

cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất bằng nha đam
Nha đam được sử dụng để bôi hay nấu nước súc miệng chữa viêm lợi

Có thể dùng nha đam trị viêm lợi tại nhà theo một trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Bôi gel nha đam nguyên chất

  • Lấy 1 lá nha đam tươi gọt vỏ, lấy gel bên trong đem xay nhuyễn
  • Bôi một ít gel nha đam trực tiếp lên vùng lợi bị viêm
  • Thức hiện mỗi ngày 2 – 3 lần

Cách 2: Súc miệng bằng gel nha đam

  • Lấy ruột nha đam thái nhỏ, đem nấu lấy nước đặc
  • Dùng nước nha đam thay thế cho nước súc miệng thông thường
  •  Mỗi lần súc khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
  • Lặp lại mỗi ngày vài lần để nhanh thấy được kết quả

6. Bài thuốc chữa viêm lợi từ quả cau

Trong quả cau chứa nhiều hợp chất tanin và axit galic. Những chất này có hoạt động như một phương thuốc sát trùng, kháng viêm tự nhiên. Chúng giúp giảm hiện tượng sưng đau và viêm loét ở lợi, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh lý nha chu khác.

Cách sử dụng:

  • Bổ đôi quả cau tươi lấy phần hạt bên trong đem rửa sạch, để ráo nước
  • Cắt hạt cau thành 4 miếng nhỏ rồi bỏ hết vào trong bình thủy tinh có miệng rộng
  • Đổ ngập rượu vào ngâm. Cứ 1 kg hạt ngâm chung với 3 lít rượu trắng
  • Rượu hạt cau ngâm khoảng 30 ngày là có thể dùng được. 
  • Mỗi lần bị viêm lợi, bạn có thể lấy một ít rượu để ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi nhổ ra
  • Chờ khoảng 30 phút sau mới súc miệng và tiến hành ăn uống như bình thường.
  • Áp dụng cách chữa viêm lợi tại nhà bằng rượu hạt cau 2 lần mỗi ngày.

Tham khảo: Người Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi?

7. Bài thuốc trị viêm lợi từ cây hoa sứ

Hiện nay ở nước ta có nhiều loại hoa sứ khác nhau. Tuy nhiên giống hoa sứ cánh trắng, tâm màu vàng là có giá trị dược liệu tốt nhất và được dùng làm thuốc chữa viêm lợi.

Theo ghi chép trong các tài liệu y học cổ truyền, hoa sứ là một vị thuốc có tác dụng kháng viêm tốt. Sử dụng đúng cách sẽ giúp chống sưng viêm, ngăn ngừa chảy máu ở vùng lợi bị viêm. Bộ phận được sử dụng là vỏ rễ của cây.

cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất bằng hoa sứ
Dân gian thường sử dụng rễ cay hoa sứ ngâm rượu chữa viêm lợi

Cách thực hiện:

  • Lấy vỏ rễ của cây hoa sứ đem ngâm chung với rượu tam thất
  • Mỗi lần, bạn ngậm một ngụm rượu nhỏ trong miệng 
  • Để khoảng 10 phút cho các chất trong rượu tiếp xúc được với khu vực tổn thương và phát huy hiệu quả
  • Cuối cùng nhổ ra và dùng nước sạch súc miệng cho thật kỹ.

**Lưu ý: Không được uống rượu vì rễ cây hoa sứ có chứa một lượng độc tính nhất định

8. Cách trị viêm lợi bằng lá đinh hương

Đinh hương có nhiều ứng dụng trong việc trong sóc sức khỏe và làm đẹp. Thảo dược này cũng được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, sưng đau chân răng…

Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất kháng khuẩn, đinh hương giúp ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh, giảm viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh bị tổn thương.

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng đinh hương như sau:

  • Lá đinh hương phơi khô
  • Tán thành bột mịn bỏ vào lọ có nắp đậy kín dùng dần
  • Để trị viêm lợi, mỗi lần lấy một ít bột thuốc rắc trực tiếp vào khu vực bị tổn thương
  • Để vài phút rồi lấy nước súc miệng cho sạch.

Gợi ý bạn: 5 Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Tỏi Qua Mẹo Hay Từ Dân Gian

9. Trị viêm lợi với bài thuốc từ hoa cúc

Trong hoa cúc chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu bao gồm các hoạt chất như chamazulene, isadol hay glycoside flavone, bisabolol. Các chất này có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giảm đau, đồng thời sát khuẩn tại chỗ, giúp tổn thương viêm ở lợi nhanh lành. 

Ngoài ra , hoa cúc còn có đặc tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, giảm cảm giác nóng rát ở vùng tổn thương, giúp vết loét trên lợi nhanh lành.

cách chữa viêm lợi tại nhà bằng trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giảm viêm nhiễm ở lợi

 Cách 1: Uống trà hoa cúc

  • Bạn lấy vài bông cúc khô hoặc tươi đem hãm với nước sôi 15 phút
  • Vớt bỏ xác bông cúc, thêm vào một ít mật ong quấy đều lên rồi uống
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly khi trà còn ấm

Cách 2: Dùng nước hoa cúc súc miệng

  • Xay nát vài bông cúc với một ít nước
  • Lọc lấy nước cốt dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần. 
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần liền sẽ giúp tổn thương viêm ở lợi dần được chữa lành

10. Mẹo trị viêm lợi tại nhà bằng lá trầu không

Trong y học cổ truyền, lá trầu không là dược liệu có tính ấm, giúp chống oxy hóa, kháng viêm tốt. Ngoài ra, các thành phần phenolic, peta-phenol được tìm thấy trong tinh dầu lá trầu cũng hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng sinh. Chúng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn, virus gây viêm lợi, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dân gian có 3 cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không như sau:

Cách 1: Súc miệng bằng nước lá trầu

  • Dùng 10 cái lá trầu đem rửa sạch, giã nát
  • Bỏ vào nồi đun sôi với 2 bát nước trong 10 phút
  • Sau đó, lọc lấy nước cốt đem chia ra ngậm và súc miệng 2 – 3 lần trong ngày

Cách 2: Kết hợp lá trầu với muối và rượu trắng

  • Dùng khoảng 10 lá trầu. Sau khi rửa sạch cho vào cối gãi nát với một ít muối ăn
  • Đổ thêm vào 1 ly rượu nhỏ ngâm trong 10 phút
  • Lọc bỏ bã, lấy nước súc miệng 3 lần trong ngày.

Cách 3: Dùng lá trầu làm thuốc đắp

  • Hái 1 – 2 cái lá trầu bánh tẻ, giã nát
  • Đắp trực tiếp vào vị trí bị viêm lợi
  • Để khoảng 30 phút cho các hoạt chất trong lá trầu ngấm vào bên trong và phát huy tác dụng
  • Lặp lại mẹo này mỗi ngày 2 – 3 lần 

11. Bài thuốc trị viêm lợi từ vỏ cây gạo và thạch xương bồ

Vỏ cây gạo và thạch xương bồ là những vị thuốc nam được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Đông y thường dùng 2 nguyên liệu này làm thuốc ngậm chữa viêm lợi và các vấn đề răng miệng khác.

cách chữa viêm lợi tại nhà
Vỏ cây gạo được kết hợp với thạch xương bồ làm thuốc trị viêm lợi tại nhà

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị vỏ cây gạo và thạch xương bồ mỗi vị 50g
  • Cả hai bỏ vào ấm sắc kỹ với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát
  • Chia ngậm trong miệng nhiều lần trong ngày 
  • Để vài phút cho thuốc tiếp xúc với khu vực tổn thương rồi nhổ ra
  • Súc miệng lại với nước sạch.

12. Cách chữa viêm lợi bằng mật ong

Thêm một cách chữa viêm lợi tại nhà đơn giản nhưng không kém hiệu quả cho bạn đó chính là dùng mật ong. Nguyên liệu này chứa nhiều axit amin, vitamin E, C và nhiều loại khoáng tố.

Khi được sử dụng theo đường uống, mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời chống lại tình trạng viêm lợi từ bên trong cơ thể. Trong dân gian, nguyên liệu này cũng được sử dụng như một loại thuốc điều trị tại chỗ cho bệnh viêm lợi. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên khu vực tổn thương hoặc pha chế làm nước súc miệng.

Cách 1: Bôi mật ong nguyên chất

  • Dùng bông gòn thấm một ít mật ong nguyên chất bôi vào vị trí bị ảnh hưởng
  • Để 20 phút rồi súc miệng cho sạch
  • Áp dụng mỗi ngày 3 lần sau khi đã đánh răng sạch sẽ.

Cách 2: Kết hợp mật ong với chanh làm nước súc miệng

  • Lấy 1 thìa mật ong pha với 30ml nước ấm và vài giọt chanh
  • Dùng hỗn hợp này ngậm và súc miệng 10 phút rồi nhổ  ra
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi lợi hết viêm.

13. Mẹo trị viêm lợi bằng lá ổi

Sở hữu thành phần tannin dồi dào cùng một số hoạt chất như oxalic hay phosphoric…. lá ổi có tác dụng tích cực trong việc chống viêm, giảm sưng đau lợi, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám vá bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại.

Cách 1: Nhai lá ổi non

  • Bạn hái vài lá ổi non, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng 
  • Bỏ lá ổi vào miệng nhai với một ít muối và ngậm bã trong miệng khoảng 10 phút sau mới nhổ ra
  • Dùng nước sạch súc miệng lại ngay sau đó.

Cách 2: Đắp lá ổi

  • Lá ổi sau khi rửa sạch đem giã nát
  • Đắp trực tiếp vào vị trí bị ảnh hưởng
  • Để 15 – 20 phút sau mới bỏ ra
  • Thực hiện mỗi ngày 3 lần

Cách 3: Súc miệng với nước lá ổi

  • Lấy 15 cái lá ổi non rửa sạch
  • Bỏ vào ấm sắc với 1 lít nước cho cạn còn 300ml
  • Gạn nước, để nguội
  • Dùng nước lá ổi súc miệng và ngậm trong 10 phút 
  • Lặp lại mỗi ngày 3 lần
  • Nước lá ổi chưa dùng đến nên cẩn thận bỏ vào chai và bảo quản trong tủ lạnh để không bị nhiễm khuẩn. Nước nấu ngày nào nên dùng hết ngay trong ngày.

14. Sử dụng thuốc không kê đơn

Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp làm giảm tình trạng sưng đỏ và đau do viêm lợi gây ra. Chẳng hạn như thuốc Ibuprofen, Paracetamol hay Aspirin. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm corticoid nếu bị nhiễm trùng nặng. 

cách chữa viêm lợi tại nhà bằng thuốc tây
Sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh viêm lợi

Các thuốc này đều có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Không được lạm dụng bừa bãi. Đảm bảo uống thuốc sau khi đã ăn no để giảm thiểu những tác hại nên niêm mạc dạ dày.

Xem thêm: 12 Loại thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay (dạng uống và bôi)

Lưu ý khi trị viêm lợi tại nhà

  • Cách trị viêm lợi tại nhà chỉ thích hợp cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Nếu lợi có vết loét lớn, gây đau nhức nhiều hoặc xuất hiện ổ áp xe, bạn nên tới các phòng khám nha khoa để điều trị.
  • Áp dụng kiên trì trong ít nhất vài ngày liên tục để thấy được hiệu quả
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng và đánh răng ngay sau khi ăn để ngăn chặn sự hình thành của mảng bám và loại bỏ các mẩu thức ăn dư thừa, chặn đứng con đường phát triển của vi khuẩn.
  • Sử dụng các thực phẩm có tính mát như rau má, diếp cá, mồng tơi, rau đay… giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, ngăn ngừa nhiệt miệng, tạo điều kiện để tổn thương ở lại nhanh chóng được chữa lành.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn, chẳng hạn như trái cây, các loại rau củ quả. Chúng giúp làm tăng khả năng miễn dịch và đẩy nhanh quá trình tái tạo tổn thương.
  • Tránh ăn nhiều tiêu, ớt, bánh kẹo ngọt hoặc các thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng có thể kích hoạt phản ứng viêm ở lợi bùng phát mạnh hơn dẫn đến sự hình thành của các vết loét ở lợi.
  • Trường hợp hơi thở có mùi hôi hoặc mắc các vấn đề về răng miệng, nên tìm cách điều trị triệt để. Tránh để kéo dài làm ảnh hưởng đến cả lợi.
  • Khám nha khoa định kỳ và lấy vôi răng để vi khuẩn không còn nơi để trú ẩn và phát triển gây viêm lợi.

Trên đây là những cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả đang được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Khi thực hiện bạn nên kiên trì kết hợp giữ gìn vệ sinh răng miệng để tổn thương ở lợi nhanh lành.

Bạn nên tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh viêm nha chu Viêm Nướu và Bệnh Nha Chu: Phân Biệt và Phòng Ngừa
Viêm nướu và bệnh nha chu có rất nhiều triệu chứng tương đối giống nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn hai bệnh này là một. Thế nhưng, đây là hai…
Viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 5 Loại Vitamin Tốt Cho Răng Lợi

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm…

Viêm lợi sưng má Viêm Lợi Sưng Má: Nguyên nhân và Các biến chứng gây ra

Viêm lợi sưng má là tình trạng tổn thương vùng nướu lợi do viêm nhiễm, mưng mủ, làm sưng phù…

Sau khi cắt lợi trùm 1 - 2 tuần thì vết thương sẽ lành lại Cắt Lợi Trùm Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Bao Lâu Thì Khỏi?

Cắt lợi trùm răng khôn là một trong những tiểu phẫu được đánh giá cao về hiệu quả trong điều…

Mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người áp dụng…

Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì? Nên ăn gì?

Bệnh viêm lợi nhiệt miệng được đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ lợi và lở loét trong miệng khiến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua