Cây Đại

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cây đại không chỉ là một loại cây cảnh quen thuộc mà còn được sử dụng như một dược liệu. Phần nhựa cây có khả năng sát trùng tiêu viêm, phần hoa giúp tiêu đờm, trừ thấp, lương huyết, thanh nhiệt… Nhưng cần phải sử dụng đúng cách thì mới phát huy được công dụng điều trị.

Mô tả cây Đại 

  • Tên khác: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma. 
  • Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey
  • Họ: Trúc Đào 
Mô tả cây Đại 
Chúng ta có thể dùng các bộ phận của cây đại để chữa rất nhiều bệnh

1. Đặc điểm của cây Đại 

Cây thường có chiều cao trung bình từ 4 đến 5m, có nhánh to và thường có mủ trắng. Phần lá của cây thường mọc so le với phiến to, có hình bầu dục hoặc xoan thuôn, không có lông hoặc có ít lông ở mặt dưới.

Phần nụ hoa có cuống dài, hoa thơm và thường có nhụy vàng, phần cánh hóa dày. Phần quả thường mọc thẳng hàng có chiều dài từ 10 đến 15 cm, hạt có cánh mỏng. 

2. Phân bố 

Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở sân đền chùa, công viên, vườn hoa… 

3. Bộ phận dùng 

Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Phần vỏ của thân, lá cây, lá tươi, nhựa cây… thường được tận dụng nhiều nhất. 

4. Thu hái – sơ chế 

Có thể thu hái nguyên liệu này vì nó ra hoa quanh năm. 

5. Bào chế thuốc 

Thông thường hay được thu hoạch khi hoa mới nở vì lúc này là lúc cây có dược tính cao nhất. Các bộ phận của cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Theo các chuyên gia thì dùng khô tốt hơn và cũng dễ bảo quản hơn. 

6. Bảo quản 

Bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. 

7. Thành phần hóa học của cây đại

Các chất của hoa đại thuộc nhóm alcaloid, iridoid, trong hoa của cây có chứa tinh dầu. 

Các nhà khoa học còn tìm thấy trong các bộ phận khác các hợp chất như: 

  • Vỏ thân: có hoạt chất glucozit 
  • Nhựa cây: có chứa axit plumeric C10H14O6
  • Rễ và lá: có chứa hoạt chất Plumierit
Thành phần hóa học của cây đại
Cây đại không chỉ đẹp mà còn ứng dụng hiệu quả trong bài thuốc điều trị bệnh

Vị thuốc hoa đại 

1. Tính vị 

Vị ngot, tính bình

2. Quy kinh 

Kinh Phế

3. Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa đại

Theo các nhà khoa học thì cây hoa đại có tá dụng hạ huyết áp, không làm giãn mạch. 

Các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Hoa có khả năng tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ ho, lương huyết và trừ thấp. Còn phần nhựa mủ có khả năng sát trùng, tiêu viêm.  

4. Cách dùng và liều lượng 

Khi dùng phần vỏ thì cần cạo lớp bần, thái mỏng, rồi sao thơm rồi sắc uống. Phần hoa, lá thường dùng trong các bài thuốc đắp. Còn phần nhựa thường được dùng để bôi lên các vết thương bên ngoài da. 

Tùy bộ phận cũng như công dụng mà sử dụng liều lượng khác nhau. Chẳng hạn như khi nhuận tràng thì dùng từ 3 đến 6g, để xổ thì dùng từ 8 đến 16g và phần hoa thì nên dùng từ 12 đến 20g. 

5. Độc tính của cây đại

Đây là cây có độc tính nên cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng. Đó là: 

  • Phần nhựa của cây đại có độc nên khi dùng không được nuốt. 
  • Phần vỏ và rễ của cây đại cũng hơi độc nên cần chú ý về liều lượng, không nên sử dụng quá nhiều. 

Bài thuốc sử dụng cây đại

Người bệnh có thể sử dụng cây đại trong các bài thuốc sau: 

1. Bài thuốc chữa táo bón, giúp nhuận tràng 

  • Chuẩn bị: 4 đến 5g vỏ cây đại
  • Lấy nguyên liệu đem thái mỏng rồi sắc với 200ml nước. 
  • Chia ra dùng 3 lần trong ngày. 
Bài thuốc chữa táo bón, giúp nhuận tràng 
Cây đại được xem là một bài thuốc chống táo bón hiệu quả

Ngoài ra có thể dùng cây đại chữa táo bón theo cách khác như sau: 

  • Chuẩn bị: 50g vỏ cây đại và 50g cám gạo. 
  • Lấy hỗn hợp nguyên liệu đem đi sao vàng, tán nhỏ rồi sau đó rây thành bột mịn. 
  • Trộn với hồ tạo thành viên nhỏ khoảng 0.5g. 
  • Mỗi ngày dùng khoảng 15 viên, uống với nước sôi để nguội. 

2. Bài thuốc chữa đau răng 

  • Lấy khoảng 12 đến 20g vỏ rễ ngâm trong 200ml rượu khoảng 30 phút là dùng được. 
  • Dùng ngậm 2 lần mỗi ngày rồi nhả ra, tuyệt đối không được nuốt. 

3. Dùng để chữa viêm tấy, lở loét tay chân 

Dùng nhựa của cây đại bôi lên vùng da bị tổn thương cho đến khi lành bệnh. 

4. Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt 

  • Dùng một nắm lá đại rửa sạch rồi giã nát. 
  • Đắp lên vùng bị đau nhức và tổn thương. 
Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt 
Cây đại còn được ứng dụng để chữa bong gân, mụn nhọt

5. Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng 

Với bài thuốc này, bạn tiến hành với các bước như sau: 

  • Dùng 1 nắm lá cây đại rửa sạch. 
  • Bỏ vào cối giã cùng 1 chút muối. 
  • Lấy 1 lá đại khác hơ nóng. 
  • Đắp phần bã thuốc đã giã lên vùng bị đau nhất rồi lấy lá đã hơ nóng đắp trùm lên. 
  • Dùng vải cố định lại. 
  • Mỗi ngày áp dụng từ 1 đến 3 lần cho đến khi lành bệnh. 

6. Bài thuốc giúp an thần, giảm huyết áp 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 100g hoa đại khô, 50g hoa cúc vàng khô, 50g hoa hòe và 50g hạt huyết minh. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu đã sao vàng, tán thành bột là chia thành nhiều gói, mỗi gói 10g. 
  • Mỗi ngày dùng 1 đến 2g pha như nước chè và uống hết trong ngày. 

Trong dân gian có thể còn lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh bằng lá đại khác, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng thử. 

Kiêng kị khi sử dụng cây đại 

Không nên sử dụng cây đại trong các trường hợp sau: 

  • Không dùng cho bệnh nhân đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em… 
  • Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của cây đại. 
  • Cây có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi dùng. Kể cả đó là thuốc kê toa, không kê toa, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng. 

Những thông tin về cây hoa đại chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh trước khi sử dụng phải tìm hiểu thật kỹ. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn thì mới nên sử dụng. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua