Bệnh Polyp Dây Thanh Quản

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Polyp dây thanh quản là bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói của bệnh nhân nếu không điều trị sớm. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành. Điều trị polyp dây thanh quản không quá phức tạp nhưng đòi hỏi áp dụng đúng phương pháp và kịp thời.

Polyp dây thanh quản
Polyp dây thanh quản xảy ra phổ biến ở người trưởng thành

Tổng quan

Thanh quản (hộp thanh) là bộ phận nằm tại phần giữa của đáy lưỡi và khí quản. Dây thanh quản có các cơ dây thanh có tác dụng rung động khi không khí đi qua và tạo ra âm thanh lớn, nhỏ, cao, thấp khi nói chuyện.

Polyp dây thanh quản (Vocal cord polyps) là những khối u lành tính (không phải ung thư hoặc tiền ung thư) xuất hiện ở mặt trên và bên trong lòng thanh quản, chủ yếu là ở 1/3 giữa dây. Chúng thường có màu trắng hồng, nhẵn, bóng, kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy mức độ.

Polyp dây thanh quản
Polyp dây thanh quản là các khối u lành tính xuất hiện bên trên hoặc trong thanh quản

Bản chất của khối polyp dây thanh quản là tổ chức nhân xơ, bên ngoài là lớp biểu mô quá sản. Chúng có thể xuất hiện ở một bên hoặc đối xứng cả 2 bên. Trường hợp polyp ở cả hai bên, chúng sẽ va chạm vào nhau khi chúng ta nói chuyện phát ra âm thanh, được gọi là hạt hôn nhau (kiss nodule)

Sự hiện diện của các khối polyp tại dây thanh quản gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói của người bệnh, khàn giọng, đổi giọng tùy từng trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân hình thành polyp dây thanh quản là do sự tổn thương quá mức ở các tế bào niêm mạc dây thanh quản trong thời gian dài. Chúng dần bị thoái hóa và tập trung lại tạo thành các khối polyp với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này như:

Polyp dây thanh quản
Sự tổn thương của tế bào niêm mạc thanh quản là nguyên nhân hình thành các khối polyp

  • Tổn thương cơ học: Trên dây thanh quản có chứa nhiều mạch máu nhỏ, dưới sự kích thích tác động cơ học quá mạnh khiến các mạch máu này vỡ ra. Không chỉ gây xuất huyết mà còn làm tăng nguy cơ hình thành các khối polyp dây thanh quản.
  • Viêm nhiễm: Mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm thanh quản mạn tính kéo dài hoặc viêm mũi, viêm họng, viêm xoang gây nhiễm trùng lây lan sang dây thanh quản... khiến bộ phận này viêm nhiễm kéo dài hình thành bệnh.
  • Rối loạn nội tiết: Thường xảy ra ở phụ nữ trong chu kỳ hành kinh làm thay đổi nội tiết. Tăng nguy cơ biến chứng nhẹ dẫn đến xuất huyết, tăng nguy cơ hình thành các khối polyp trên dây thanh quản.
  • Tính chất công việc: Những người làm công việc phải dùng giọng nói nhiều, nói to, rõ như giáo viên, giảng viên, phát thanh viên, người dẫn chương trình, hướng dẫn viên du lịch, ca sĩ... thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về thanh quản, trong đó có polyp dây thanh quản.
  • Nghiện rượu bia: Uống rượu bia thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng họng và dây thanh quản. Chất cồn có khả năng bào mòn các tế bào mô niêm mạc, gây tổn thương nặng, kéo dài và hình thành polyp dây thanh quản.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng thực thể

Thực chất là những đặc điểm của khối polyp dây thanh quản gồm:

  • Khối polyp quan sát từ hình ảnh nội soi có 1 khối như hình giọt nước hoặc đa múi;
  • Nếu phát triển dạng đôi ở phía đối diện sẽ nằm chính giữa vị trí dây thanh;
  • Khối polyp có chân có khả năng di chuyển gây cảm giác khó chịu trong họng;
  • Có màu trắng hồng hoặc đỏ nhạt, đỏ đậm, bề mặt trơn láng, nhẵn bóng, sạch và ít có giả mạc bao xung quanh;

Triệu chứng cơ năng

Polyp dây thanh quản gây ra những triệu chứng rất điển hình, phổ biến nhất là:

Polyp dây thanh quản
Thay đổi giọng nói là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh

  • Thay đổi giọng nói, dễ bị khàn tiếng, nói chuyện dễ bị mất hơi do bị hở rộng thanh môn;
  • Mức độ khàn tiếng phụ thuộc vào kích thước lớn hoặc nhỏ của khối polyp, khối polyp càng to mức độ khàn giọng càng nhiều;
  • Dễ bị hụt hơi, mệt và không nói được lâu;
  • Có cảm giác vướng nghẹn trong cổ họng do khối polyp có khả năng di động mỗi khi thanh môn đóng/ mở;

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên thông qua chẩn đoán nội soi thanh quản tại bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tổn thương của dây thanh quản, xác định số lượng, kích thước và vị trí các khối u để phục vụ công tác điều trị. Đồng thời, một số trường hợp phải sinh thiết nếu nghi ngờ và loại trừ ung thư.

Biến chứng và tiên lượng

Polyp dây thanh quản là một trong những bệnh lý tai mũi họng lành tính vì bản chất không phải khối u ung thư. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói. Đồng thời, tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống nếu không điều trị kịp thời.

Tiên lượng bệnh thường tốt nếu được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng phác đồ phù hợp.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị polyp dây thanh quản là cải thiện triệu chứng, xử lý nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ khối polyp ra khỏi dây thanh quản. Tùy theo mức độ polyp dây thanh quản nặng hay nhẹ mà bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị nội khoa

Trường hợp phát hiện khối polyp sớm, chưa có nhiều triệu chứng không nhất thiết phải can thiệp điều trị. Người bệnh chỉ cần chú ý giữ vệ sinh bằng cách súc họng và đánh răng thường xuyên, hạn chế sử dụng giọng nói trong một thời gian. Các khối polyp sẽ tự thu nhỏ và biến mất.

Polyp dây thanh quản
Dùng thuốc giúp cải thiện tạm thời các triệu chứng do khối polyp dây thanh quản gây ra

Trường hợp bệnh đã phát sinh triệu chứng mức độ nhẹ sẽ được chỉ định điều trị nội khoa và kết hợp hạn chế/ ngưng nói một thời gian cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Dùng thuốc trong trường hợp này chủ yếu nhằm ngăn chặn viêm nhiễm và kiểm soát triệu chứng bệnh tạm thời.

Một số thuốc phổ biến như thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề hoặc thuốc kháng sinh kết hợp dùng dưới dạng khí dung. Liều dùng và cách dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh gây thêm tác dụng phụ có hại, ảnh hưởng đến bệnh.

2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ khối polyp dây thanh quản là phương pháp được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói, sức khỏe và không đáp ứng điều trị nội khoa. Có nhiều kỹ thuật loại bỏ khối polyp dây thanh quản gồm:

  • Soi thanh quản gián tiếp và cắt khối polyp bằng kìm Frankel, thường áp dụng cho những khối polyp có cuống nhỏ;
  • Soi thanh quản trực tiếp và cắt khối polyp bằng các thiết bị, dụng cụ vi phẫu, dưới kính hiển vi hoặc tia laser CO2;

Khi khối polyp trên dây thanh quản đã được loại bỏ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc chống sưng viêm, thuốc giảm đau và thuốc chống phù nề với liều quy định để ngăn ngừa biến chứng.

Polyp dây thanh quản
Phẫu thuật loại bỏ khối polyp dành cho những trường hợp bệnh nghiêm trọng

Sau phẫu thuật cắt bỏ polyp dây thanh quản, bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực để sớm phục hồi giọng nói và sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.

  • Hạn chế nói chuyện ít nhất trong vòng 3 - 5 ngày đầu sau phẫu thuật;
  • Tuyệt đối không được la hét, hát hò hay khạc cổ họng, tằng hắng;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và vận động tích cực giúp tăng cường thể trạng sức khỏe;
  • Ăn uống dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, chế biến đơn giản và dễ tiêu hóa;
  • Tránh các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn cay nóng, nhiều chất béo;
  • ...

Phòng ngừa

Polyp dây thanh quản rất dễ mắc phải từ chính những thói quen sống kém lành mạnh. Do đó, để phòng ngừa bệnh mỗi người cần tự ý thức trong việc điều chỉnh và từ bỏ những việc làm gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.

Polyp dây thanh quản
Nói chuyện nhỏ nhẹ và bảo vệ đường hô hấp kỹ lưỡng để phòng ngừa polyp dây thanh quản

  • Điều chỉnh tông giọng, không nói quá to, quá lớn, hay hét...
  • Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas...
  • Uống đủ nước, trung bình khoảng 2 lít, nên uống nước ấm. Uống đều đặn nhiều lần trong ngày để duy trì độ ẩm cho cổ họng và dây thanh quản.
  • Ăn uống khoa học, ăn đúng bữa hoặc chia nhỏ các bữa ăn, ưu tiên những món mềm, dễ tiêu hóa, phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản.
  • Vận động tích cực mỗi ngày, kiểm soát trạng thái tinh thần vui vẻ, tích cực để giảm thiểu các yếu tố căng thẳng gây tổn thương dây thanh quản.
  • Nếu tính chất công việc bắt buộc phải nói nhiều và nói to, hãy sử dụng các thiết bị micro hỗ trợ giúp phóng đại âm thanh.
  • Sử dụng máy duy trì độ ẩm tại không gian sống và làm việc, nhất là khi thời tiết hanh khô quá mức.
  • Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường chứa các chất độc hại khác, ô nhiễm... phải duy trì thói quen vệ sinh mũi họng mỗi ngày và đeo khẩu trang bảo hộ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị polyp dây thanh quản?

2. Bệnh polyp dây thanh quản có nguy hiểm không?

3. Bệnh polyp dây thanh quản có chuyển thành ung thư không?

4. Tiên lượng tình trạng bệnh polyp dây thanh quản của tôi như thế nào?

5. Tôi cần thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán polyp dây thanh quản?

6. Phương pháp điều trị polyp dây thanh quản tốt nhất dành cho tôi?

7. Dùng thuốc kéo dài có giúp chữa khỏi bệnh polyp dây thanh quản không?

8. Bị polyp dây thanh quản có phải phẫu thuật không? Khi nào?

9. Lợi ích và rủi ro liên quan đến chỉ định điều trị dành cho trường hợp bệnh của tôi?

10. Polyp dây thanh quản có khả năng tái phát sau điều trị hay không?

Polyp dây thanh quản là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên điều trị tích cực thông qua các biện pháp được chỉ định bởi chuyên gia để loại bỏ khối polyp, sớm khôi phục giọng nói và ổn định sức khỏe, quay về cuộc sống bình thường.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng họng cấp không được điều trị. Tình trạng này khiến các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần và…
Bệnh Lao Thanh Quản
Lao thanh quản là dạng lao ngoài phổi thứ phát…
Bệnh ho Bệnh Ho
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng…
Polyp mũi Bệnh Polyp Mũi
Polyp mũi là một dạng u lành tính khá phổ…
Sốt Siêu Vi

Sốt siêu vi xảy ra khi cơ thể nhiễm virus, thường là vào mùa hè. Cơn sốt virus tương đối…

Bệnh Quai Bị

Quai bị là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Trẻ nhỏ…

Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Bản chất…

Bệnh Zona Tai

Zona tai là một dạng tổn thương thần kinh do virus herpes zoster gây ra. Bệnh khởi phát từ nhiễm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua