Tán Sỏi Niệu Quản – Chi Phí, Quy trình & Chăm sóc sau mổ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tán sỏi niệu quản là phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản khá phổ biến. Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp sỏi có kích thước tương đối nhưng không có đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên tán sỏi niệu quản thường không được chỉ định với các trường hợp nam giới hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản phần phía dưới sỏi và người đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

chi phí tán sỏi niệu quản ngược dòng
Tán sỏi niệu quản là phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản khá phổ biến

Tán sỏi niệu quản là phương pháp gì?

Tán sỏi niệu quản là phương pháp xâm lấn tối thiểu sử dụng tia laser, sóng xung kích, từ trường,… để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sỏi thoát ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

Phương pháp này có mức độ xâm thấp thấp hơn so với mổ lấy sỏi thông thường. Tuy nhiên vì mức độ xâm lấn thấp nên tán sỏi niệu quản chỉ đem lại đáp ứng đối với một số trường hợp nhất định.

Tán sỏi niệu quản được thực hiện khi nào?

Tán sỏi niệu quản là một trong những phương pháp điều trị chính đối với bệnh sỏi niệu quản. Phương pháp này được thực hiện sau khi xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm hình ảnh nhằm xác định vị trí, kích thước sỏi và tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
Tán sỏi niệu quản được chỉ định với sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm

Các trường hợp nên thực hiện tán sỏi niệu quản, bao gồm:

  • Áp dụng cho sỏi niệu quản ở 1/3 đoạn trên
  • Kích thước sỏi nhỏ hơn 10mm (đối với trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể) và sỏi từ 0.6 – 2cm (đối với tán sỏi bằng laser)
  • Sỏi nhỏ nhưng không có đáp ứng đối với điều trị bảo tồn

Ngoài ra, cần cân nhắc trước khi tán sỏi niệu quản cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có bất thường về cấu trúc niệu quản
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu chưa được điều trị dứt điểm
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới
  • Hẹp niệu quản ở phần dưới sỏi
  • Rối loạn đông máu
  • Phù thận

Các kỹ thuật tán sỏi niệu quản phổ biến? Quy trình thực hiện

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật tán sỏi niệu quản. Mỗi kỹ thuật đều có ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Bác sĩ sẽ xem xét vị trí, kích thước sỏi và một số tình trạng sức khỏe có liên quan để chỉ định kỹ thuật tán sỏi niệu quản tương ứng với từng trường hợp.

1. Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể (tán sỏi niệu quản qua da) sử dụng sóng từ trường đi xuyên qua da và tác động lên viên sỏi. Sỏi niệu quản sau khi có tác động từ sóng từ trường sẽ vỡ ra nhiều mảnh nhỏ sau đó được đào thải ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

Kỹ thuật tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể chỉ được thực hiện đối với sỏi niệu quản xảy ra ở 1/3 đoạn trên và có kích thước nhỏ hơn 10mm. Tuy nhiên, tán sỏi niệu quản qua da thường không tác động trực tiếp lên sỏi nên thông thường bệnh nhân cần thực hiện ít nhất 2 lần.

– Quy trình thực hiện tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể:

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, sao đó bác sĩ sẽ sử dụng gel siêu âm ở vùng da chứa niệu quản.
  • Bệnh nhân được sử dụng tai nghe chống ồn để tránh căng thẳng khi nghe âm thanh trong quá trình tán sỏi.
  • Bác sĩ tiến hành truyền tĩnh mạch thuốc giảm đau và cầm máu trước khi tán sỏi ít nhất 30 phút.
  • Tiến hành tán sỏi.

2. Tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser

Tán sỏi niệu quản ngược dòng (tán sỏi niệu quản bằng laser) sử dụng ống nội soi mềm đi qua niệu đạo rồi di chuyển đến bàng quang và niệu quản. Sau đó dùng tia laser để tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Kỹ thuật này được áp dụng đối với bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ hơn 0.5cm nhưng không có đáp ứng sau khi điều trị nội khoa 1 tuần và sỏi niệu quản có kích thước từ 0.6 – 2cm.

Tuy nhiên tán sỏi niệu quản ngược dòng không được chỉ định cho bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân rối loạn đông máu và hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.

tán sỏi niệu quản ngược dòng
Tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser có thời gian thực hiện chỉ khoảng 50 phút

– Quy trình thực hiện tán sỏi niệu quản ngược dòng:

  • Bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê tủy sống và đặt ở tư thế phụ khoa.
  • Cho ống nội soi đi từ niệu đạo lên niệu quản và cách sỏi khoảng 1mm.
  • Sử dụng tia laser có cường độ thích hợp bắn trực tiếp vào viên sỏi để tán vỡ sỏi.
  • Với những mảnh vỡ lớn, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để gắp bỏ.

Thời gian tán sỏi niệu quản ngược dòng chỉ tốn khoảng 50 phút. Bệnh nhân ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 2 ngày, sau đó có thể trở về nhà và tiếp tục sinh hoạt như bình thường.

Chuẩn bị trước khi tán sỏi niệu quản

Hầu hết các trường hợp trước khi tán sỏi niệu quản đều có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu thực hiện gây mê toàn thân (trong kỹ thuật tán sỏi ngược dòng), bạn cần hạn chế sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa cồn.

Ngoài ra nếu đang sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến tốc độ đông máu (thuốc chống đông máu, Aspirin) hoặc thuốc tác động đến chức năng bài tiết của thận (thuốc lợi tiểu), bạn nên thông báo với bác sĩ. Trong trường hợp này, bạn sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng sử dụng thuốc trước khi tán sỏi niệu quản để dự phòng rủi ro phát sinh.

Bên cạnh đó trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần giữ tâm lý thoải mái và lạc quan. Nếu có bất cứ thắc mắc hay lo lắng gì trong quá trình điều trị, nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Rủi ro và Biến chứng sau khi tán sỏi nội quản

Sau khi tán sỏi niệu quản bạn có thể gặp phải một số rủi ro và biến chứng như sau:

chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản
Sau khi tán sỏi, vùng tiết niệu có thể phát sinh cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình
  • Tiểu ra máu trong 72 giờ sau khi tán sỏi. Nếu tình trạng kéo dài hơn thời gian này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Khi bị vỡ thành từng mảnh nhỏ, sỏi có xu hướng di chuyển xuống bàng quang và niệu đạo. Hoạt động này có thể gây đau nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên trong trường hợp xuất hiện cơn đau quặn thận, bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu để được khám và khắc phục ngay.
  • Xuất hiện những vết bầm tím ở vùng da tán sỏi. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là vết thương ngoài da và tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần can thiệp điều trị.
  • Trong quá trình đào thải vụn và mảnh vỡ của sỏi ra bên ngoài, viên sỏi có thể ma sát và gây xây xát niêm mạc đường tiết niệu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy nếu nhận thấy biểu hiện sốt cao, tiểu nóng, buốt, nước tiểu đục hoặc có mủ, bạn nên thăm khám trong thời gian sớm nhất.
  • Một số trường hợp có sỏi lớn hoặc sỏi nhỏ nhưng kết cấu cứng chắc thường không có đáp ứng với kỹ thuật tán sỏi – ngay cả khi đã thực hiện nhiều lần. Trong trường hợp này, lựa chọn duy nhất là phẫu thuật nội soi để lấy sỏi ra bên ngoài.

Chăm sóc bệnh nhân sau khi nội soi tán sỏi niệu quản

1. Chăm sóc sau khi tán sỏi

Sau 1 – 2 ngày, bạn có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và làm việc như bình thường. Tuy nhiên để tránh biến chứng hậu phẫu, bạn cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc như:

  • Cung cấp đủ 2 – 3 lít/ ngày
  • Hạn chế va chạm mạnh vào vùng da tán sỏi
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều muối, tiêu, ớt và dầu mỡ.
  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi tán sỏi.
  • Hạn chế bơi lội, vận động mạnh và lao động nặng nhọc ít nhất trong vòng 7 ngày sau khi tán sỏi.
  • Không nên sinh hoạt vợ chồng trong thời gian phục hồi.
  • Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được khắc phục kịp thời.

2. Phòng ngừa sỏi tái phát

Sỏi niệu quản nói chung và sỏi tiết niệu nói riêng đều có khả năng tái phát cao. Vì vậy sau khi hồi phục hoàn toàn, bạn nên thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh tái phát.

kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản
Nên uống nhiều nước để làm loãng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu và giảm nguy cơ tái phát sỏi

Các biện pháp giúp phòng ngừa sỏi tiết niệu tái phát:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi và oxalate như cà phê, trà đặc, đậu phộng, các loại đậu, rau muống, dâu tây.
  • Giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ (thịt bò, thịt heo) thay vào đó nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt cá và thịt gà.
  • Tập thói quen ăn lạt, hạn chế lượng muối và các gia vị khác trong chế biến món ăn.
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt khô, cá khô, mắm, lạp xưởng, đồ hộp,…
  • Bổ sung đủ 2 – 3 lít nước/ ngày giúp làm loãng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu và hạn chế nguy cơ kết tinh sỏi.
  • Thường xuyên ăn rau xanh và trái cây nhằm kiềm hóa nước tiểu và kích thích hoạt động bài tiết nước tiểu của cơ quan tiết niệu.
  • Bổ sung canxi bằng sữa tươi hoặc phô mai để tránh tích tụ sỏi và giảm nguy cơ loãng xương, nhức mỏi xương khớp,…

Ưu điểm và Hạn chế của phương pháp tán sỏi niệu quản

Tán sỏi niệu quản được xem là phương pháp tối ưu trong điều trị sỏi niệu quản. Phương pháp này có thể loại bỏ sỏi mà không cần phải can thiệp phẫu thuật như truyền thống. Tuy nhiên tán sỏi niệu quản cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định.

Trước khi quyết định áp dụng phương pháp này, bạn có thể cân nhắc giữa các ưu điểm và hạn chế sau:

1. Ưu điểm của tán sỏi niệu quản

  • Có thể tán được các sỏi có kích thước tương đối.
  • Không gây tổn thương niệu quản và những cơ quan xung quanh.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ khoảng 50 – 60 phút).
  • Thời gian nằm viện ngắn (từ 2 – 3 ngày, tùy vào từng trường hợp).
  • Mức độ xâm lấn thấp nên giảm tỷ lệ gặp phải các biến chứng như nhiễm khuẩn và chảy máu kéo dài.
  • So với mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi ít gây đau đớn và có thời gian phục hồi nhanh chóng.

2. Mặt hạn chế của tán sỏi niệu quản

  • Thường phải tán ít nhất 2 lần mới có thể loại bỏ sỏi hoàn toàn.
  • Không có đáp ứng với những sỏi có kích thước lớn.
  • Vẫn có trường hợp gặp phải biến chứng và rủi ro hậu phẫu.
  • Không áp dụng với một số trường hợp như hẹp niệu quản đoạn dưới sỏi, hẹp niệu đạo ở nam giới, thận ứ nước, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn đông máu.
  • Có gây tổn thương niệu quản trong quá trình thực hiện nhưng mức độ tổn thương thấp.

Chi phí tán sỏi niệu quản

Chi phí tán sỏi niệu quản dao động từ 11.000.000 – 15.000.000 đồng (chưa bao gồm chi phí thăm khám và xét nghiệm).

Tuy nhiên chi phí thực tế có thể chênh lệch tùy vào kỹ thuật bạn áp dụng, cơ sở y tế thực hiện và một số phát sinh khác. Vì vậy để được giải đáp cụ thể, bạn nên trao đổi trực tiếp với nhân viên của phòng khám hoặc bệnh viện.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cần biết về kỹ thuật tán sỏi niệu quản. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội và một số mặt hạn chế nhất định, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu) – Nguyên nhân & Điều trị

Nhiễm trùng đường đường tiểu hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu (UTI) là bệnh lý nhiễm trùng ở…

Sỏi đường tiết niệu – nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng xuất hiện các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu…

20 cách trị sỏi thận tại nhà bằng mẹo, cây thuốc dân gian

Cách trị sỏi thận tại nhà là một trong các biện pháp có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu…

Sỏi Niệu Quản – Triệu chứng & Cách điều trị, tránh biến chứng

Sỏi niệu quản là dạng sỏi tiết niệu có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng…

Cấu tạo đường tiết niệu Đường tiết niệu là gì, nằm ở đâu? – Chức năng hệ tiết niệu

Người ta thường hiểu chung chung rằng đường tiết niệu là nơi đưa nước tiểu ra ngoài. Cách hiểu này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua