Hướng dẫn cách trị ghẻ bằng lá trầu không nhanh khỏi
Nhờ có các đặc tính tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa mà lá trầu không được dùng phổ biến trong điều trị ghẻ. Áp dụng đúng cách sẽ giúp khắc phục triệu chứng và hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.
Cách trị ghẻ bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Lá trầu không chứa nhiều thành phần hoạt chất rất tốt cho quá trình điều trị bệnh ghẻ. Nhờ có khả năng ức chế ký sinh trùng, nấm men, hại khuẩn mà lá trầu không được đánh giá cao trong việc chữa bệnh ghẻ hiệu quả.
Người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn mới có thể nhận được kết quả tốt. Đồng thời cách này chỉ đáp ứng tốt trong các trường hợp bệnh nhẹ, tổn thương da chưa quá nghiêm trọng.
Xem thêm: Dùng lá khế chữa ghẻ theo mẹo dân gian hiệu quả
Hướng dẫn 7 cách trị ghẻ bằng lá trầu không rất đơn giản
1. Ngâm rửa với nước sắc lá trầu
Cách này phù hợp khi tổn thương da do bệnh ghẻ kích hoạt ở nhiều vị trí khác nhau. Giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, phòng nguy cơ bội nhiễm.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi đem đi rửa sạch và vò nhẹ
- Đun sôi 1 lít nước, cho lá trầu vào đun thêm 5 – 7 phút nữa
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị ghẻ khoảng 5 – 10 phút
- Duy trì đều đặn 2 lần/ ngày.
2. Trị ghẻ bằng cách thoa dịch ép lá trầu
Các tinh chất trong dịch ép lá trầu có thể thấm sâu vào bên trong. Ức chế hoạt động của cái ghẻ và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da. Cách này tuyệt đối không áp dụng cho những vùng da nhạy cảm trên cơ thể.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 4 – 5 lá trầu không đem ngâm rửa với nước muối loãng rồi để ráo.
- Giã nát rồi vắt lấy dịch ép.
- Vệ sinh vùng da bị ghẻ.
- Thoa dịch ép lá trầu lên da, chờ cho khô thì thoa lớp mới, khoảng 4 – 5 lần.
- Để da nghỉ khoảng từ 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa lại.
3. Cách trị ghẻ bằng lá trầu không và muối biển
Muối có đặc tính sát trùng, làm sạch da, tiêu viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Kết hợp nguyên liệu này với lá trầu không sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác ngứa ngáy.
Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 ít lá trầu không đem rửa sạch rồi giã nát cùng với muối biển. Đắp hỗn hợp lên da khoảng 10 phút và rửa lại với nước ấm.
- Cách 2: Đem 1 nắm lá trầu không đi rửa sạch và đun sôi cùng 1 lít nước. Thêm muối vào khuấy đều rồi cho ra thau. Pha với nước lã cho ấm rồi ngâm rửa vùng da cần điều trị.
Gợi ý: Dùng nước muối chữa ghẻ tẩy sạch và giảm triệu chứng bệnh
4. Kết hợp lá trầu không và tỏi chữa ghẻ
Tỏi có đặc tính sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Tỏi có thể ức chế hoạt động của ký sinh trùng cùng nhiều hại khuẩn và nấm men tồn tại trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch 2 – 3 lá trầu không tươi và lột vỏ 4 tép tỏi tươi
- Đun sôi 2 lít nước, vò lá trầu và đập dập tỏi rồi cho vào
- Đun thêm vài ba phút nữa.
- Thêm nước lã vào pha cho ấm rồi dùng ngâm rửa vùng da bệnh.
5. Công thức lá trầu và phèn chua trị bệnh ghẻ
Phèn chua có tác dụng sát trùng, làm sạch da, làm se vết loét. Đồng thời có khả năng ức chế hại khuẩn, nấm men và các ký sinh trùng gây bệnh trên da. Kết hợp lá trầu không với phèn chua sẽ hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch rồi đun sôi 1 nắm lá trầu không với 1 lít nước.
- Sau đó đổ ra thau thêm 1 thìa cafe phèn chua vào khuấy tan.
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da bệnh, cần thực hiện 2 lần/ ngày.
6. Cách trị ghẻ bằng lá trầu không và gừng
Gừng tươi có tác dụng chống ngứa, tiêu viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng. Kết hợp lá trầu không với gừng có thể đáp ứng tốt trong trường hợp bệnh ghẻ gây ngứa dữ dội.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không cùng 1/2 củ gừng tươi.
- Rửa sạch cả 2 nguyên liệu, lá trầu vò nhẹ còn gừng thì đem thái thành từng lát mỏng.
- Đun sôi nguyên liệu cùng 1 lít nước.
- Đổ nước ra thau rồi dùng ngâm rửa vùng da tổn thương.
- Áp dụng 1 lần/ ngày nếu bị ngứa ít, 2 lần/ ngày khi ngứa nhiều.
Xem ngay: Thực hiện tại nhà với cách trị ghẻ nước ở tay, chân
7. Kết hợp lá trầu không và lá chè xanh trị bệnh ghẻ
Lá chè xanh có tác dụng làm dịu da, tiêu viêm và ức chế nấm men, ký sinh trùng gây bệnh trên da. Kết hợp lá trầu với lá chè có thể hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy, ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh ghẻ.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không cùng 1 nắm lá chè xanh tươi.
- Rửa sạch và vò nhẹ rồi cho vào đun sôi cùng 2 lít nước trong 3 phút.
- Đổ nước ra thau, pha thêm nước lã vào cho ấm vừa đủ
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bệnh hoặc tắm.
- Có thể dùng bã nhẹ nhàng chà lên vùng da bệnh.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh ghẻ
Cần chú ý tới một số khuyến nghị dưới đây để có quá trình điều trị bệnh tốt nhất:
- Để điều trị dứt điểm bệnh thì cần dùng thuốc bôi kết hợp thuốc uống theo chỉ định.
- Trước khi sử dụng cần ngâm rửa lá trầu cùng các nguyên liệu kết hợp sạch sẽ. Để dự phòng kích ứng có thể thoa dịch ép lá trầu lên vùng da khỏe mạnh. Theo dõi phản ứng sau 30 phút mới áp dụng cho vùng da bệnh.
- Tuyệt đối không thoa trực tiếp dịch ép từ lá trầu lên các vùng da nhạy cảm.
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng vì kết quả sẽ đến khá chậm.
- Tuyệt đối không cào gãi lên vùng da đang bị ghẻ.
- Giữ vệ sinh cơ thể, mặc trang phục rộng thoáng.
- Thường xuyên giặt giũ đồ cá nhân
- Hạn chế tiếp xúc và không dùng chung đồ với người khác.
- Ăn uống và sinh hoạt điều độ.
Bài viết đã chia sẻ 7 cách trị bệnh ghẻ bằng lá trầu không rất an toàn và dễ thực hiện. Áp dụng đều đặn và đúng cách sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng tổn thương da và cải thiện triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Áp dụng 5 cây thuốc nam trị ghẻ hiệu quả theo mẹo dân gian
- Bệnh ghẻ nước có lây không? Lây qua những đường nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!