Thuốc Eurax: Công dụng, cách dùng trị ghẻ và lưu ý
Thuốc Eurax là loại thuốc bôi ngoài da dùng đặc trị triệu chứng của ghẻ gây ra. Thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus,… nên thuốc Eurax chỉ được chỉ định cho một số bệnh nhất định.
Thông tin về thuốc Eurax trị bệnh ghẻ
Thuốc Eurax là thuốc gì?
- Tên hoạt chất: Crotamiton
- Tên biệt dược: Eurax
- Phân nhóm: thuốc kháng histamin, trị ngứa dùng tại chỗ
Thuốc Eurax được sản xuất dưới dạng kem bôi, lỏng, thấm tốt và nằm trong nhóm các loại thuốc dùng để trị ghẻ, giảm mẩn ngứa, dị ứng da phát ban, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, nhiễm trùng da,…
Thành phần của thuốc Eurax
Thành phần của thuốc Eurax bao gồm hoạt chất Crotamiton và liều lượng tá dược vừa đủ.
- Crotamiton: 100 mg
- Tá dược: Propylene glycol, Polyoxyl 40 stearat, Isopropyl myristat, Glycerol monostearat, Paraffin dạng lỏng, cồn cetostearyl, nước tinh khiết.
Xem thêm: Thuốc Permethrin: Công dụng, cách dùng và những lưu ý
Công dụng của thuốc Eurax
- Thuốc Eurax có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ, ức chế sự sinh trưởng của con ghẻ và ngăn chặn chúng đẻ trứng, khắc chế mầm bệnh gây bệnh ngoài da.
- Thuốc Eurax thích hợp dùng trong điều trị tổn thương do gãi ngứa, bỏng nhẹ, rỉ dịch.
- Thuốc Eurax có thể chữa ngứa do dị ứng, ngứa da ở người tiểu đường và các vết đốt do côn trùng.
- Có thể dùng hỗ trợ điều trị chí, rận.
Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc thuốc Eurax
Đối tượng chỉ định dùng thuốc
- Người bị ngứa da do bệnh ghẻ lở, ký sinh trùng ghẻ.
- Người bị viêm da, ngứa so các chủng nấm da, vi khuẩn.
- Người bị ngứa da do dị ứng da phát ban.
- Người bị viêm da do ký sinh trùng, hoặc do dị ứng từ dị nguyên.
- Người bị nhiễm trùng da truyền nhiễm.
Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc
- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
- Vùng da của bạn có vết thương hở, có dấu hiệu chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Có dấu hiệu bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Gợi ý cho bạn: Thuốc DEP – Công dụng, thành phần và những lưu ý
Cách sử dụng thuốc Eurax
Liều dùng thuốc Eurax cho người lớn bị ghẻ
- Có thể bôi thuốc lại sau 24 giờ từ lần bôi đầu tiên.
- Sau khi đã bôi thuốc, không nên rửa nước và thay quần áo.
- Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ 48 tiếng sau khi thoa thuốc lần cuối.
Liều dùng thuốc Eurax cho trẻ em
Liều dùng phổ biến không được dùng hơn 1lần/ngày.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Eurax trị bệnh ghẻ
- Vệ sinh vùng da bị ghẻ nhiều lần rồi dùng một lượng thuốc nhất định bôi lên da 2-3 lần mỗi ngày.
- Bạn nên duy trì liều lượng bôi đến khi hết ngứa hẳn.
- Để dùng thuốc Eurax chữa ngứa trên da đầu do chấy rận, trước đó nên gội đầu thật sạch bằng nước nóng rồi lau khô. Sau đó dùng đầu ngón tay massage da đầu rồi xả lại với nước sạch sau 24h.
- Cần lưu ý trước và sau khi bôi thuốc đều phải vệ sinh thật sạch bằng nước ấm.
Cách xử lý khi sử dụng thuốc Eurax quá liều
- Nếu bạn sử dụng thuốc quá nhiều có thể tìm đến bác sĩ để có phương án điều trị can thiệp kịp thời.
- Trong trường hợp người bệnh quên dùng thuốc, nếu là thuốc bôi thì có thể sử dụng lại sau đó.
- Nếu thuốc ở dạng viên nén thì nên giữ liều lượng như cũ và không dùng thuốc với liều gấp đôi.
Gợi ý: Dùng thuốc gì để chữa ghẻ nước mau khỏi?
Tác dụng phụ có thể gặp phải
- Xảy ra kích ứng ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ, sinh mụn.
- Nóng rát và kích ứng tại khu vực bôi thuốc, viền da nổi đỏ.
- Buồn nôn và đau bụng.
- Một số kích ứng ở trẻ em có thể xảy ra khi dùng thuốc, ngưng điều trị nếu có thể.
Tương tác thuốc
Cần phòng tránh trước tình trạng tương tác thuốc xảy ra khi tự ý kết hợp sử dụng thuốc Eurax cùng với các loại thuốc điều trị khác. Sự kết hợp không phù hợp với những loại thuốc khác mà bạn đang dùng có thể làm giảm tác dụng của thuốc, hoặc làm gia tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Cách bảo quản
- Không bảo quản thuốc trong phòng tắm, đặt thuốc ở nơi khô ráo và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Thuốc được bảo quản tốt ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Bài viết tổng hợp những thông tin về thuốc Eurax trị ghẻ. Để chữa ghẻ và những bệnh lý da liễu nói chung đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo phương pháp chữa bệnh đúng đắn từ bác sĩ.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
- Bị ghẻ ở mông (vùng kín): Nguyên nhân, triệu chứng và điều lưu ý
- Bệnh ghẻ phỏng: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!