Bệnh ghẻ là gì? Những điều cần biết về bệnh ghẻ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu phổ biến. Căn bệnh này được chia thành các loại khác nhau. Để điều trị bệnh ghẻ, bạn cần dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với các phương pháp phòng ngừa để tránh lây bệnh.

Bệnh ghẻ là như thế nào?

Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu có khả năng truyền nhiễm và lây lan trực tiếp từ người sang người khi tiếp xúc. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng nổi phát ban, mụn nước ngứa do cơ thể phản ứng lại trước sự tấn công của loại bọ ve Sarcopte scabie.

Bệnh ghẻ là gì
Ghẻ là nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó gây ra những cơn ngứa dữ dội

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:

  • Người có hoạt động tình dục
  • Phạm nhân
  • Người sống trong khu nhà tập thể hay gia đình có nhiều thế hệ
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học
  • Người làm việc trong các cơ sở chăm sóc trẻ
  • Người cao tuổi
  • Đối tượng bị suy giảm miễn dịch

Ở mức độ nặng, bệnh ghẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được chuẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp tiêu diệt bọ ve nhanh chóng.

XEM NGAY: Thuốc gì bôi khi bị ghẻ hiệu quả để bệnh mau khỏi?

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Do một loại bọ ve có tên Sarcopte scabiei gây ra. Chúng đẻ trứng và phát triển ngay trên da của bệnh nhân. Chúng có khả năng di chuyển đến mọi vùng da trên khắp cơ thể hoặc qua đồ vật, qua da của người khác thông qua tiếp xúc.

nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Bọ ve Sarcopte scabiei – thủ phạm gây bệnh ghẻ

Bọ ve kết hợp với trứng và chất thải của chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng trên cơ thể, khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng và gặp nhiều triệu chứng khó chịu.

Triệu chứng của bệnh ghẻ

Các dấu hiệu bệnh ghẻ thường xuất hiện sau khoảng 4 – 6 tuần kể từ khi bị nhiễm ghẻ:

  • Nổi phát ban trên da
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Da xuất hiện các vệt mỏng hoặc dày

Nếu như từng có tiền sử bị ghẻ trước đây, các biểu hiện trên có thể đến sớm hơn. Chúng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. 

Các vị trí có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ghẻ

+ Ở trẻ vị thành niên và người lớn: Khuỷu tay, nách, núm vú, dương vật, eo, mông, khu vực giữa các ngón tay, quanh móng tay, dọc bên trong cổ tay, đầu gối.

+ Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch: Lòng bàn chân, đầu, cổ, tay.

Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?

Ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh bị ghẻ thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da khác, chẳng hạn như nốt muỗi đốt, bệnh chàm, viêm da… Do vậy, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Da liễu khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường. 

Phân loại bệnh ghẻ

Bệnh có thể gây ra nhiều dạng nhiễm trùng khác nhau:

  • Ghẻ đơn giản: Chỉ tạo ra đường hang và phát ban ngứa ở tay dạng mụn nước.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: Xuất hiện mụn mủ. 
  • Bệnh ghẻ lở ( ghẻ Na Uy): Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu hay đang được điều trị bằng steroid. Những con ve khi xâm nhập tạo thành hang chứa hàng ngàn con ve và trứng nằm bên trong lớp vỏ da dày. 
Các loại bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ có nhiều loại nhưng cùng chung một tác nhân gây bệnh

Gợi ý thêm: Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh ghẻ có lây không?

Ghẻ có khả năng truyền nhiễm. Nó có thể lây lan cho người khác theo những cách thức sau:

  • Tiếp xúc da kề da: Nắm tay, tham gia bộ môn đấu vật, quan hệ tình dục…
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Khăn tắm, chăn, ga giường, quần áo

Mầm bệnh cũng có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường tập trung đông người như trường học, trại giam, phòng tập thể dục,…

Biến chứng của bệnh ghẻ

Một số biến chứng bạn có thể phải đối mặt khi bị bệnh ghẻ như:

Cách chẩn đoán bệnh ghẻ

Bác sĩ có thể cạo một lớp da ở khu vực bị ảnh hưởng và soi mẫu thu thập được dưới kính hiển vi. Điều này sẽ giúp phát hiện ra ve, trứng và cả phân của chúng.

Cách chẩn đoán bệnh ghẻ
Bọ ve gây bệnh ghẻ có thể được phát hiện qua quan sát dưới kính hiển vi

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào các dấu hiệu xuất hiện trên da và mô tả của bạn về cơn ngứa để xác định bệnh, chẩn đoán phân biệt giữa bệnh ghẻ và các căn bệnh da liễu khác.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

 Cách chữa bệnh ghẻ bằng thuốc 

Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ gồm có:

– Thuốc điều trị tại chỗ:

  • Kem Permethrin 5% ( Elimite ) 
  • Kem Crotamiton 1%
  • Kem Lindane
  • Dầu Benzyl benzoate 33%
  • Keratolytic
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh 5 – 10%
  • Kem Calamine hay Pramoxine
  • Kem steroid
thuốc chữa bệnh ghẻ
Các thuốc điều trị bệnh ghẻ chủ yếu là thuốc bôi ngoài da

– Thuốc kháng histamine:

Giúp kiểm soát cơn ngứa do bệnh ghẻ gây ra. Nhóm thuốc này bao gồm các loại phổ biến như:

  • Benadryl (diphenhydramine)
  • Zyrtec
  • Chlor-Trimeton
  • Allegra
  • Claritin

Thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được chỉ định loại thuốc và thời gian sử dụng an toàn nhất.

– Thuốc kháng sinh:

Được chỉ định khi da có biểu hiện viêm, nhiễm trùng, lở loét do ảnh hưởng của việc gãi ngứa liên tục. Để tránh bị lờn thuốc, bạn nên dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liệu lượng cũng như thời gian được khuyến cáo.

– Thuốc Ivermectin (Stromectol):

Ivermectin là thuốc chữa bệnh ghẻ được sử dụng theo đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân nên chỉ được sử dụng cho những trường hợp bị ghẻ lở toàn thân. 

Chống chỉ định Ivermectin cho các trường hợp sau: 

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Trẻ em có cân nặng dưới 15kg

– Các loại thuốc khác có thể được chỉ định để điều trị ghẻ:

  • Oxy kẽm
  • Dung dịch Milian
  • Thuốc tím Methyl 1% 
  • Vitamin B1, C

Trong thời gian đầu điều trị, tình trạng ngứa da và phát ban có thể nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường và làn da có thể được chữa lành sau khoảng 4 tuần.

Tham khảo thêm: Chữa ghẻ bằng nước muối lành tính, an toàn và hiệu quả

Các biện pháp khắc phục bệnh ghẻ tại nhà

Một số cách chữa bệnh ghẻ tại nhà dưới đây đang được áp dụng trong dân gian:

  • Dầu cây trà: Được sử dụng để trị bệnh ghẻ bằng cách bôi lên da hoặc xịt lên giường ngủ.
  • Lô hội: Thoa gel lô hội giúp giảm ngứa, làm dịu da.
  • Hạt tiêu cayenne: Thêm vào món ăn để giảm đau và ngứa do ghẻ.
  • Dầu đinh hương: Được bôi trực tiếp lên da để trị ghẻ.
Cách điều trị bệnh ghẻ tại nhà
Dầu cây trà chứa chất kháng viêm, giảm ngứa nên được dùng để trị bệnh ghẻ

Mặc dù được người dân áp dụng phổ biến song những biện pháp điều trị bệnh ghẻ tại nhà không được các chuyên gia khuyến khích. Cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.

Nguyên tắc chữa bệnh ghẻ

  • Chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt 
  • Tiến hành điều trị cùng lúc đối với tất cả những người đã qua tiếp xúc.
  • Thoa thuốc đúng cách vào buổi tối với một lớp thuốc mỏng bao phủ da từ cổ đến chân. Sau 2 – 3 đêm bôi thuốc liên tục mới được tắm. 
  • Tránh gãi hoặc kỳ cọ mạnh.
  • Không sử dụng các thuốc có hại cho da như Volphatox, DDT hay 666.
  • Mỗi đợt dùng thuốc liên tục trong 10 – 15 ngày và tiếp tục theo dõi.
  • Tiến hành song song với công tác phòng ngừa bệnh lây lan.
  • Cách ly người bệnh và giặt luộc đồ dùng cá nhân và phơi ngoài nắng to.

Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh ghẻ lan rộng

  • Thường xuyên giặt giũ, sấy khô đồ dùng cá nhân khác. 
  • Bảo quản các đồ vật của người bệnh không thể rửa trong túi nhựa kín vài tuần. 
  • Tiến hành hút bụi toàn bộ các ngóc ngách trong nhà.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị ghẻ.
  • Không quan hệ tình dục.
  • Rửa tay và tắm rửa thường xuyên. 
  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh thức ăn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ bệnh ghẻ là gì. Nếu bạn đang có dấu hiệu bị ghẻ, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh ghẻ nước mặc dù không khó chữa nhưng cũng cần phải điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Người bệnh thường được chỉ…
Ghẻ xốn: dấu hiệu và cách điều trị Ghẻ xốn: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh

Bệnh ghẻ xốn do ký sinh trùng gây ra, vì thế bệnh rất dễ lây nhiễm và tái phát lại…

Thuốc Permethrin Thuốc Permethrin – Công dụng trị ghẻ và lưu ý khi dùng

Thuốc Permethrin có chứa hoạt chất Permethrin với nồng độ 5% - được dùng phổ biến trong điều trị bệnh…

bệnh ghẻ nước có tự khỏi không Bệnh ghẻ nước có tự khỏi không?

Bệnh ghẻ có tự khỏi hay không? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm khi ghẻ nước là…

Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế – Dân gian thường áp dụng

Lá khế vốn là một trong những loài cây dân dã thường được sử dụng để điều trị bệnh ngoài…

Thuốc Eurax trị ghẻ Thuốc Eurax: Công dụng, cách dùng trị ghẻ và lưu ý

Thuốc Eurax là loại thuốc bôi ngoài da dùng đặc trị triệu chứng của ghẻ gây ra. Thuộc nhóm thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua