Cách trị ghẻ nước ở tay, chân hiệu quả nhanh nhất tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều cách trị ghẻ nước ở tay chân, nhưng việc lựa chọn được phương pháp phù hợp còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Nếu bệnh chỉ mới khởi phát, triệu chứng chưa nghiêm trọng thì có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản, an toàn từ tự nhiên.

Bệnh ghẻ nước tay chân xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Ghẻ nước là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Loại ký sinh trùng này rất nhỏ, bằng mắt thường khó nhìn thấy, chúng đào hang dưới da, đẻ trứng và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước.

Cách trị ghẻ nước ở tay chân tại nhà
Có nhiều cách trị ghẻ nước ở tay chân hiệu quả từ dân gian

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ghẻ nước ở tay chân bao gồm:

  • Tiếp xúc với người bệnh ghẻ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, khi tiếp xúc da kề da với người bệnh, ký sinh trùng có thể dễ dàng di chuyển từ người này sang người khác, dẫn đến lây truyền bệnh.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Sử dụng chung khăn tắm, quần áo, dép, lược, chăn màn… với người bệnh cũng là nguyên nhân khiến bệnh lây lan.
  • Môi trường sống ẩm thấp, kém vệ sinh: Môi trường ẩm thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển và gây bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch kém: Với những người có sức để kháng kém như người già, trẻ em, người có bệnh lý nền… thì sẽ dễ mất bệnh ghẻ hơn.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Không tắm rửa thường xuyên, không thay quần áo sạch sẽ… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Nơi chật chội, đông người: Những nơi đông đúc, môi trường sống không đảm bảo như bệnh viên, trường học, nhà trẻ, ký túc xá… sẽ tạo môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ phát triển.

Tham khảo thêm: Cách chữa ghẻ bằng nước muối tẩy sạch các nốt ghẻ trên da

5 mẹo dân gian trị ghẻ nước tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Ghẻ nước ở tay chân là một bệnh ngoài da gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều người lựa chọn sử dụng các phương pháp dân gian với nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa, hỗ trợ điều trị cho những trường hợp nhẹ. 

1. Muối

Muối có khả năng kháng khuẩn cao nên có thể đẩy lùi và diệt được các ký sinh trùng cái ghẻ. Không chỉ vậy, muối còn chứa các khoáng chất như canxi, natri, kẽm, clo, vitamin A, vitamin E giúp da phục hồi tốt sau tổn thương.

Mẹo dân gian trị ghẻ nước bằng muối
Dùng muối là cách trị ghẻ nước ở tay chân đơn giản, hiệu quả, được nhiều người áp dụng

Vệ sinh vùng da bị ghẻ bằng nước muối:

  • Dùng 200g muối hòa tan vào 1 lít nước.
  • Lau thật kỹ vào chỗ ghẻ ngứa, cũng có thể ngâm vùng bị ghẻ từ 15 – 20 phút.
  • Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả.

Tắm nước muối pha loãng:

  • Lấy một ít muối hòa tan vào nước ấm.
  • Tắm mỗi ngày nhất là những lúc đang ngứa.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế – Dân gian thường áp dụng

2. Lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp điều trị ghẻ nước hiệu quả, rất thích hợp cho những trường hợp bệnh mới khởi phát từ một đến hai ngày.

Nước lá trầu không còn giúp giảm ngứa và làm lành các vết thương nhanh chóng, sử dụng lá trầu không thường xuyên có thể ngăn ngừa tái phát ghẻ hiệu quả.

Cách trị ghẻ nước ở tay chân bằng lá trầu không
Lá trầu không có tính kháng khuẩn cực mạnh nên rất thích hợp cho những trường hợp bệnh mới khởi phát từ một đến hai ngày

Khử trùng bằng nước lá trầu không:

  • Dùng 3 – 4 lá trầu không cắt nhỏ hoặc vò nát rồi đổ nước sôi để hãm trong 20 phút.
  • Dùng nước này rửa sạch vùng da bị ghẻ nước.
  • Lau khô tay, dùng phần lá còn lại chà nhẹ lên vùng da tổn thương.
  • Vệ sinh lần nữa với nước ấm và lau sạch.

Tắm nước lá trầu không:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối và đun sôi với nước.
  • Khi nước sôi thì cho thêm ít muối rồi để nguội vừa tắm.
  • Ngày tắm 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Lá đào

Lá đào có vị đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, trừ phong thấp. Được Đông y sử dụng nhiều để trị cảm mạo phát sốt, loét da, mẩn ngứa, viêm kẽ chân, ghẻ lở,… cho người lớn. Không dùng để chữa cho trẻ nhỏ và tránh nhầm lẫn với lá trúc đào. 

Lá đào trị ghẻ nước
Sử dụng lá đào là mẹo dân gian trị ghẻ nước hiệu quả, được nhiều người áp dụng

Đắp bã lá đào:

  • Dùng một ít lá đào rửa sạch với nước muối rồi giã nhuyễn.
  • Lấy băng gạc đắp bã lá lên vùng da bị ghẻ.
  • Duy trì thực hiện từ 1 – 2 tuần.

Tắm nước lá đào:

  • Lấy một nắm lá đào rửa sạch.
  • Vò lá đào rồi đun sôi với nước
  • Lấy nước này để tắm 2 lần/ngày.

Tham khảo thêm: Bị ghẻ nước nên kiêng gì?

4. Lá đơn tướng quân

Đơn tướng quân là loài cây thân rỗng, ít phân nhánh có tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn mạnh và chống dị ứng tốt. Dân gian thường dùng lá đơn tướng quân để trị ghẻ, mề đay, mẩn ngứa,…

Lá đơn tương quân kháng khuẩn, tiểu độc, chống dị ứng
Cách trị ghẻ nước ở tay chân bằng lá đơn tướng quân được rất nhiều người tin tưởng, lựa chọn

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá đơn tướng quân tươi rửa sạch với nước muối.
  • Vò nát hoặc thái nhỏ rồi đun sôi với 5 lít nước.
  • Chắt lấy phần để tắm khi còn ấm.
  • Dùng phần bã chà xát khắp vùng da bị ghẻ nhất là các nốt ghẻ.
  • Sử dụng 1 lần/ ngày, dùng từ 3 – 4 ngày liên tục.

5. Kết hợp các loại lá

Ngoài việc sử dụng các thảo dược quanh nhà để tắm, bạn có thể sử dụng chúng làm thuốc bôi. Cách trị ghẻ nước ở tay, ở chân bằng các thuốc bôi làm từ thảo dược thường là:

Cách trị ghẻ nước ở tay chân tại nhà bằng lá xoan
Tất cả các bộ phận của cây xoan đều chứa độc, chỉ có thể sử dụng để bôi ngoài da tuyệt đối không uống

Bài thuốc 1:

  • Dùng 10g lá đào, 20g lá xoan, 30g lá rau sam rửa sạch.
  • Giã nhuyễn rồi cho vào lọ thủy tinh để ngâm với 3 chén rượu trắng.
  • Ngâm dung dịch này 1 đêm là có thể dùng để bôi vào vùng da bị ghẻ.
  • Bôi 3 – 4 lần/ngày, sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày.

Bài thuốc 2:

Dùng 10g lá xoan non, 10g rau sam, 20g lá đào, 30g lá trầu không giã nhỏ. Vắt lấy nước cốt để bôi vào chỗ ghẻ 3 – 4 lần/ngày.

Bài thuốc 3:

  • Dùng 20g phèn chua, 60g lá trầu không, 120g vỏ cây nhãn thái mỏng.
  • Đun sôi với 400ml nước cho đến khi còn 100ml.
  • Cho nước này vào chai nhỏ để bôi ngày 2 lần sáng tối.

Tham khảo thêm: Ghẻ ruồi: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Cách trị ghẻ nước ở tay chân tại nhà nhanh chóng bằng thuốc Tây

Nếu tình trạng ghẻ nặng, triệu chứng nghiêm trọng hơn, việc áp dụng các phương pháp dân gian không mang lại hiệu quả thì việc điều trị bằng thuốc tây là điều cần thiết. 

Hiện nay, đa phần bệnh ghẻ lở sẽ được điều trị bằng các loại thuốc bôi đặc hiệu như: gama benzene hexachlorid (lindana), diethyl phthalate (D.E.P), permethrin 5% (elimite), benzyl benzoat, permethrin cream 5%…

Các loại thuốc này mang lại hiệu quả cao trong việc chữa ghẻ. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liệu lường theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Tùy vào từng đối tượng mà bạn sử dụng các loại thuốc trị ghẻ nước khác nhau:

  • Với trẻ em: Chỉ nên sử dụng các loại thuốc mỡ diêm sinh 10%, bôi sau khi tắm lên vùng da bị ghẻ. Bôi lần thứ hai ở 24 giờ sau và ngày thứ 3 thì tắm bằng xà phòng và nước nóng.
  • Với phụ nữ mang thai: Chỉ được sử dụng các loại thuốc bôi và không nên dùng thuốc uống hoặc kháng sinh. 
  • Với người lớn: Tùy vào tình trạng dạng và vị trí ghẻ mà có thể chọn sử dụng một trong các loại thuốc đã đề cập.

Những lưu ý khi áp dụng các cách trị ghẻ nước ở tay chân tại nhà

Khi áp dụng các biện pháp trị ghẻ nước ở tay chân tại nhà, cần chú ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn như:

  • Cả người bệnh và những người từng tiếp xúc đều phải điều trị vì bệnh rất dễ lây lan.
  • Không nên gãi hoặc chà xát mạnh để tránh gây viêm da, bội nhiễm.
  • Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn, cách tốt nhất là đem luộc sôi.
  • Khử khuẩn ngâm quần áo, chăn màn rồi đem giặt kỹ mới sử dụng lại. 
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, bổ sung thật nhiều vitamin A và vitamin C, uống nhiều nước để tăng đề kháng.
Thường xuyên giặt giũ quần áo
Thường xuyên giặt giũ quần áo sẽ giúp các cách trị ghẻ nước ở tay chân tại nhà trở nên hiệu quả hơn

Tham khảo thêm: 5 cây thuốc nam trị ghẻ hiệu quả – Mẹo hay dân gian

Ghẻ nước ở tay chân khi nào gặp bác sĩ?

Ghẻ nước là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay, nhưng trong một số trường hợp nặng, người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị chuyên sâu hơn để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu cần đi khám:

  • Vết ghẻ có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, có mủ, đau rát dữ dội…
  • Không cải thiện sau khi áp dụng thuốc tây, các mẹo dân gian trị ghẻ nước tại nhà… hoặc có dấu hiệu nặng hơn.
  • Tái phát liên tục nhiều lần
  • Có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống.
  • Lan ra các khu vực khác trên cơ thể ngoài tay chân hoặc lây cho người khác trong gia đình.

Gặp bác sĩ sớm trong các trường hợp trên sẽ giúp quá trình điều trị được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa ghẻ nước ở tay chân bằng cách nào?

Phòng ngừa ghẻ nước là bước quan trọng giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh, tránh những phiền toái từ căn bệnh này, ngăn chặn sự lây lan và bảo vệ bản thân, gia đình khỏi nguy cơ tái phát. Một số cách có thể áp dụng là:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay và chân thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ghẻ nước hoặc các vật dụng cá nhân của họ như quần áo, khăn tắm…
  • Giữ cơ thể khô thoáng, tránh để chân tay bị ướt trong thời gian dài.
  • Thường xuyên giặt sạch và phơi khô chăn ga, quần áo dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng.
  • Tránh gãi khi có triệu chứng ngứa vì gãi nhiều có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, dép, quần áo… với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng…
  • Tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau tập…

Cách trị ghẻ nước ở tay chân thật ra không khó, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà với các dược liệu thiên nhiên hoặc thuốc tây. Nhưng nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân cần đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh ghẻ nước có lây không? Lây như thế nào?
Bệnh ghẻ nước có lây không? Lây như thế nào? Là câu hỏi được khá nhiều người bệnh thắc mắc. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây…
bệnh ghẻ nước có tự khỏi không Bệnh ghẻ nước có tự khỏi không?

Bệnh ghẻ có tự khỏi hay không? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm khi ghẻ nước là…

5 cây thuốc nam trị ghẻ hiệu quả – Mẹo hay dân gian

Ghẻ là căn bệnh da liễu dễ chữa, không nguy hiểm cho người bệnh, chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu…

Bệnh ghẻ là gì? Những điều cần biết về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu phổ biến. Căn bệnh này được chia thành các loại khác nhau. Để…

Thuốc DEP - Công dụng, giá bán và cách dùng trị ghẻ Thuốc DEP – Công dụng, giá bán và cách dùng trị ghẻ

Thuốc D.E.P là dạng thuốc mỡ thường được sử dụng trị bệnh ghẻ và viêm da do côn trùng đốt.…

Cách trị ghẻ nước ở tay, chân hiệu quả nhanh nhất tại nhà

Có nhiều cách trị ghẻ nước ở tay chân, nhưng việc lựa chọn được phương pháp phù hợp còn phụ…

Bình luận (1)

  1. Ha cao
    Ha cao says: Trả lời

    Tư vấn giúp mình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua