Ghẻ ruồi: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ có thể dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách thì người bệnh có thể sẽ gặp phải một số hệ quả nghiêm trọng.

ghẻ ruồi
Ghẻ ruồi là một dạng thường gặp của bệnh ghẻ cần sớm phát hiện và điều trị

Ghẻ ruồi là bệnh gì? Một số thông tin cần biết

Ghẻ ruồi là thuật ngữ đề cập đến một dạng của bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Đặc trưng là sự xuất hiện tổn thương da có hình dạng giống như con ruồi.

Bệnh lý này làm kích hoạt triệu chứng ngứa ngáy, sẽ dữ dội hơn vào ban đêm. Bởi đây là thời điểm mà cái ghẻ sẽ rời hang tìm ghẻ đực giao phối. Khi di chuyển ghẻ cái thường làm kích thích các sợi thần kinh trên da gây ngứa rất khó chịu.

Ghẻ ruồi cũng có xu hướng lây lan nhanh. Bất cứ đối tượng nào cũng sẽ có khả năng bị bệnh ghẻ ruồi.

1. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ruồi

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ghẻ ruồi. Kích thước của chúng rất nhỏ khoảng 0,3 – 0,5mm khó có thể quan sát được. 

Bệnh ghẻ ruồi sẽ dễ xảy ra hơn khi có các yếu tố sau: 

  • Vệ sinh kém
  • Môi trường sống ô nhiễm
  • Để móng tay dài
  • Bị lây nhiễm từ người khác
  • Nuôi chó mèo
  • Ngập lụt
dấu hiệu ghẻ ruồi
Sự sinh sôi của cái ghẻ có thể khiến da bị tổn thương, gây ngứa ngáy

Xem thêm: Bệnh ghẻ là như thế nào và phương pháp điều trị hiệu quả

2. Các dấu hiệu thường gặp

  • Ngứa ngáy tại vùng da tổn thương. 
  • Ngứa dữ dội vào ban đêm và thời tiết nóng bức.
  • Bề mặt da xuất hiện mụn nước, gây lở loét.
  • Tổn thương da giống với hình dáng con ruồi.
  • Việc cào gãi khiến các tổn thương nhiễm trùng.

3. Bệnh ghẻ ruồi có lây không?

Ghẻ ruồi là dạng bệnh truyền nhiễm. Bệnh còn dễ lây từ người này sang người khác kể cả tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

  • Lây trực tiếp: Nắm tay, ôm hôn, tắm rửa chung hay quan hệ tình dục…
  • Lây gián tiếp: Ngủ chung giường, dùng chung các đồ dùng cá nhân,…

4. Bệnh ghẻ ruồi có nguy hiểm không?

Triệu chứng ngứa ngáy thường rất dữ dội và mạnh mẽ vào ban đêm. Đặc biệt khi thời tiết nóng bức thì cơn ngứa lại nghiêm trọng hơn. Khiến cho người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần.

Cái ghẻ hoạt động mạnh khiến cho tổn thương trên da lan rộng, cản trở việc điều trị. Làm cho người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp.

ghẻ ruồi nguy hiểm không
Bệnh ghẻ ruồi không được kiểm soát sớm có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng

Khi gãi ngứa sẽ khiến da bị lở loét, dễ nhiễm trùng do hại khuẩn, nấm men xâm nhập gây ra bội nhiễm hay chàm hóa da.

Đọc thêm: Bệnh ghẻ nước: Dấu hiệu, nguyên nhân và những điều lưu ý

Các cách điều trị bệnh ghẻ ruồi hiệu quả

1. Thuốc trị bệnh ghẻ ruồi 

– Thuốc D.E.P: 

Thuốc D.E.P được bào chế ở dạng chất lỏng dùng tại chỗ không có màu và mùi. Thường được dùng 2 – 3 lần/ ngày. Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh trước khi thoa thuốc. 

– Thuốc Benzyl Benzoat:

Benzyl Benzoate 33% giúp tiêu diệt ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis cùng với trứng. Bôi 1 lớp thuốc lên da rồi để trong khoảng 20 phút và bôi chồng 1 lớp nữa. Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để sớm nhận  kết quả tốt. 

– Các loại thuốc bôi khác:

  • Kem Permethrin 5%
  • Lindane 1%
  • Kem Eurax
trị bệnh ghẻ ruồi
Có thể sử dụng các thuốc bôi tại chỗ để kiểm soát triệu chứng và tiêu diệt cái ghẻ

– Dùng thuốc uống kết hợp:

  • Ivermectin
  • Thuốc kháng histamine
  • Viên uống bổ sung vitamin B1, C

Cần được sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc.

2. Tận dụng nguyên liệu tự nhiên

– Dùng tinh dầu tràm trà:

Có khả năng kháng khuẩn và chống viêm da hiệu quả. 

  • Chuẩn bị 1 lượng vừa đủ tinh dầu tràm trà.
  • Vệ sinh và thấm khô vùng da bệnh.
  • Thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà lên da bệnh.
  • Vỗ nhẹ nhàng để tinh dầu thấm sâu.

Gợi ý thêm: Dùng nước muối chữa ghẻ giúp giảm triệu chứng hiệu quả

– Trị ghẻ ruồi bằng lá trầu không:

Lá trầu không chứa catalase và superoxide effutase, tinh dầu Eugenol,… kích thích da sản sinh collagen chữa lành tổn thương, sát trùng, kháng viêm và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

  • Chuẩn bị 5-7 lá trầu không. 
  • Rửa sạch, vò nhẹ, đun sôi cùng 2 lít nước trong 7 – 10 phút.
  • Dùng nước sắc lá trầu không để ngâm rửa vùng da bệnh khoảng 10 phút.

– Cách dùng nha đam trị bệnh ghẻ ruồi:

Gel nha đam có khả năng cấp ẩm, làm dịu, phục hồi các tế bào da bị tổn thương, lành tính, an toàn và ít phát sinh các tác dụng phụ.

chữa ghẻ ruồi tại nhà
Dùng nha đam chữa ghẻ ruồi là giải pháp tại nhà được áp dụng phổ biến
  • Rửa sạch 1 lá nha đam, gọt vỏ lấy phần gel phía trong.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh rồi thoa trực tiếp gel nha đam lên.
  • Vỗ nhẹ cho gel thấm sâu và giữ khoảng 30 phút.
  • Dùng nước mát để rửa lại. 

3. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng

Dưới đây là một số biện pháp nên thực hiện tốt:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày
  • Làm sạch đồ dùng cá nhân hoặc các vật dụng.
  • Giặt giũ quần áo, giày dép và phơi ở nơi có nhiều nắng. 
  • Không cào gãi lên tổn thương da. 
  • Cách ly với những người khỏe mạnh.
  • Không ngủ chung giường, nắm tay, ôm hôn hay quan hệ tình dục…
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Hạn chế đi lại trong khu vực bị ngập lụt. 

Không chủ quan nếu phát hiện ra dấu hiệu của bệnh ghẻ ruồi. Cần chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Kết hợp việc dùng thuốc cùng giải pháp chăm sóc tốt tại nhà có thể kiểm soát dược bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:50 - 01/11/2023 - Cập nhật lúc: 08:51 - 01/11/2023
Chia sẻ:
trị bệnh ghẻ bằng lá trầu không Hướng dẫn cách trị ghẻ bằng lá trầu không nhanh khỏi

Nhờ có các đặc tính tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa mà lá trầu không được dùng phổ biến…

Thuốc Eurax trị ghẻ Thuốc Eurax: Công dụng, cách dùng trị ghẻ và lưu ý

Thuốc Eurax là loại thuốc bôi ngoài da dùng đặc trị triệu chứng của ghẻ gây ra. Thuộc nhóm thuốc…

Bệnh ghẻ là gì? Những điều cần biết về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu phổ biến. Căn bệnh này được chia thành các loại khác nhau. Để…

Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế – Dân gian thường áp dụng

Lá khế vốn là một trong những loài cây dân dã thường được sử dụng để điều trị bệnh ngoài…

Lá trầu không có tính kháng khuẩn cực mạnh nên rất thích hợp cho những trường hợp bệnh mới khởi phát từ một đến hai ngày Cách trị ghẻ nước ở tay, chân hiệu quả nhanh nhất tại nhà

Trị ghẻ nước ở tay chân có rất nhiều cách, nhưng sẽ tùy thuộc với tình trạng bệnh. Nếu chỉ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua