Bệnh thận IgA là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
Bệnh thận IgA là một thể của bệnh viêm cầu thận mạn tính do cơ chế miễn dịch. Đây là một bệnh lý hiếm gặp so với những bệnh lý về thận khác như sỏi thận, suy thận… Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh thận IgA là gì?
Bệnh thận IgA hay còn gọi là bệnh Berger là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về hệ tiết niệu. Là tình trạng viêm nhiễm cục bộ bên trong thận do các kháng thể immunoglobulin A tích tụ quá mức cho phép. Những người mắc phải căn bệnh này sẽ khiến cho chức năng đào thải và lọc máu của thận, từ đó kéo theo hàng loạt các triệu chứng nguy hại đến sức khỏe.
Phổ biến nhất dễ biến chứng thành bệnh thận mạn tính, suy thận kèm theo một số triệu chứng như tăng huyết áp, phù nề chân tay, đi tiểu ra máu và protein niệu. Bệnh thường diễn tiến thầm lặng, không có các triệu chứng rõ ràng và kéo dài nhiều năm và đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối với biến chứng nặng nhất là suy thận mạn tính.
Theo một thống kê cho thấy bệnh này chiếm khoảng 30 – 35% trong tất cả các dạng viêm cầu thận nguyên phát. Nam giới là đối tượng dễ mắc bệnh hơn nữ giới và bệnh thận IgA là căn bệnh có tính di truyền qua gen. Đối tượng dễ mắc phải bệnh này là ở những người trưởng thành khoảng 40 tuổi hoặc trẻ trong độ tuổi vị thành niên từ 12 – 18 tuổi.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể tìm ra biện pháp có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này. Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích làm chậm diễn tiến của bệnh cũng như hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
Nguyên nhân gây bệnh thận IgA
Theo thông tin từ các chuyên gia, IgA là một trong những loại kháng thể quan trọng tồn tại trong cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như những loại vi khuẩn, virus, nấm có hại đang tấn công xâm nhập vào cơ thể con người. Tuy nhiên, đối với căn bệnh thận IgA thì hoàn toàn ngược lại. Các kháng thể IgA này tích tụ bên trong cầu thận và đột ngột tăng sinh, biến đổi sau đó tấn công đến cả những tế bào lành tính đang khỏe mạnh.
Trong y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này, tuy nhiên, vẫn có một số giả thuyết và các yếu tố nguy cơ có khả năng khởi phát bệnh như:
- Các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch: Việc mắc các bệnh lý viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm men có hại như HIV, bệnh Lupus ban đỏ… chính là điều kiện thuận lợi khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, về lâu dài sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị tấn công, trong đó có cả thận.
- Các vấn đề về chức năng gan: Những người mắc một số bệnh lý về gan như viêm B và viêm gan C mạn tính, xơ gan… cũng là yếu tố nguy cơ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, hậu quả là dẫn đến sự tồn đọng tích tụ các kháng thể IgA trong cầu thận.
- Do di truyền: Các nhà nghiên cứu khoa học đã nhận đình rằng bệnh thận IgA có sự liên quan đến gen di truyền. Cụ thể, căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở một số đình, gen truyền từ đời này sang đời khác, do chũng tốc và một số nhóm dân tộc phổ biến sinh sống tại châu Á, châu Mỹ, châu Phi.
- Do không dung nạp gluten: Tình trạng này còn được gọi là bệnh Celiac, là một dạng dị ứng khi cơ thể dụng nạp gluten (một loại protein có trong các loại ngũ cốc). Mức độ bệnh càng nặng thì càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Khi cơ thể không hấp thụ được gluten sẽ gây khởi phát một số triệu chứng như phồng rộp da, ngứa ngáy, khó chịu hay còn gọi là bệnh viêm da dạng herpes.
Triệu chứng điển hình của bệnh thận IgA
Hầu hết những trường hợp mắc bệnh thận IgA trong giai đoạn đầu thường rất khó để phát hiện bệnh bởi các diễn tiến của bệnh thường rất từ từ và thầm lặng. Đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn cuối sau nhiều năm âm thầm phát triển mà không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số triệu chứng điển hình và cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể kể đến như:
- Đi tiểu ra máu khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc màu hồng tương tự như nước rửa thịt. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm ruột hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Hiện tượng này có thể kéo dài trong suốt một khoảng thời gian dài, tái phát liên tục.
- Nước tiểu của người bệnh thận IgA nổi bọt một cách bất thường. Những bọt khí li ti trên bề mặt nước tiểu chính là bằng chứng cho việc có sự xuất hiện của số lượng lớn protein trong nước tiểu.
- Đột ngột xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ ở vùng thắt lưng. Đôi khi cơn đau này có thể lan rộng sang một hoặc hai bên hông.
- Người bệnh bị phù nề nặng ở 2 tay và 2 chân do sự tích tụ chất lỏng quá bên dưới da.
- Tăng huyết áp đột ngột, cơ thể sốt nhẹ.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh tại thời điểm phát hiện bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Nếu bệnh ở giai đoạn vừa khởi phát thì các triệu chứng thường khá mơ hồ như sốt, đau nhức tay chân và hầu như không ai có thể biết được bản thân mình mắc bệnh thận IgA trừ khi tình cờ phát hiện bệnh thông qua các cuộc kiểm tra, thăm khám tổng quát.
Còn những trường hợp mắc bệnh giai đoạn nặng, thận bị tổn thương quá mức mới biểu hiện với những triệu chứng như vừa kể trên.
Bệnh thận IgA có nguy hiểm không?
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc, độc tố trong máu ra khỏi cơ thể. Và khi mắc bệnh thận IgA sẽ khiến cho chức năng này của thận bị ảnh hưởng cũng như gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm sau:
Theo các chuyên gia, sự nguy hiểm của bệnh thận IgA còn phụ thuộc phần lớn vào diễn tiến phát triển của bệnh. Vì có những trường hợp người bệnh không gặp phải bất kỳ triệu trứng nào nghiêm trọng thì mức độ bệnh thường không quá nặng, có thể tự thuyên giảm ngay sau đó nếu như được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, ngược lại trong một số trường hợp bệnh nặng, ủ bệnh trong một thời gian dài có thể gây ra một số biến chứng sau:
- Cao huyết áp: Khi thận mất đi khả năng lọc chất độc, chất cặn bã trong máu ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu sẽ khiến chúng hòa tan ngược lại vào máu làm tăng áp suất trong máu và gây ra triệu chứng tăng huyết áp. Tình trạng này còn khiến chức năng thận dần bị suy giảm.
- Tăng hàm lượng cholesterol trong máu: Cũng tương tự như triệu chứng tăng huyết áp, một khi chức năng thận bị suy giảm do sự tích tụ của các kháng thể IgA sẽ vô tình làm cho hàm lượng cholesterol trong máu dần cao hơn. Và hậu quả cuối cùng là gây ra các bệnh lý về tim mạch.
- Một số bệnh lý nguy hiểm khác: Tình trạng tích tụ IgA quá mức nếu không được khắc phục kịp thời vàn đúng cách sẽ gây tổn thương chức năng thận kéo dài. Nghiêm trọng hơn là các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy thận cấp tính: Bệnh xảy ra do khả năng lọc máu của thận bị suy giảm. Những người mắc phải căn bệnh này phải tiến hành phải đi chạy thận nhân tạo vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe vừa làm hao hụt nguồn kinh tế của bạn.
- Suy thận mạn tính: Căn bệnh này diễn tiến lâu dài và không được điều trị kịp thời có thể khiến cho thận dừng hoạt động do các kháng thể IgA. Để duy trì sự sống, người bệnh phải tiến hành ghép thận hoặc chạy thận thường xuyên.
- Hội chứng thận hư: Đây là tình trạng bệnh lý do sự chuyển hóa do chức năng cầu thận bị tổn thương. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là có sự xuất hiện của protein trong nước tiểu cao, protein trong máu giảm xuống, phù tứ chi mí mắt, bụng và cholesterol cao.Thậm chí, trong vài trường hợp bệnh diễn tiến quá nhanh và không điều trị sẽ khiến thận hoàn toàn mất đi chức năng vốn có và bắt buộc người bệnh phải chạy thận đều đặn để duy trì sự sống.
Có thể thấy, bệnh thận IgA là căn bệnh khá nguy hiểm và chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy thận mạn. Trong đó, tiên lượng bệnh thận IgA tùy thuộc vào 3 yếu tố sau: protein niệu > 1g/ ngày, huyết áp tăng cao và có sự tổn thương nghiêm trọng đến ống thận, cầu thận, các mô kẽ trên sinh thiết thận.
Sự xuất hiện của càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng người bệnh mắc bệnh thận mạn tính và mất đi chức năng thận càng cao. Theo thống kê thì có đến 10% bệnh nhân mắc bệnh thận IgA đang có chức năng thận bình thường thì chỉ khoảng 10 năm sau sẽ bị suy thận.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh thận IgA
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá chẩn đoán bệnh thận IgA thông qua các biện pháp sau đây:
- Kiểm tra tổng quát: Đây là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán bệnh thận IgA. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe của người bệnh thông qua những triệu chứng lâm sàng được biểu hiện ra bên ngoài. Đồng thời, dựa vào một số các câu hỏi về triệu chứng, cảm giác bên trong cơ thể… để bác sĩ có cái nhìn tổng quan hơn.
- Siêu âm ổ bụng: Phương pháp chẩn đoán này đơn giản và đem lại hiệu quả cao khi giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng thận thông qua hình ảnh.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đây là một trong những xét nghiệm chuyên sâu cần thiết và bắt buộc thực hiện để chẩn đoán bệnh thận IgA. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy có sự xuất hiện của protein hoặc tế bào hồng cầu… thì có thể chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh thận IgA.
- Xét nghiệm máu: Để làm tăng cơ sở dữ liệu chẩn đoán bệnh thận IgA, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện xét nghiệm máu. Nếu kết quả cho thấy nồng độ creatinin trong máu cao hơn mức bình thường thì đó có thể chính là dấu hiệu của bệnh thận IgA.
- Sinh thiết thận: Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết thận để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất. Biện pháp này được tiến hành bằng cách lấy mẫu tế bào biểu mô thận để phân tích và tìm kiếm sự tồn tại của kháng thể IgA
- Xét nghiệm iothalamate: Nếu những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trên chưa đủ thông tin dữ liệu để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm iothalamate. Phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá chức năng lọc máu và đào thải độc tố của thận khi có sự xuất hiện của IgA.
Các biện pháp điều trị bệnh thận IgA hiện nay
Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và mức độ suy thận mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị cũng như đưa ra phác đồ phù hợp nhất cho từng người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế y học chưa có bất kỳ một phương pháp hay một loại thuốc đặc trị nào dành riêng để trị dứt điểm bệnh thận IgA.
Và những biện pháp dưới đây chủ yếu nhằm mục đích làm chậm diễn tiến của bệnh, kiểm soát huyết áo duy trì dưới mức 140/90mmHg và hạn chế tối đa những tổn thương đến thận
1. Điều trị bệnh thận IgA bằng thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thận IgA như:
Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB)
Đây là một trong những nhóm thuốc không ức chế hệ miễn dịch nhằm ngăn chặn sự diễn tiến quá nhanh của bệnh. Thuốc được chỉ định sử dụng ngay từ đầu trong điều trị bệnh thận IgA. Một số loại thuốc điển hình được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thận IgA như Losatan hay Lisinopril.
Thuốc có tác dụng chủ yếu trong việc làm giảm huyết áp, giảm lượng protein lọc qua cầu thận đang bị tổn thương cũng như góp phần hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Cơ chế hoạt động của thuốc là kháng lại thụ thể angiotensin để kiểm soát quá trình lọc máu, không để protein đi vào nước tiểu.
Thuốc corticoid
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của thuốc Corticoid trong việc điều trị bệnh thận IgA. Theo đó, thuốc có khả năng làm giảm nồng độ protein niệu một cách bền vững và bảo tồn tối đa chức năng thận tốt hơn so với các nhóm thuốc chỉ tập trung điều trị triệu chứng. Trong đó, nhóm thuốc Corticoid dạng liều tiêm có hiệu quả tốt hơn so với đường uống.
Nhóm thuốc chống viêm glucocorticoid và steroid
Đây là nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch được sử dụng nhằm mục đích giảm viêm. Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh thận IgA mức độ nặng. Thuốc có khả năng làm giảm thiểu nhanh chóng mức độ khó chịu khi phát sinh triệu chứng thông qua cơ chế ức chế hệ thống miễn dịch trong cơ thể vì đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận IgA.
Thuốc được đánh giá cao về hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc này bác sĩ sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng một số lưu ý như liều dùng, thời gian sử dụng và người bệnh phải tuyệt đối tuân theo để đạt được hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tác dụng phụ.
Nhóm thuốc ức chế hệ thống miễn dịch thế hệ mới
Trong một vài trường hợp khác, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế hệ thống miễn dịch thế hệ mới Mycophenolate mofetil để người bệnh sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác. Tuy nhiên, cho đến hiện tại loại thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu hoàn thiện, vì vậy nếu phải sử dụng thuốc Mycophenolate mofetil thì nên cân nhắc thật kỹ cũng như tuân thủ những hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Ngoài Mycophenolate mofetil, những trường hợp người bệnh có mức độ tổn thương thận nhẹ, triệu chứng chưa quá phức tạp cũng như chưa bước vào giai đoạn bệnh mạn tính có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch khác như:
Cyclosporin: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm đáng kể nồng độ protein niệu, nồng độ IgA trong máu cũng như làm tăng albumin trong máu. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng thuốc trong trường hợp có thể bác sĩ cho phép, không khuyến cáo sử dụng Cyclosporin cho người bệnh một cách phổ biến vì có nhiều ý kiến cho rằng thuốc gây độc cho thận.
Azathioprin: Loại thuốc này cũng tương tự như Mycophenolate mofetil và Cyclosporin. Chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.
Cyclophosphamide kết hợp với corticosteroid: Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng khi tình trạng suy thận bắt đầu có dấu hiệu diễn tiến nhanh hơn. Theo một số nghiên cứu cho thấy steroid liều làn sóng tĩnh mạch hoặc Cyclophosphamide có khả năng làm chậm quá trình phát triển bệnh thận IgA.
Viên uống bổ sung omega – 3
Một trong những dạng viên uống bổ sung omega – 3 được sử dụng phổ biến nhất là dầu cá. Viên uống này được các chuyên gia khuyến khích sử dụng thường xuyên vì không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mà còn có khả năng hỗ trợ chống lại tác nhân khởi phát bệnh thận IgA.
Những chất béo có lợi này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm bên trong tiểu cầu mà không gây ra tác dụng phụ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp sử dụng viên uống omega – 3 cùng với các loại thuốc điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ.
Ngoài những loại thuốc được sử dụng phổ biến như vừa kể trên, tùy vào từng trường hợp mắc bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc khác như:
- Thuốc lợi tiểu để hỗ trợ đào thải các chất cặn bã, độc tố dư thừa trong nước tiểu ra ngoài.
- Thuốc statin giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và làm chậm quá trình phát triển bệnh cũng như hạn chế tổn thương thận.
- Thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu như Aspirin, aspegic, dipyridamol
- Thuốc chống đông máu như levenox, heparin
2. Chạy thận, ghép thận
Đây là 2 phương pháp điều trị dành riêng cho những người mắc bệnh thận IgA cấp độ nặng, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối, không và sử dụng thuốc không còn đạt hiệu quả như mong muốn. Mục đích nhằm cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
- Chạy thận lọc máu: Phương pháp này được áp dụng để điều trị cho những người bệnh thận IgA mất đi chức năng thận ở giai đoạn nặng. Dựa vào máy móc thiết bị hỗ trợ lọc máu, loại bỏ chất lỏng, chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể, giữ lại những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ ổn định điều hòa huyết áp.
- Cấy ghép thận: Trong trường hợp thận của người bệnh không còn chịu được quá trình lọc máu nữa, tức là thận đã hoàn toàn không còn cơ hội phục hồi được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép thận sớm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể được tiến hành cấy ghép thận vì chi phí cho quá trình này rất tốn kém và không phải đã ghép thì sẽ hoàn toàn tương thích mà vẫn có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.
3. Điều trị bệnh thận IgA theo Đông y
Theo quan niệm trong Đông y, bệnh thận IgA thuộc phạm trù niệu huyết trong Y học cổ truyền. Nguyên nhân cũng như cơ chế hình thành bệnh là do âm hư, khí hư là bản; phong, thấp, nhiệt, huyết ứ là tiêu, âm hư thường kèm theo tình trạng thấp nhiệt và khí hư kèm theo tình trạng huyết ứ. Cụ thể như sau:
- Phong nhiệt phạm phế khiến phế bị tuyên giáng, nhiệt tà truyền xuống hạ tiêu gây ra những tổn thương về thận.
- Do phiền muộn quá mức hoặc do bẩm thụ âm dịch bất túc khiến cho can thận âm hư, âm hư sinh nội nhiệt mà hư nhiệt sẽ làm tổn thương thận lạc.
- Do bẩm thụ khí hư hoặc lao lực quá độ khiến tỳ thận bị tổn thương.
Gợi ý một số bài thuốc điều trị bệnh thận IgA theo Đông y:
- Thể phong nhiệt nhiễu lạc: phép trị nhằm sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Cần chuẩn bị các dược liệu gồm 15g ngân hoa, 15g liên kiều, 12g trúc diệp, 12g ngưu bàng tử, 12g đạm đậu xị, 5g cam thảo, 12g cát cánh, 15g huyền sâm, 20g bạch mao căn, 20g ngư tinh thảo. Sắc mỗi ngày một thang để uống.
- Thể hạ tiêu thấp nhiệt: phép trị nhằm thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết. Chuẩn bị các vị thuốc gồm: 15g ngẫu tiết (củ sen), 9g bồ hoàng, 9g mộc thông, 15g bông mã đề, 15g sinh địa hoàng, 9g đương quy, 9g chi tử sao đen, 12g đạm trúc diệp, 5g cam thảo, 15g nhân trần, 15g thạch vĩ, 15g biển súc. Mỗi ngày sắc uống một thang thuốc.
- Thể tâm hỏa cang thịnh: phép trị nhằm thanh âm tả hỏa, lương huyết chỉ huyết. Chuẩn bị sinh 18g địa hoàng, 12g trúc diệp, 9g mộc thông, 5g cam thảo, 9g bồ hoàng, 15g ngẫu tiết, 20g hoạt thạch, 6g chi tử đem sắc uống mỗi ngày một thang.
4. Các mẹo dân gian chữa bệnh thận IgA đơn giản
Với những người phát hiện bệnh thận IgA giai đoạn sớm, các triệu chứng chưa nghiêm trọng cũng như tiên lượng bệnh cao thì có thể chọn cách điều trị bằng các mẹo dân gian. Vì theo các chuyên gia, trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược quý, lành tính và đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng bệnh.
Trong đó, một số loại thảo dược được đánh giá tốt trong điều trị bệnh thận IgA điển hình như:
- Mã đề: có tác dụng điều trị chứng đi tiểu ra máu, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và được dùng phổ biến trong các bệnh lý về tiết niệu.
- Nhục thung dung: hạ huyết áp, nhuận tràng, bổ thận và tăng cường hệ miễn dịch.
- Trạch tả: dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp tính, mạn tính.
- Kim tiền thảo: có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, lợi tiểu hiệu quả.
- Hoài sơn: bổ thận, hỗ trợ cải thiện chức năng thận và điều hòa âm dương.
5. Điều trị bằng các biện pháp tại nhà
Để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cũng nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà như:
- Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh thận IgA nên ăn uống khoa học, hạn chế tối đa việc sử dụng muối và thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo. Vì những chất béo này khi vào trong cơ thể sẽ kết thành từng mảng bám trên động mạch rồi lan dần đến thận, làm thận bị tổn thương và ảnh hưởng chức năng thận.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và thức uống có cồn, chất kích thích. Vì đây là những thứ càng làm tăng mức độ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng thận cũng như làm giảm sút sức khỏe tổng thể.
- Tăng cường bổ sung lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Đều đặn mỗi ngày ít nhất là 2 lít nước để các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể hoạt động trơn tru dễ dàng hơn, đồng thời hỗ trợ cải thiện bệnh thận IgA.
Người bệnh thận IgA nên ăn gì là tốt nhất?
Đối với người mắc bệnh thận thận IgA, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng cũng như tình trạng bệnh. Một thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tối đa sự tổn thương của thận.
- Người bệnh thận IgA nên ăn: Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có lợi như các loại thịt trắng (thịt gà, thịt nạc), các loại cá nước ngọt và cá biển, những loại ngũ cốc nguyên cám chưa qua tinh chế như gạo lứt, yến mạch, hạt chia, đại mạch, ăn đa dạng các loại rau xanh, củ quả trái cây tươi, thực phẩm giàu omega – 3 như hạt lanh, hạt óc chó, sử dụng nguồn chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu oliu, bơ, đậu phộng…
- Người bệnh thận IgA không nên ăn: Tránh sử dụng các loại thực phẩm như thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê, thịt thỏ, thịt đà điểu…), thực phẩm giàu chất béo, mỡ từ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia, thức ăn nêm nếm nhiều muối, các loại bột đã qua quá trình tinh tế như gạo trắng, bột mì…
Cách phòng tránh bệnh thận IgA hiệu quả
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói luôn đúng với hầu hết tất cả các căn bệnh, trong đó có cả bệnh thận IgA. Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh đơn giản sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất:
- Thực hiện chế độ ăn uống hằng ngày đủ chất dinh dưỡng, cân đối thực đơn sao cho đa dạng thực phẩm. Chỉ có một chế độ dinh dưỡng khoa học mới giúp người bệnh tránh được những nguy cơ bệnh tật như thừa cân béo phì, mỡ trong máu… tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý tim mạch và ảnh hưởng chức năng gan, thận.
- Tuân thủ một lối sống lành mạnh như thường xuyên tập thể dục thể thao, cơ thể phải được vận động mỗi ngày mới trở nên dẻo dai, khỏe mạnh. Đồng thời, tâp thể dục sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật, duy trì một cân nặng phù hợp và kích thích tuần hoàn máu, phòng ngừa rất nhiều bệnh lý.
- Duy trì mức huyết áp và lượng cholesterol trong máu ở mức ổn định, tránh tình trạng nhiễm trùng và chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan B và viêm gan C.
- Chủ động thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để thực hiện các biện pháp tầm soát và sớm phát hiện cũng như điều trị bệnh hay xử lý triệu chứng kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh trong quá khứ hoặc trong gia đình có người thân mắc bệnh hoặc thường xuyên cao huyết áp, tiểu đường.
Tóm lại, bệnh thận IgA là một căn bệnh nguy hiểm không có thuốc trị. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng xử lý phù hợp, kịp thời. Đây chính là cách tốt nhất để khiến bệnh ngừng phát triển, bảo tồn chức năng thận và không làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm thận Lupus là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- Protein niệu trong viêm cầu thận cấp – Điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!