Đau bụng âm ỉ kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau bụng âm ỉ kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Bệnh nhân cần thăm khám và thực hiện chẩn đoán chính xác qua các thủ thuật y khoa. Để từ đó các chuyên gia có thể xác định được nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Đau bụng âm ỉ và kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng âm ỉ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng âm ỉ kéo dài khởi phát do sự nhu động quá mức của dạ dày, đường ruột, bàng quang hoặc thận. Triệu chứng này có thể khởi phát do một số nguyên nhân phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng co thắt…

Tuy nhiên ở một số trường hợp ít gặp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở đường tiết niệu và sinh dục. Bài viết đã tổng hợp 15 vấn đề sức khỏe có liên quan đến triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài, bao gồm:

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng, một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra các vết loét và viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày và tá tràng. Các vết loét này thường kích thích cơn đau âm ỉ ở thượng vị, đặc biệt sau khi ăn no, đói hoặc tiêu thụ thực phẩm cay nóng và chất béo. Bệnh không chỉ gây đau bụng mà còn đi kèm với ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy, sút cân và làn da nhợt nhạt.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Cơn đau do viêm loét dạ dày thường xảy ra ở trên rốn và khởi phát sau khi ăn no

2. Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt, hay hội chứng ruột kích thích, là rối loạn chức năng co bóp của ruột già, không liên quan đến tổn thương thực thể. Cơn đau bệnh lý này không điển hình, có thể phát sau bữa ăn và xuất hiện ở nhiều vị trí. Bên cạnh đau bụng, bệnh còn gây táo bón, chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi và mất ngủ.

3. Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là tình trạng môn vị bị hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Môn vị là cơ quan nằm giữa dạ dày và tá tràng, có vai trò lưu thông thức ăn xuống đường ruột.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Hẹp môn vị gây đau thượng vị, đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn mửa

Vì vậy khi môn vị bị hẹp, thức ăn có thể tồn trong dạ dày và gây ra một số triệu chứng điển hình như đau bụng, nôn mửa, khó tiêu… Cơn đau do hẹp môn vị thường xảy ra sau khi ăn và đau ở vị trí trên rốn. Với những trường hợp nôn ói, triệu chứng đau thượng vị sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.

Xem ngay: Bị đau bụng kinh kéo dài – Nguyên nhân và cách khắc phục

4. Lao ruột

Lao ruột, một bệnh lý nguy hiểm khi trực khuẩn lao từ phổi lan sang đường tiêu hóa, thường không hoạt động cho đến khi sức đề kháng giảm. Biểu hiện giống các vấn đề tiêu hóa khác như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, có thể dẫn đến đau toàn bụng hoặc khu trú. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây biến chứng như viêm phúc mạc, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt và tử vong.

5. Viêm tụy mãn tính

Viêm tuyến tụy mãn tính, thường do lạm dụng rượu và ăn uống không điều độ, gây đau âm ỉ ở lưng và bụng trái hoặc đau thượng vị. Cơn đau ban đầu có thể tạm thời nhưng sau đó trở nên liên tục, kèm theo phân mỡ hôi.

Viêm tụy có nguy hiểm không?
Viêm tụy gây ra cơn đau ở thượng vị hoặc xảy ra ở giữa vùng bụng và lưng

Trong những trường hợp không kịp thời can thiệp, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, hội chứng hấp thu kém, ung thư hóa tụy, tràn dịch thanh mạc, tiểu đường, u nang,…

6. Khối u ở dạ dày hoặc đường ruột

Sự xuất hiện khối u ở dạ dày hoặc đường ruột là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ và kéo dài. Ở những khối u lành tính, cơn đau thường có mức độ nhẹ và chỉ khởi phát sau khi ăn no.

Ngược lại nếu khối u ác tính, cơn đau có thể khởi phát ở bất cứ thời điểm nào và có mức độ dữ dội. Ngoài triệu chứng này, khối u ác tính ở cơ quan tiêu hóa còn có thể gây ra một số triệu chứng như nôn mửa, đại tiện ra máu, người sụt cân bất thường, ăn không ngon, mất ngủ…

7. Các vấn đề ở niệu đạo

Niệu đạo là cơ quan dẫn nước tiểu và tinh dịch ra bên ngoài. Cơ quan này có thể bị viêm, hẹp và hình thành sỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương ở niệu đạo có thể gây ra rối loạn tiểu tiện (khó tiểu, luôn cảm thấy buồn tiểu, ngứa rát khi tiểu tiện…) và đau âm ỉ ở bụng dưới.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Tổn thương ở niệu đạo có thể gây đau bụng dưới âm ỉ đi kèm với các biểu hiện rối loạn tiểu tiện

Các bệnh lý ở niệu đạo thường đáp ứng tốt với điều trị khi được phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên ở những trường hợp nhiễm trùng kéo dài, nam giới có thể đối mặt với một số biến chứng như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, nhiễm trùng bàng quang và thận.

Đừng bỏ qua: Đau bụng táo bón – Cách giảm đau, đi cầu nhanh

8. Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ và kéo dài ở trẻ nhỏ. Giun sán sinh sống trong đường ruột của cơ thể người, gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, ngứa hậu môn, đau bụng âm ỉ…

Nhiễm giun sán thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên với một số trường hợp, ấu trùng có thể di chuyển đến mắt, não và gây ra một số biến chứng nặng nề

9. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ tổng hợp các triệu chứng ở nữ giới xảy ra trong 1 – 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt. Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng khó chịu về mặt tinh thần và thể chất như đau bụng nhẹ và kéo dài, mệt mỏi, tăng cân, đau nhức toàn thân, kém tập trung, cáu bẳn, lo lắng, mất ngủ…

đau bụng âm ỉ kéo dài
Ngoài ra đau bụng âm ỉ kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên với những trường hợp triệu chứng xuất hiện thường xuyên, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sinh hoạt và làm việc, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc để cải thiện.

10. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh ở vị trí bên ngoài tử cung (ỗng dẫn trứng, buồng tử cung…). Đây là một trong những tình trạng rất nguy hiểm và là nguyên nhân gây sảy thai hàng đầu.

Biểu hiện của mang thai ngoài tử cung thường khởi phát trong vài tuần đầu thai kỳ. Các triệu chứng điển hình, bao gồm: Đau nhói ở vùng bụng dưới, rong huyết nhẹ, mệt mỏi, đau trực tràng, buồn nôn… Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải can thiệp ngoại khoa để loại bỏ bào thai.

11. Các bệnh lý về thận

Các bệnh lý về thận như thận yếu, sỏi thận,… cũng có thể gây đau vùng bụng dưới âm ỉ. Cơn đau do các bệnh về thận thường khởi phát khi mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi quan hệ tình dục.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Các bệnh lý về thận cũng có thể nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ và kéo dài

Ngoài cơn đau bụng âm ỉ, các bệnh lý này còn làm phát sinh một số triệu chứng đi kèm như tiểu ra máu, tiểu buốt, khó tiểu… Thận yếu và sỏi thận có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Với những trường hợp để bệnh kéo dài, thận có nguy cơ viêm nhiễm cao và dễ để lại biến chứng nguy hiểm.

Đọc thêm: Đau bụng đi cầu ra máu – Lý do bạn cần đi khám ngay

12. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một tình trạng viêm mãn tính của hệ tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn, nhưng thường tập trung ở tá tràng và đại tràng. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết, nhưng bệnh liên quan đến gen và mất cân bằng nội tiết. Triệu chứng bao gồm đau bụng, loét miệng, chuột rút, đại tiện ra máu, mệt mỏi, sốt, chán ăn, và sụt cân không giải thích được.

13. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng âm ỉ, tiêu chảy và đầy hơi, khó tiêu. Tình trạng này khởi phát do lạm dụng thuốc kháng sinh, uống nhiều rượu bia và không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Đau bụng âm ỉ, tiêu chảy, đầy hơi,… là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa

Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ, tình trạng có thể được cải thiện sau 2 – 3 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng dần, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị y tế.

14. Viêm phần phụ

Viêm phần phụ là viêm nhiễm ở buồng trứng và vòi trứng, thường do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh kém, nạo phá thai không an toàn, hoặc sót rau sau sinh.

Triệu chứng bao gồm đau bụng dưới kéo dài, tăng khi quan hệ tình dục, đi đại tiện, hoặc mang vác nặng. Các dấu hiệu khác gồm tiểu buốt, rắt, rối loạn kinh nguyệt, sốt và dịch tiết âm đạo bất thường.

Xem thêm: Đau bụng quanh rốn là gì? Dấu hiệu nhận biết – Cách điều trị

15. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là khối u chứa chất lỏng hoặc rắn trong hoặc trên buồng trứng, thường phát triển âm thầm và có thể tự biến mất. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên đi tiểu và tăng cân bất thường.

đau bụng âm ỉ kéo dài
Không chỉ gây đau bụng kéo dài, u nang buồng trứng còn gây buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi,…

Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến biến chứng như vỡ nang, xoắn nang, hoặc chèn ép cơ quan lân cận. Đau bụng âm ỉ kéo dài cũng có thể do các nguyên nhân khác như viêm màng ngoài tim, tắc mạch máu phổi, hoặc lupus.

Khi bị đau bụng âm ỉ kéo dài nên xử lý ra sao?

Khi bị đau bụng âm ỉ kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên thăm bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Đối với các triệu chứng nhẹ như hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc rối loạn tiêu hóa, có thể được chỉ định thuốc và chăm sóc tại nhà.

Các tình trạng nghiêm trọng như viêm phần phụ hoặc u nang buồng trứng đòi hỏi tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, đôi khi cần phẫu thuật. Không tự ý dùng thuốc giảm đau vì có thể che lấp các triệu chứng, làm khó khăn trong việc xác định nguyên nhân.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để nhận biết và phản ứng phù hợp khi gặp phải tình trạng đau bụng âm ỉ kéo dài. Luôn nhớ rằng, việc thăm khám y tế kịp thời là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn được bảo vệ. Đừng để nỗi lo về đau bụng âm ỉ kéo dài trở thành gánh nặng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp để xác định chính xác nguyên nhân và nhận được phương pháp điều trị hiệu quả.

Có thể bạn cần biết

Chia sẻ:
đau vùng dưới xương ức Đau tức vùng ức ngay dưới mỏ ác là bệnh gì? Cách xử lý

Đau tức vùng ức là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh dạ dày, bệnh mạch vành hay một…

bệnh co thắt thực quản Co thắt thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Co thắt thực quản là tình trạng co bóp không kiểm soát được ở ống dẫn thức ăn, gây đau…

Bệnh viêm hang vị tiền môn vị là gì? Viêm hang vị tiền môn vị là gì? Nguy hiểm không?

Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm xảy ra ở phần cuối của dạ dày, có thể…

Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không?

Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không? Các chuyên gia giải thích rằng: Không chỉ gây nóng…

Bảng giá nội soi dạ dày phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của các phòng khám và bệnh viện Bảng Giá Nội Soi Dạ Dày – Chi Tiết Chi Phí Theo Từng Phương Pháp

Thông qua bảng giá nội soi dạ dày, bạn có thể hiểu rõ về các loại dịch vụ nội soi…

Bình luận (5)

  1. Trần van lương
    Trần van lương says: Trả lời

    Bụng con ê ẫm

  2. Nguyễn Thị Liên
    Nguyễn Thị Liên says: Trả lời

    Cháu bị đau bụng bên phải hơn một tháng này rồi

  3. Nguyễn Thị Liên
    Nguyễn Thị Liên says: Trả lời

    Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị đau bụng bên phải hơn một tháng này rồi

  4. Nguyễn Anh Tuấn
    Nguyễn Anh Tuấn says: Trả lời

    Bác sĩ cho hỏi , em mỗi khi uống rượu bia xong là cảm thấy sót ruột âm ỉ , mặc dù k bị nôn vẫn có cảm giác âm ỉ khó chịu , đó là biểu hiện của bệnh nào ạ

  5. Lương minh tuấn
    Lương minh tuấn says: Trả lời

    Bác sĩ ơi cho cháu hỏi cháu bị đau toàn bụng đau âm ỉ 4-5 ngày hôm nay rồi ạ đau liên tục liên tục suốt mấy ngày ạ mà tối nào mằng xg Là đau không ngủ đc ạ bác sĩ cs bt đấy là bệnh j ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua