Chảy máu dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chảy máu dạ dày là tình trạng y tế cấp bách, phát sinh từ các tổn thương nghiêm trọng trên niêm mạc dạ dày. Tình trạng này cần được can thiệp y tế kịp thời để tránh nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh, đặc biệt trong các trường hợp nặng.

chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày là tình trạng nguy hiểm cần can thiệp kịp thời

Tình trạng chảy máu dạ dày nguyên nhân do đâu?

Chảy máu dạ dày còn được biết đến với tên thuật ngữ y khoa quen thuộc là xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa kích hoạt ngay tại niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề là dạ dày bị tổn thương nặng.

Dưới đây là các yếu tố liên quan:

1. Sử dụng thuốc kháng sinh quá liều

Sử dụng thuốc kháng sinh quá liều và kéo dài có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tiêu diệt lợi khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại, dẫn đến tổn thương niêm mạc và chảy máu dạ dày. Thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống đông máu cũng là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Thống kê cho thấy, viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Bệnh thường khởi phát do nhiễm vi khuẩn Hp hay sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên. Ngoài ra, chế độ ăn không đảm bảo, stress, uống rượu bia, hút thuốc lá… cũng là những yếu tố liên quan.

Tình trạng chảy máu dạ dày thường sẽ phát sinh khi các ổ viêm loét phát triển mà không được can thiệp. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải đối diện với các hệ quả nghiêm trọng khác như thủng dạ dày, hẹp môn vị.

Xem thêm: Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì? Có nguy hiểm?

3. Ung thư dạ dày

Chảy máu dạ dày cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày cần can thiệp kịp thời. Bệnh thường khởi phát khi các tế bào ở dạ dày phát triển mất kiểm soát tạo thành các khối u.

Dấu hiệu bênh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những nguyên nhân tương đối phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh thường là do các tổn thương tiền ung thư, vi khuẩn Hp, tiền sử phẫu thuật dạ dày. Bệnh thường diễn tiến rất âm thầm ở giai đoạn sớm. Chính vì thế mà người bệnh thường chỉ phát hiện ra khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn.

Chảy máu dạ dày đi kèm với những triệu chứng nôn ra máu hay đi ngoài phân đen là những triệu chứng ở giai đoạn muộn của bệnh.

4. Hội chứng Mallory weiss

Hội chứng Mallory-Weiss biểu hiện thông qua các vết rách ở niêm mạc dạ dày thực quản, thường xuất hiện sau các cơn nôn mạnh do uống rượu. Nôn ra máu tươi hoặc dịch nôn nâu đen là biểu hiện chính.

Mặc dù hầu hết các trường hợp chảy máu thường tự dừng và ở mức độ nhẹ đến trung bình, song một số ít có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim và lên cơn đau tim. Các yếu tố khác như nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống không lành mạnh, và thói quen hút thuốc, uống rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Các triệu chứng chảy máu dạ dày thường gặp

Tình trạng chảy máu dạ dày cần sớm phát hiện để can thiệp kịp thời. Bạn cần chú ý đến một số triệu chứng đặc trưng sau đây:

1. Vùng thượng vị đau dữ dội

Tình trạng xuất huyết thường diễn ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Đây chính là lý do mà dù cho máu chảy nhiều hay ít thì người bệnh vẫn sẽ bị đau dữ dội ở vùng thượng vị.

Ngoài ra, cơn đau còn lan tỏa trên diện rộng khiến bụng cứng rất khó chịu. Bạn còn có thể bị đau đến toát mồ hôi, mặt mũi tái xanh.

2. Nôn ra máu

Đây chính là triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng xuất huyết dạ dày. Thông thường, người bệnh sẽ nôn ra máu tươi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp máu có thể bị tụ lại ở dạ dày một thời gian rồi mới trào ra bên ngoài. Điều này khiến nhiều người bị nôn ra máu màu đen có lẫn cả thức ăn.

biểu hiện của bệnh chảy máu dạ dày
Nôn ra máu là triệu chứng điển hình nhất của xuất huyết dạ dày

Đọc thêm: Dạ Dày An Bình Có Tác Dụng Gì? Giá Bán và Cách Dùng

3. Đi ngoài ra máu

Sau nôn ra máu thì đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng rất thường gặp khi bị xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không biểu hiện rõ ràng như ở xuất huyết đại trực tràng. Người bệnh có thể bị đi ngoài ra máu hay đi ngoài ra phân đen có dính máu.

4. Thay đổi sắc tố da

Thay đổi sắc tố da có thể là triệu chứng của tình trạng chảy máu dạ dày, một dấu hiệu ít được chú ý nhưng quan trọng. Khi dạ dày chảy máu, chức năng tiêu hóa suy giảm, dẫn đến mệt mỏi và làn da kém sức sống, nhợt nhạt, cần được chú ý để phát hiện và điều trị kịp thời.

5. Thiếu máu

Đây là triệu chứng nhận biết đồng thời cũng là hệ quả, càng biểu hiện rõ ràng hơn khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng thiếu máu thường đi kèm với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tụt huyết áp hay cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Chảy máu dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu dạ dày là một trong những vấn đề y tế nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời can thiệp. Đặc biệt là khi tình trạng chảy máu diễn ra một cách đột ngột và tiến triển nhanh chóng.

Lúc này người bệnh có thể gặp tình trạng sốc với các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Hạ huyết áp mạnh
  • Không đi tiểu hay tiểu không thường xuyên
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở, tức ngực
  • Mất ý thức

Những điều này sẽ đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong. Và thống kê cũng cho thấy rằng, số lượng người tử vong vì chảy máu dạ dày đang có nguy cơ tăng lên mỗi năm.

Bạn muốn biết: Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim 

Các phương pháp chẩn đoán chảy máu dạ dày

Để chẩn đoán chảy máu dạ dày, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng và thực hiện các phương pháp chuyên sâu như nội soi dạ dày, sử dụng ống nội soi với camera để quan sát tổn thương niêm mạc và tình trạng xuất huyết.

chẩn đoán xuất huyết dạ dày
Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để quan sát những bất thường trong dạ dày

Từ đó, sẽ quan sát mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày cũng như đánh giá sơ bộ tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán thì những xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định.

Các xét nghiệm hỗ trợ có thể là:

  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết mẫu phân
  • Chụp động mạch
  • Xét nghiệm hình ảnh

Điều trị chảy máu dạ dày

Đối với tình trạng xuất huyết dạ dày dù là nặng hay nhẹ thì cũng cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân kích hoạt vấn đề cũng như biểu hiện triệu chứng.

1. Sử dụng thuốc

Điều trị chảy máu dạ dày bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc cầm máu và làm sạch dạ dày với nước muối hòa adrenalin. Tiếp theo là áp dụng thuốc trung hòa acid và kháng acid.

Trong trường hợp chảy máu liên tục, có thể tiêm Cimetidin với tần suất 6 giờ một lần. Nếu do vi khuẩn Hp, điều trị bao gồm kháng sinh 10 – 14 ngày và thuốc chữa lành vết loét trong 6 – 8 tuần.

Tham khảo thêm: 11+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Tốt Nhất

2. Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp việc điều trị bằng thuốc không thể đáp ứng thì bác sĩ buộc phải cân nhắc điều trị ngoại khoa để nhanh chóng ức chế triệu chứng. Điều này đảm bảo rằng người bệnh sẽ không bị đe dọa tính mạng khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nên nghiêm trọng.

điều trị chảy máu dạ dày
Trường hợp bị chảy máu dạ dày nặng, người bệnh có thể phải phẫu thuật để điều trị

Can thiệp ngoại khoa có thể tiến hành với các phương án sau:

  • Phương pháp nội soi: Dùng tia laser, dầu nhiệt hay kẹp cầm máu… để ức chế tình trạng xuất huyết và giúp dạ dày dần ổn định trở lại.
  • Phẫu thuật: Áp dụng cho những trường hợp bị xuất huyết quá nặng. Bác sĩ sẽ truyền thêm máu cho người bệnh để ngăn ngừa khả năng mất nhiều máu và giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thành công.

3. Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ

Các biện pháp chăm sóc sau đây sẽ giúp hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương dạ dày và ngăn ngừa tình trạng chảy máu dạ dày tái diễn.

  • Bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm lành mạnh: Rau xanh, trái cây, thực phẩm dễ tiêu.
  • Chọn thực phẩm mềm, chín kỹ để bảo vệ dạ dày tổn thương.
  • Tránh thức ăn nhanh, chiên xào, cay, đồ chế biến sẵn, rượu bia.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn.
  • Giảm tải công việc, tránh stress.
  • Nghỉ ngơi đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tập thể dục đều đặn như đi bộ, yoga để cải thiện tiêu hóa và sức đề kháng.

Chảy máu dạ dày là tình trạng nguy hiểm cần điều trị ngay lập tức để tránh đe dọa đến tính mạng. Ngoài việc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ thì bạn cần thực hiện tốt những biện pháp chăm sóc hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Cách phòng ngừa chứng đau dạ dày tái phát

Bệnh đau dạ dày có mức độ khá phổ biến nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được…

Đau Dạ Dày Nôn Ra Máu Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày).…

Thuốc Trimafort – Tác dụng, cách dùng, số đăng ký & giá bán

Thuốc Trimafort là một lựa chọn hàng đầu trong điều trị các vấn đề về dạ dày, bao gồm viêm…

triệu chứng viêm hang vị dạ dày Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày cần nhận biết sớm

Hiểu rõ các dấu hiệu khó chịu hoặc triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày không chỉ giúp…

Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất

Để điều trị hiệu quả, việc phân biệt giữa xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là thiết yếu. Mỗi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua