Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính (Bộ Y Tế)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính thường bao gồm sử dụng kháng sinh kết hợp với ức chế bơm proton để tiêu diệt vi khuẩn và giảm axit trong dạ dày.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn cư trú tại dạ dày và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày. 

Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày

Vi khuẩn HP tồn tại và hoạt động được trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày là nhờ khả năng tiết ra enzyme (urease) giúp trung hòa môi trường axit xung quanh.

Khoảng 50% dân số toàn cầu được cho là mang vi khuẩn HP trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chỉ tồn tại ở mức độ cho phép, vi khuẩn HP không gây ra nhiều biến đổi đáng kể trong dạ dày.

Trái lại, khi phát triển mạnh mẽ, vi khuẩn HP có thể tấn công vào niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề như viêm loét dạ dày, xung huyết, thủng và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP được xem xét là phức tạp vì yêu cầu sự kết hợp của nhiều phương pháp điều trị để đạt hiệu quả. Để tạo ra một phác đồ điều trị hiệu quả không hề dễ dàng vì vi khuẩn này phát triển nhanh chóng và có khả năng kháng thuốc mạnh mẽ, dễ lan truyền.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn ói kéo dài không giảm, việc nhanh chóng thăm khám lâm sàng và chẩn đoán điều trị là quan trọng.

Điều trị sớm sẽ tăng cơ hội phục hồi bệnh. Phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn tùy theo tình trạng và triệu chứng cụ thể của mỗi người, với mục tiêu đem lại hiệu quả và khả năng hồi phục tốt nhất.

Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị Hp mới nhất theo hướng dẫn của bộ y tế

Nguyên tắc và mục đích của phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính

Các nguyên tắc bao gồm:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh như sự xuất hiện của vi khuẩn HP, stress, do dạ dày tăng tiết HCl…
  • Hỗ trợ thúc đẩy quá trình bình thường hóa chức năng dạ dày.
  • Làm lành các tổn thương, tái tạo niêm mạc và loại trừ các bệnh lý kèm theo, ngăn ngừa biến chứng. 

Mục đích điều trị:

  • Giảm thiểu tối đa các yếu tố gây viêm loét (thuốc ức chế bài tiết HCl và Pepsin, thuốc trung hòa acid dạ dày tá tràng).
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ như dùng thuốc tạo ra lớp màng che phủ niêm mạc và băng các ổ loét và kết hợp sử dụng các loại thuốc kích thích có khả năng sản xuất chất nhầy. 
  • Tăng khả năng diệt trừ vi khuẩn HP. 

Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính mới nhất của Bộ Y tế

Dưới đây là gợi ý 4 phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính dược Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng. 

1. Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp 3 thuốc

Đây là phác đồ điều trị phổ biến nhất và được sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ. Phác đồ này thường được sử dụng cho những người mắc bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP trong giai đoạn đầu của bệnh. 

  • Thời gian sử dụng: kéo dài trong khoảng 10 – 14 ngày
  • Loại thuốc sử dụng: Trong phác đồ này chủ yếu kết hợp sử dụng các loại thuốc gồm:
    • Amoxicillin: 2g/ ngày
    • PPI (chất ức chế bơm proton): 2 lần/ngày
    • Clarithromycin: 500 mg/ 2 viên/ ngày. Trong đó, những đối tượng bệnh nhân ở miền Trung và miền Bắc thường có tỷ lệ kháng clarithromycin thấp hoặc Metronidazonle/ Tinidazole: 500mg/ 2 viên/ ngày. Tỷ lệ người bệnh ở khu vực miền Nam thường có tỉ lệ kháng clarithromycin cao.
  • Kết quả: Áp dụng phác đồ điều trị này đem lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn Hp > 80% chỉ ngay sau một lần điều trị đầu tiên. 

2. Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp 4 thuốc 

Phác đồ điều trị này chủ yếu dành cho những người bệnh đã từng áp dụng điều trị theo phác đồ điều trị 3 thuốc nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn. 

phác đồ viêm dạ dày hp dương tính
Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính với sự kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau

Phác đồ điều trị như sau:

  • Thời gian áp dụng: kéo dài trong khoảng 10 – 14 ngày. 
  • Loại thuốc sử dụng: Điều trị viêm dạ dày Hp 4 thuốc được chia làm 2 trường hợp: điều trị bằng thuốc có bismuthđiều trị không có bismuth. Bismuth chính là tác nhân bảo vệ tế bào thường được chỉ định sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và thường được kết hợp với những loại thuốc khác để tăng hiệu quả. 
    • Điều trị có bismuth: Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày hoặc PPI dùng 2 lần/ ngày + Tinidazole hay Metronidazole 250mg/4 viên/ ngày + Bismuth 120mg/4 viên/ ngày.
    • Điều trị không có bismuth: PPI (2 lần/ ngày) + Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + Amoxicillin (1g/ 2 viên/ ngày).
  • Kết quả: Trường hợp áp dụng liệu pháp 4 thuốc có bismuth để trị bệnh và đáp ứng thuốc có thể đem lại kết quả điều trị hơn 95% sau liệu trình 14 ngày. 
  • Tác dụng phụ: Nhóm các loại thuốc này thường dễ xảy ra tình trạng khó dung nạp thuốc và kháng thuốc. Từ đó làm tăng nguy cơ kháng Hp kép do sự kết hợp của quá nhiều thuốc với nhau. 

Tham khảo thêm: Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc gì? Mua ở đâu?

3. Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính nối tiếp

Phác đồ này được sử dụng như một giải pháp kế tiếp sau 2 phác đồ trên hoặc dùng ngay trong 2 liệu trình ban đầu. 

  • Thời gian áp dụng: liệu trình điều điều trị kéo dài khoảng 10 ngày. 
  • Loại thuốc sử dụng: Trong vòng 10 ngày điều trị, loại thuốc sử dụng sẽ khác nhau ở từng thời điểm như:
    • Trong 5 ngày đầu: dùng Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày)
    • Trong 5 ngày tiếp theo: dùng kết hợp Tinidazole 500mg/2 viên/ngày + Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày + PPI 2 lần/ngày.
  • Kết quả: Áp dụng liệu trình này và đáp ứng thuốc sẽ giúp đạt được tỷ lệ điều trị khá cao chiếm đến 88.9% đối với những chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin và đạt khoảng 28.6% hiệu quả so với phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính 3 thuốc. 

4. Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính 3 thuốc có Levofloxacin

Levofloxacin, một loại kháng sinh Quinolone, được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP, thường áp dụng cho những người không đạt được kết quả từ các phương pháp điều trị khác.

  • Thời gian áp dụng: Điều trị kéo dài trong khoảng 10 ngày. 
  • Loại thuốc sử dụng: Các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị này gồm PPI 2 lần/ ngày + Amoxicillin 2g/ ngày + Levofloxacin  500mg x 2 viên/ ngày. 
  • Kết quả: Áp dụng phác đồ này giúp đem lại khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả cao hơn so với những phác đồ điều trị 4 thuốc khác. Tuy nhiên lại kém tác dụng khi vi khuẩn HP biến đổi và trở nên kháng Levofloxacin. 

Một số loại thuốc được sử dụng điều trị viêm dạ dày HP dương tính

Các loại thuốc thông thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP bao gồm:

  • Amoxicillin: Một loại kháng sinh cùng họ với Penicilin, ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gram dương.
  • Thuốc PPI (Proton Pump Inhibitor): Ức chế bơm proton giảm sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzyme tiết ra axit. Các loại phổ biến bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole.
  • Clarithromycin: Loại kháng sinh Macrolid thường được kết hợp với các thuốc chống loét khác để điều trị viêm loét dạ dày.
  • Metronidazole: Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Tinidazole: Loại kháng sinh Nitroimidazole, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các sinh vật đơn bào, giúp ngăn chặn vi khuẩn HP và viêm loét dạ dày.

Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính

Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng các phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính, người bệnh cần chú ý:

  • Thuốc PPI: Uống trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng để đảm bảo dạ dày trống rỗng.
  • Thuốc kháng sinh: Uống ngay sau bữa ăn.
  • Khi muốn ngừng sử dụng thuốc PPI kéo dài, cần giảm liều dần trước khi dừng hoàn toàn.
  • Tránh sử dụng kết hợp các loại thuốc chứa PPI + Clarithromycine + Tinidazole vì hiệu quả chưa được chứng minh khoa học và có thể tăng nguy cơ kháng thuốc.
  • Có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm căng thẳng.
  • Sử dụng các loại thuốc trong phác đồ điều trị khi dạ dày rỗng.

Bên cạnh đó, cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tái khám định kỳ để phòng ngừa tái phát bệnh.

Việc tuân thủ phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính theo chỉ dẫn của Bộ Y tế là rất quan trọng để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị. Đồng thời, cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
trào ngược dạ dày khi mang thai Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày khi mang thai là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này…

Dạ Dày An Bình Dạ Dày An Bình Có Tác Dụng Gì? Giá Bán và Cách Dùng

Dạ Dày An Bình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng…

Viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm đến tính mạng?

Viêm loét dạ dày gây khó thở là một trong những hệ quả do bệnh lý kéo dài. Trong trường…

Nhất Nam Bình Vị Khang bài thuốc chữa bệnh dạ dày được báo chí nhiều lần đưa tin

Nhất Nam Bình Vị Khang hiện đang là giải pháp điều trị bệnh dạ dày được nhiều khách hàng quan…

Đau thượng vị lan ra sau lưng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau thượng vị lan ra sau lưng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua