Chưa quan hệ có bị bệnh phụ khoa không? Cách phòng ngừa
Không ít người lầm tưởng bệnh phụ khoa chỉ xảy ra ở phụ nữ đã lập gia đình, tuy nhiên ở lứa tuổi vị thành niên hoặc các bé gái nhỏ hơn cũng có khả năng bị bệnh phụ khoa. Trong phạm vi bài viết, BS Ngô Thị Hằng (Chuyên gia phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa đài PTTH Hà Nội) sẽ lý giải về vấn đề phụ nữ chưa quan hệ có bị bệnh phụ khoa không, cũng như những nguyên nhân và cách phòng tránh trước căn bệnh này.
Phụ nữ chưa quan hệ có bị bệnh phụ khoa không?
Theo BS Hằng, bệnh phụ khoa là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở nữ giới, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng hầu hết đều cho rằng bệnh phụ khoa chỉ xảy ra ở phụ nữ đã lập gia đình. Các chuyên gia sản – phụ khoa đã khẳng định bệnh “vùng kín” cũng có thể xảy ra ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục.
Mặc dù tỷ lệ trẻ em gái, nữ giới trong tuổi vị thành niên chưa quan hệ tình dục mắc bệnh phụ khoa khá hiếm gặp nhưng vẫn có tỷ lệ nhất định xảy ra. Quan hệ tình dục chỉ là một trong số những nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở cơ quan sinh dục, sinh sản. Do âm đạo nằm gần khu vực niệu đạo tiểu tiện và hậu môn nên khu vực này dễ bị viêm nhiễm bởi nhiều vi khuẩn.
Đặc biệt là khi hạ bộ không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn, các chủng nấm trong môi trường ẩm sẽ phát triển gây viêm nhiễm. Nhờ có lớp màng trinh bảo vệ mà ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong. Những căn bệnh phụ khoa mà các bạn gái mắc phải cũng rất đơn giản, dễ điều trị chứ không phức tạp như bệnh lậu, giang mai…
Chưa quan hệ có bị bệnh phụ khoa không?
Những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì phải nhất là nấm âm đạo, viêm âm đạo. Các triệu chứng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục thường bắt đầu ở cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, tử cung) và sau đó lan đến vùng cơ quan sinh dục trên (tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng) nếu không kịp thời chữa ổ viêm sớm. Viêm nhiễm cũng có thể xảy ra ở vùng cơ quan tiết niệu, và một số phần phụ khác. Tùy thuộc vào vị trí vùng viêm mà những căn bệnh có thể mắc phải bao gồm:
- Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất, do nấm hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm ở âm hộ và âm đạo. Ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục, viêm âm đạo chủ yếu xảy ra do vấn đề vệ sinh.
- Viêm bộ phận tử cung: Gồm nhiều khu vực viêm khác nhau như viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, hoặc bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên những căn bệnh này cũng hiếm khi xảy ra ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục.
- Viêm phần phụ: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở những cơ quan như vòi trứng, buồng trứng, hoặc viêm vùng dây chằng ở cổ tử cung. Tương tự những bệnh lý này cũng ít gặp phải ở nhóm phụ nữ chưa có gia đình.
- Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu còn gọi là viêm đường tiểu, bệnh có thể xảy ra khi vi khuẩn từ hậu môn đi ngược vào âm đạo đến đường tiết niệu. Hoặc cũng có thể do cơ thể thiếu nước hoặc phải bài tiết quá mức, bệnh nhân có thể bị viêm niệu đạo, hoặc viêm bàng quang.
Đọc thêm: Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt được nhiều người tin dùng
Chưa quan hệ có bị viêm cổ tử cung không?
Như đã đề cập, việc phụ nữ chưa quan hệ có bị viêm cổ tử cung không sẽ tùy vào từng trường hợp. Nếu như phái nữ bị lây nhiễm nấm hoặc vi khuẩn do sử dụng chung khăn tắm với người bệnh thì việc viêm nhiễm âm đạo hoàn toàn có thể xảy ra.
Viêm cổ tử cung ở phụ nữ chưa quan hệ không phổ biến xảy ra nhưng vẫn có tỷ lệ nhất định nữ giới mắc căn bệnh này. Nguyên nhân chính là do vệ sinh kém, vùng kín ẩm ướt lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Ban đầu những triệu chứng viêm ngứa, châm chích ở vùng kín sẽ xảy ra liên tục, sau đó bệnh có thể tự khỏi và tái phát trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân gây viêm phụ khoa ở phụ nữ chưa quan hệ?
Viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới chưa quan hệ tình dục thường chỉ bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh vùng kín. Do cấu tạo hệ sinh dục nữ có cấu trúc mở, vì thế nếu nguồn nước hoặc dung dịch vệ sinh không đảm bảo thì vùng kín rất dễ bị tác động, mầm bệnh gây viêm tấn công thành bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây vệ sinh kém khiến vi khuẩn tấn công, từ đó dẫn đến nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhiều trường hợp vệ sinh kỹ lưỡng quá mức cũng rất dễ dẫn đến trầy xước và nhiễm trùng.
Viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới chưa quan hệ tình dục thường chỉ bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh vùng kín. Do cấu tạo hệ sinh dục nữ có cấu trúc mở, vì thế nếu nguồn nước hoặc dung dịch vệ sinh không đảm bảo thì vùng kín rất dễ bị tác động, mầm bệnh gây viêm tấn công thành bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây vệ sinh kém khiến vi khuẩn tấn công, từ đó dẫn đến nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhiều trường hợp vệ sinh kỹ lưỡng quá mức cũng rất dễ dẫn đến trầy xước và nhiễm trùng.
Có nhiều trường hợp nữ giới trong độ tuổi vị thành niên bị viêm âm đạo do tự ý thụt rửa sâu âm đạo, một số trường hợp do đặt thuốc tự ý mà không có chỉ định của bác sĩ. Những va chạm ngoài khu vực âm hộ cũng có thể khiến “vùng kín” bị nhiễm vi khuẩn. Môi trường ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát triển nấm và vi khuẩn.
Rối loạn nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phụ khoa, trong đó bao gồm viêm phụ khoa và u xơ, u nang tử cung. Một nguyên nhân khác là do chị em mặc quần chật, khiến cho vùng kín bị bó sát trong thời gian dài, ẩm ướt do bí khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát sinh. Bệnh viêm phụ khoa rất dễ tái phát nếu không điều trị sớm, rất nhiều chị em chủ quan sau điều trị không chú ý vệ sinh mà khiến bệnh tái phát lâu dài.
Bệnh phụ khoa ở phụ nữ chưa quan hệ có nguy hiểm không?
Viêm phụ khoa dù xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào cũng cần được điều trị sớm. Ban đầu những biểu hiện của bệnh là cảm giác ẩm ướt, ngứa, rát âm hộ, lượng khí hư ra nhiều bất thường, kèm theo đó là mùi hôi.
Nếu như tình trạng ngứa rát càng nghiêm trọng, khí hư có màu sắc bất thường cho thấy tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Từ một vùng viêm nhỏ sẽ tiến triển lan rộng khi vi khuẩn theo đường niệu đạo hoặc âm đạo đi vào các cơ quan trong.
Ngoài ra còn có những vùng lở loét nằm trong vùng kín, tình trạng này có thể gây đau buốt và cảm giác bỏng rát mỗi khi bạn đi đi tiểu.
Viêm nhiễm phụ khoa không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh sẽ gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt vì cơn ngứa sẽ diễn ra liên tục. Nguy hiểm là khi vi khuẩn, nấm len lỏi vào những cơ quan nằm trong tử cung, như buồng trứng, ống dẫn trứng, niêm mạc tử cung sẽ đe dọa khả năng sinh sản sau này. Với mỗi giai đoạn bệnh sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp riêng. Thông thường nếu như không sử dụng thuốc phù hợp thì việc điều trị sẽ không hiệu quả, bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
Đặc trưng của viêm phụ khoa là căn bệnh này tiến triển nhanh chóng nhưng thường tái phát lại khi vệ sinh không kỹ lưỡng. Với những chị em mới viêm phụ khoa lần đầu, do chủ quan nên không điều trị sớm khiến bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến các cơ quan dâu bên trong.
Tình trạng ngứa bộ phận sinh dục còn có thể xảy ra do vấn đề dị ứng, do ký sinh trùng, các loại rận bẹ, hắc lào… lây nhiễm qua nguồn nước bẩn, hoặc khăn lau kém vệ sinh. Để khắc phục bệnh từ sớm, cách tốt nhất là bạn cần đến khám và điều trị ngay từ ban đầu, nếu điều trị hiệu quả thì bệnh có thể không tái phát.
Quy trình khám phụ khoa cho phụ nữ chưa lập gia đình
Nhiều chị em lo lắng về việc khám phụ khoa khi chưa lập gia đình có thể làm tổn thương vùng kín. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra nếu như bạn khám với đầu dò, hay còn gọi là thiết bị “mỏ vịt”. Do thiết bị này có thể đi vào trong âm đạo đến cổ tử cung, điều này sẽ khiến màng trinh bị rách và chảy máu. Với phương pháp khám phụ khoa thông thường thì không như vậy.
Với phương thức khám phụ khoa thông thường, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn, không gây trầy xước hay chảy máu vùng kín. Vì thế nên các chị em hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám. Các bước cụ thể khi khám phụ khoa gồm các bước như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu bệnh sử của người bệnh, các thủ thuật hoặc phẫu thuật là người bệnh đã trải qua để lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân.
- Bước 2: Bắt đầu khám ngoài bụng, siêu âm hoặc sử dụng bàn tay để kiểm tra trong bụng có bất thường hay không, nếu có khối u thì tìm đúng vị trí, kích thước và mật độ khối u dày đặc hay thưa thớt.
- Bước 3: Bắt đầu bước khám và kiểm tra mu, âm vật, cùng với tầng sinh môn. Trong trường hợp vùng kín có dấu hiệu viêm nhiễm thì bệnh nhân được lấy dịch âm đạo để làm xét nghiệm (bước này chỉ lấy dịch ngoài âm đạo, không thụt sâu vào âm đạo.
- Bước 4: Khi đã xác định được nguyên nhân gây viêm, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị với các loại thuốc bôi, hoặc thuốc uống đặc trị.
Gợi ý: Cách chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không an toàn hiệu quả
Các cách chữa viêm âm đạo cho người chưa lập gia đình
Phụ nữ bị viêm âm đạo, hoặc các bệnh viêm phụ khoa đơn giản không nên sử dụng thuốc điều trị ngay. Do môi trường âm đạo rất nhạy cảm, lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở cơ quan này, từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường cân bằng ở âm đạo. Thay vào đó, các cách điều trị viêm phụ khoa đơn giản tại nhà sau sẽ giúp việc điều trị đảm bảo an toàn hơn:
Dùng thực phẩm bổ sung probiotics
Bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu Probiotics sẽ giúp tăng cường số lợi khuẩn trên cơ thể, trong đó có vùng kín. Probiotics là những vi sinh vật sống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Một nghiên cứu tại Hoa kỳ cho thấy ở những người bổ sung probiotics hàng ngày sẽ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng âm đạo do vi khuẩn gây ra.
Một số loại thực phẩm giàu probiotic gồm có sữa tươi, sữa chua, dưa cải bắp, kim chi, nấm sữa Kefir… Chúng không chỉ tốt cho đường ruột mà đồng thời còn giúp ngăn ngừa các bệnh vùng kín ở nữ giới. Tuy nhiên bạn cũng cần sử dụng probiotics ở mức vừa phải. Nếu như bổ sung Probiotics nhiều quá mức cho phép sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn trong ruột và gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Điều trị viêm phụ khoa bằng tỏi
Tỏi là thực phẩm ngon miệng, đồng thời đây cũng là vị thuốc tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, vì thế tỏi cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài da. Tính kháng khuẩn của tỏi cũng giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, từ đó giúp điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hiệu quả hơn. Tuy nhiên tỏi chỉ được sử dụng để điều trị triệu chứng viêm nhiễm cơ bản, không nên dùng để chữa viêm nhiễm sâu trong âm đạo.
Người bệnh cũng có thể sử dụng tỏi sống hoặc thêm nó vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Đồng thời bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng tỏi, liều lượng đắp lên vùng bị viêm để tránh những tác dụng phụ xảy ra. Điều trị viêm phụ khoa bằng tỏi là một phương pháp an toàn được dân gian áp dụng từ lâu đời. Người bệnh sử dụng tỏi tươi chế biến thành thuốc hoặc dùng chế biến món ăn, ăn tươi đều mang lại kết quả tốt.
Ngâm vùng kín trong nước muối ấm
Muối có tác dụng sát khuẩn hiệu quả, đây cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng để vệ sinh các vết thương ngoài da. Để chữa viêm âm đạo, bạn nên sử dụng nước muối ấm, nhờ có tính sát trùng của muối mà số vi khuẩn gây bệnh ở âm đạo sẽ được tiêu diệt. Bằng cách xông hơ hoặc ngâm vùng kín trong nước muối ấm, hơi nóng kết hợp với muối sẽ giúp làm dịu vết sưng tấy. Cũng cần lưu ý, khi sử dụng nước muối để vệ sinh vùng kín bạn không nên kết hợp với bất kỳ loại xà phòng, hóa chất vệ sinh nào. Mỗi lần ngâm chỉ kéo dài khoảng 15 phút, mỗi ngày ngâm vùng kín trong nước muối ấm 1 lần la đủ.
Sử dụng giấm táo chữa viêm phụ khoa
Cách chữa viêm âm đạo tại nhà bằng giấm táo tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể. Nguyên liệu này thường được dân gian sử dụng để điều trị chứng nhiễm trùng âm đạo, bởi trong thành phần của giấm táo có tính kháng khuẩn cao. Ngoài ra thành phần chất chống oxy hóa của giấm táo cũng giúp cân bằng độ pH về mức bình thường , giúp bạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh..
Để chữa bệnh viêm phụ khoa bằng giấm táo, bạn chỉ việc sử dụng giấm táo pha cùng với nước nóng ấm cho dễ uống. Mỗi ngày bạn uống hỗn hợp này khoảng 2 – 3 lần. Sau đó bạn cũng có thể thêm vào dung dịch một ít mật ong để tăng cường tính kháng khuẩn và tăng cường độ ẩm cho vùng kín. Cần lưu ý, bạn không nên sử dụng nước giấm táo để ngâm rửa vùng kín vì tính axit cao trong giấm có thể gây tổn thương vùng da quanh khu vực viêm.
Chữa viêm phụ khoa bằng tinh dầu cây trà
Một trong những loại tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhất là tinh dầu cây trà. Thành phần của tinh dầu cây trà có tính kháng nấm mạnh mẽ, vì thế khi sử dụng tinh dầu cây trà pha với nước ấm sẽ hạn chế được sự phát sinh các loại nấm và vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín trong giai đoạn bệnh còn đơn giản.
Cần lưu ý, khi sử dụng nước vệ sinh từ tinh dầu cây tràm trà thì bạn nên pha loãng trước khi để dung dịch này tiếp xúc với làn da. Nếu sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất, tính axit của dầu tràm trà có thể làm bỏng da non. Mỗi lần sử dụng khoảng 5-10 giọt tinh dầu cây trà với 1L nước ngâm rửa hoặc xông hơ vùng kín. Nếu áp dụng cách xông hơ thì bạn thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày, sau đó rửa lại với nước sạch tránh để tinh dầu lưu lại trên da. Một số người có thể bị dị ứng với tinh dầu tràm trà, vì thế bạn nên bôi một lượng nhỏ tinh dầu này lên da và để nguyên trong 24 giờ sau, nếu như không xảy ra phản ứng thì bạn có thể sử dụng tiếp tục.
Dùng lá trầu không chữa viêm phụ khoa
Sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh viêm vùng kín được rất nhiều bác sĩ khuyến khích. Sở dĩ lá trầu không được dùng trong điều trị bệnh này vì thành phần chính của lá trầu không là chất kháng khuẩn, chống sưng viêm. Đối với nhiều căn bệnh ngoài da do nấm Candida, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra, người ta thường dùng lá trầu không để sát trùng và điều trị vết thương.
Để chữa chứng viêm nhiễm vùng kín, bạn nấu nước với lá trầu không đến khi sôi, đợi nước bớt nóng thì đổ vào thau để ngâm rửa vùng kín. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phần nước này để xông hơi . Phương pháp điều trị này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt, bạn nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần/tuần và kiên trì cho đến khi khỏi bệnh. Cần lưu ý khi sử dụng nước xông hơ hay ngâm rửa, bạn đều phải để nước nguội bớt để tránh bỏng rát vùng da nhạy cảm.
Tham khảo thêm: Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Tỏi– Phương Pháp Này Có An Toàn?
Cách phòng ngừa bệnh viêm phụ khoa
Bệnh viêm phụ khoa xảy ra ở người chưa quan hệ tình dục có thể được phòng tránh tốt bằng cách chủ động vệ sinh vùng kín và tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người ngoài. Ngoài ra cũng cần chủ động khám phụ khoa khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm ban đầu. Các chuyên gia khuyến cáo, đối với phụ nữ đã từng quan hệ tình dục nên khám định kỳ mỗi 6 tháng- 1 năm/ lần. Đối với chị em, hoặc bạn gái chưa có gia đình, nên thăm khám ngay nếu nhận thấy khí hư có màu, mùi khác lạ, có mụn ở cơ quan sinh dục, ngứa ngáy khó chịu kéo dài.
- Các nguyên tắc sinh hoạt, chăm sóc vùng kín đúng cách cũng góp phần giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.. Để phòng ngừa các bệnh phụ khoa các bạn cần lưu ý:
- Có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục, không quan hệ tình dục với những người có nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
- Tuyệt đối không sử dụng chung khăn thắm, quần lót chung với người khác, đây là con đường lây bệnh xã hội có thể xảy ra trong số ít trường hợp.
- Mỗi ngày cần vệ sinh vùng kín đúng cách, trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần phải lau rửa vùng kín, thay băng vệ sinh cách 4 tiếng 1 lần.
- Không sử dụng nguồn nước bẩn và nguồn nước công cộng ở hồ bơi, sông, ao, hồ để vệ sinh vùng kín, tắm rửa.
- Tránh để vùng kín bị nóng và ẩm ướt, không nên mặc quần lót chật, bó sát hoặc sử dụng chất liệu quần không thấm hút.
- Tránh lạm dụng lau rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh, không dùng ngón tay hay đồ vật thụt rửa âm đạo quá sâu để vệ sinh.
- Rèn luyện thể thao đều đặn, bổ sung dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng trước bệnh tật.
Ngoài ra khi mắc bệnh viêm phụ khoa, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc đặt. Chúng sẽ gây phá vỡ môi trường axit trong âm đạo và việc đưa thuốc vào sâu trong âm đạo cũng có thể gây tổn thương vùng kín của các bạn nữ chưa quan hệ.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề phụ nữ chưa quan hệ có bị bệnh phụ khoa không, cũng như chưa quan hệ có bị viêm cổ tử cung không, từ đó có thể chủ động phòng tránh bệnh. Nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm, người bệnh cần chủ động liên hệ ngay các chuyên gia phụ khoa để thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh xảy ra lây lan.
Có thể bạn quan tâm:
- Dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa có hiệu quả không?
- Khi Nào Nên Chữa Bệnh Phụ Khoa Bằng Rau Diếp Cá?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!