Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Tỏi – Có Nên Áp Dụng Phương Pháp Này?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Hiện tại, việc chữa viêm phụ khoa bằng tỏi được rất nhiều bệnh tin tưởng và áp dụng. Tỏi được công nhận là có hiệu quả chống viêm, kháng sinh, chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị một số vấn đề về phụ khoa. Tuy nhiên, điều trị bệnh phụ khoa bằng tỏi như thế nào, có thật sự hiệu quả không? 

Một số mẹo dân gian chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

Theo Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hô hấp, giải độc, chống viêm,… Do đó trong dân gian, người bệnh thường nhờ vào những đặc tính này để ứng dụng tỏi chữa các bệnh phụ khoa nói chung. Người ta tin rằng, tỏi có thể khắc phục các triệu chứng như ngứa vùng kín, ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi,…

Một số mẹo dân gian chữa viêm phụ khoa bằng tỏi
Tỏi là nguyên liệu phổ biến được dùng để chữa các bệnh phụ khoa

Dưới đây là 3 cách chữa viêm âm đạo bằng tỏi phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ cách chữa bệnh nào, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa.

1. Nước ép tỏi chữa viêm âm đạo

Chữa viêm phụ khoa bằng nước ép tỏi được thực hiện như sau:

  • Chọn khoảng 4 – 5 nhánh tỏi tươi mang đi giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt.
  • Hòa vào một cốc nước ấm, khuấy đều lên để có một hỗn hợp đồng nhất.
  • Lọc hỗn hợp qua màng lọc để loại bỏ các tạp chất và xác tỏi.
  • Sử dụng nước ép tỏi này để lau rửa, vệ sinh âm đạo mỗi ngày.
  • Thực hiện 2 lần một ngày, liên tiếp trong 1 tuần để nhận thấy hiệu quả của phương pháp.

Gợi ý: Viêm Phụ Khoa Nhẹ – Dấu Hiệu & Cách Trị Tại Nhà

2. Đặt tỏi vào âm đạo

Cách thực hiện biện pháp như sau:

  • Chọn 1 nhánh tỏi tươi, không héo, không bị hư hỏng. Bóc sạch vỏ sau đó dùng kim luồn một sợi chỉ y tế xuyên qua nhánh tỏi để cố định nhanh tỏi.
  • Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi đó vào âm đạo sao cho sợi chỉ có thể nắm được từ bên ngoài.
  • Để yên qua đêm (khoảng thời gian tầm 8 giờ). Sáng hôm sau cầm lấy sợi chỉ và kéo nhánh tỏi ra khỏi âm đạo.
cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi
Đặt nhánh tỏi tươi vào âm đạo để chữa viêm phụ khoa

3. Ăn tỏi sống điều trị viêm phụ khoa

Theo y học cổ truyền thì tỏi có tính sát khuẩn khá cao có thể điều trị hầu hết các bệnh lý có liên quan đến phụ khoa hoặc nhiễm nấm Candida âm đạo. Vì thế nhiều người tin rằng bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và điều trị các bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn tỏi tươi hoặc uống nước ép tỏi mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Nhiều người cho biết nhận thấy sự khác biệt của âm đạo sau một thời gian thực hiện phương pháp. Mặc dù tỏi có thể mang lại một ít tác dụng phụ như:

  • Hôi miệng
  • Mùi cơ thể khó chịu
  • Đau dạ dày
  • Ợ nóng
  • Ngứa miệng
  • Tiết nhiều dịch âm đạo và có mùi hôi
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn

Ngoài ba cách phổ biến này, nhiều người bệnh còn chia sẻ rằng đã điều trị khỏi hẳn viêm phụ khoa bằng cách kết hợp tỏi với sữa chua, mật ong,… Vậy phương pháp chữa viêm phụ khoa bằng tỏi có thật sự hiệu quả không? 

Xem thêm: Đặt Thuốc Phụ Khoa Bao Lâu Thì Tan? Phát Huy Tác Dụng Khi Nào?

Có nên chữa viêm phụ khoa bằng tỏi không?

Đây là những cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi được nhiều người tin tưởng và áp dụng, đặc biệt là cách đặt tỏi vào âm đạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc này hoàn toàn không mang lại hiệu quả điều trị, thậm chí là có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia thì tỏi có chứa Allicin có đặc tính chống nấm (đặc biệt là nấm Candida). Tuy nhiên, tỏi hoặc các loại rau củ khác được trồng trong lòng đất do đó có thể chứa vi khuẩn từ đất. Các loại vi khuẩn này (đặc biệt là Clostridium Botulium) không thấy nhìn thấy bằng mắt thường và cũng không thể rửa sạch được bằng nước.

Ngoài ra, do tỏi có tính nóng, cho nên việc đặt tỏi vào âm đạo hoặc dùng để vệ sinh âm đạo có thể kích ứng âm đạo và làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Có nên chữa viêm phụ khoa bằng tỏi không?
Theo các chuyên gia thì việc chữa viêm phụ khoa bằng tỏi không mang lại hiệu quả điều trị

Hơn nữa, tính đến thời điểm hiện tại, cũng không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho thấy khả năng điều trị viêm phụ khoa của tỏi mặc dù các tính chất hóa học của tỏi có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, nếu bạn trải qua các cơn ngứa, đau âm đạo, dịch tiết âm đạo có mùi lạ hoặc nhiều một cách bất thường, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.  

Tham khảo thêm: Các Phòng Khám Phụ Khoa Quận 7 Uy Tín Nhất

Biện pháp phòng ngừa viêm âm đạo

Tất cả phụ nữ đều có khả năng mắc bệnh viêm phụ khoa. Do đó việc xây dựng một lối sống khoa học và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách hữu hiệu nhất đề phòng và chữa bệnh. Các biện pháp như sau:

  • Sử dụng đồ lót thoáng khí bằng vải cotton hoặc vải bông. Các loại vải này không giữ nhiệt và có thể giữ cho âm đạo luôn khô ráo.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh các loại quần bó sát người. Điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và âm đạo dẫn đến viêm, nhiễm trùng, nấm men.
  • Không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Đặc biệt là không được lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Trao đổi với bác sĩ để chọn dung dịch phù hợp nhất.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc màu sắc sặc sỡ. Các sản phẩm này bao gồm nước hoa vùng kín, thuốc xịt, băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt. Thay quần áo khô và sạch ngay sau khi đi mưa, bơi hoặc sau khi tập thể dục.
  • Vệ sinh âm đạo đúng cách, từ trước ra sau, có nghĩa là sau khi đã chạm vào hậu môn thì không quay lại vệ sinh âm đạo. Điều này có thể làm vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến âm đạo và gây bệnh.
  • Nếu bạn ở trong chu kỳ kinh nguyệt hãy thay băng vệ sinh thường xuyên, tốt nhất là sau 3 – 4 tiếng.
  • Hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh, rượu bia, nước uống có gas và thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý đặt thuốc hoặc áp dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị viêm, nấm phụ khoa.

Trên đây là cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi và những lưu ý khi áp dụng. Hãy cân nhắc kỹ vấn đề hiệu quả và tác dụng phụ để có lựa chọn đúng đắn nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. 

THÔNG TIN XEM THÊM:

Chia sẻ:
Huyết Trắng Ra Mỗi Ngày Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?

Huyết trắng ra nhiều mỗi ngày gây ngứa ngáy, đau rát ở âm đạo. BS Ngô Thị Hằng (Chuyên gia…

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng? Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng? Làm sao tránh?

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng? Tìm hiểu chia sẻ của các chuyên gia để có kế hoạch…

Mổ u nang buồng trứng nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người Vừa Mổ U Nang Buồng Trứng Xong Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt?

Chế độ dinh dưỡng sau khi mổ u nang buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi…

Phương pháp thông tắc vòi trứng (ống dẫn trứng)

Thông tắc vòi trứng là một thủ thuật y tế nhằm mở lại hoặc loại bỏ tắc nghẽn trong ống…

Điều trị ung thư cổ tử cung bằng thuốc nam Điều trị ung thư cổ tử cung bằng thuốc nam được không?

Điều trị ung thư cổ tử cung bằng thuốc nam có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và nâng…

Bình luận (1)

  1. Đangthi tuyển
    Đangthi tuyển says: Trả lời

    Bs cho e hỏi có thuốc uong phòng bi bệnh viêm phu khoa k ah để tranh tai phát phải đặt thuốc nhiều lần ah ? Piobạc có phải là giai pháp k ah ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua