Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng khí huyết không lưu thông khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mức. Thường xuất hiện do nhiễm khuẩn HP, thói quen ăn uống không khoa học hoặc do thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi… Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không sớm điều trị có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng ứ đọng máu ở niêm mạc dạ hang vị dạ dày
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng ứ đọng máu ở niêm mạc dạ hang vị dạ dày

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là gì?

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày, còn gọi là viêm niêm mạc dạ dày, là tình trạng niêm mạc bị kích thích quá mức, gây giãn nở mạch máu do máu ứ đọng, không lưu thông tốt, nhưng chưa đến mức gây viêm loét hay chảy máu.

Bệnh thường ảnh hưởng các khu vực như hang vị – vị trí chứa thức ăn và thuốc, gây tổn thương. Có hai dạng chính, gồm: viêm cấp tính, với tình trạng tạm thời và viêm mãn tính, kéo dài và có thể khu trú hoặc lan tỏa.

Triệu chứng viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày

Triệu chứng của viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày bao gồm:

  • Đau bụng, cảm giác nặng và chướng bụng.
  • Nhức đầu, ợ hơi, chán ăn, đắng miệng vào buổi sáng.
  • Nóng rát ở thượng vị, tăng khi ăn thức ăn chua ngọt, cay nóng.
  • Khó chịu ở ngực và bụng sau khi uống rượu bia.
  • Chướng bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày.
  • Đau âm ỉ và kéo dài sau bữa ăn.
  • Rêu trắng trên lưỡi, lợi chảy máu, sụt cân.

Căn cứ vào mức độ xuất hiện của hồng ban, bệnh được chia thành nhẹ, vừa và nặng. Ở mức nhẹ, có ít vết hồng ban nhưng nếu không điều trị, chúng sẽ lan rộng, gây triệu chứng thường xuyên và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đọc thêm: Viêm xung huyết hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Nguyên nhân gây xung huyết niêm mạc hang vị

Nguyên nhân gây viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày bao gồm:

Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài là nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài là nguyên nhân gây bệnh thường gặp
  • Nhiễm khuẩn HP: Do vi khuẩn Helicobacter Pylori sống trong môi trường acid dạ dày gây bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng viêm không Steroid, Corticoid dài hạn kích thích niêm mạc.
  • Tâm lý bất ổn: Áp lực, căng thẳng tăng tiết HCl và acid pepsin ăn mòn niêm mạc.
  • Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi: Ăn nhanh, không nhai kỹ, ăn uống không đúng giờ, thức ăn nhiễm hóa chất, cà phê, đồ cay nóng, dầu mỡ, hút thuốc, rượu bia.
  • Tuổi tác: Lão hóa cơ thể khiến người cao tuổi dễ bị xung huyết niêm mạc dạ dày.

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất. Đây là căn bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, do đó, nếu không kịp thời điều trị, chữa tận gốc, tình trạng xung huyết có thể lan sang những khu vực khác. Cụ thể:

  • Khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, khó chịu trong việc ăn uống do những cơn đau thường xuất hiện thất thường kéo dài nhiều năm. 
  • Gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh thiếu tự tin do da xanh xao, thiếu sức sống
  • Nguy cơ gây ra các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Tham khảo: Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày

Điều vị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày được điều trị theo nguyên tắc hạn chế tăng tiết acid và tăng cường một số chất bảo vệ niêm mạc kết hợp với chống viêm để đưa niêm mạc dạ dày trở lại trạng thái ban đầu. Một số phương pháp điều trị thường dùng là:

Thuốc Tây y

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được thăm khám, chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh.

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày thường được điều trị bằng thuốc Tây
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày thường được điều trị bằng thuốc Tây

Các loại thuốc điều trị phổ biến: 

  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Dùng để trung hòa acid trong dạ dày, giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc ngăn chặn H2, thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole, omeprazole…
  • Thuốc chống co thắt, thuốc trị vi khuẩn: Được chỉ định theo phác đồ điều trị của bác sĩ khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thường dùng là Sucralfat, Oryzanol tablets, Prostaglandin… Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn của acid, pepsin và dịch vị.

Thuốc Đông y

Theo Đông y, để điều trị dứt điểm căn bệnh này thì quan trọng hơn hết là phải điều trị tận gốc, tác động vào căn nguyên gây bệnh, bồi bổ ngũ tạng, cân bằng âm dương. Một số vị thuốc Đông y nổi tiếng với công dụng đẩy lùi bệnh dạ dày có thể kể đến như: Ô tặc cốt, Bố chính sâm, Cam thảo, Đương quy, Sài hồ, Tam thất, Bạch thược…

Hoạt chất trong các thảo dược này mang đến nhiều hoạt tính sinh học quý như: Chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim….

Xem ngay: Viêm xung huyết hang vị dạ dày nên và không nên ăn gì?

Thuốc Nam

Với những trường hợp nhẹ, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, các bài thuốc nam để điều trị. Có thể kể đến như:

  • Nghệ vàng: Nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày tá tràng hiệu quả. Có thể lấy 1 muỗng cà phê nghệ trộn với 1/2 muỗng cà phê mật ong, ăn 2 lần/ngày.
  • Lá mơ: Lá mơ tính mát, giải nhiệt, sát khuẩn, tốt cho đường tiêu hóa, chữa được các bệnh về dạ dày trong đó có viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày. Lấy lá mơ phơi nắng, nghiền thành bột mịn, nhào với nước ấm cho bột dẻo rồi vo thành viên. Cho bột lá mơ vào làm nhân, hấp chín, ăn trước bữa chính, mỗi ngày dùng 2 – 3 viên. 
  • Trần bì: Có công dụng kháng viêm, chống loét. Lấy một ít trần bì, nấu cháo, ăn vào buổi sáng.

Biện pháp phòng ngừa

Để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh về dạ dày, người bệnh cần:

  • Tránh rau sống, thực phẩm chưa chế biến để giảm nguy cơ nhiễm trùng dạ dày.
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ và khó tiêu như gân, sụn để tránh làm tăng tiết dịch vị axit.
  • Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, trung hòa acid như bánh mì trắng, khoai lang, sữa chua, trứng, nha đam.
  • Ăn ít dầu mỡ, tránh thực phẩm chua cay như hạt tiêu, mù tạt, dấm, ớt.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh, quá no, và tránh ăn vừa nói hoặc vừa xem phim.
  • Sau ăn không vận động ngay, tránh rượu bia, nước có gas, trà đặc khi đói.
  • Hạn chế cà phê, thuốc lá, tăng cường vận động như đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông.

Trên đây là một số thông tin về viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị phù hợp. Viêm xung huyết niêm mạc hang vị là căn bệnh thường gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 04:50 - 25/03/2024 - Cập nhật lúc: 16:59 - 06/04/2024
Chia sẻ:
Bệnh viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị là gì? Viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị – Bệnh cần điều trị sớm

Viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương, hình…

Giải pháp chữa đau dạ dày cấp toàn diện nhất hiện nay Lý Do Nên Dùng Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Viêm Đau Dạ Dày Cấp

Không phải phụ thuộc vào thuốc Tây y, hiện nay, người bệnh có thể chữa đau dạ dày cấp với…

Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Mới Nhất (Theo BYT)

Viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng…

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân Nhờ Sơ can Bình vị tán, cả gia đình tôi hết bệnh dạ dày

Sau một hồi “tìm đông tìm tây”, đọc rất nhiều thông tin về nhiều phương pháp, bài thuốc điều trị…

Viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính: Bệnh lý chớ xem thường

Viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm vi khuẩn Hp, lạm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua