Đau Bao Tử Buồn Nôn Tiêu Chảy Và Cách Khắc Phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng đau bao tử có thể đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy. Lúc này, niêm mạc dạ dày thường đã bị tổn thương, chức năng suy giảm. Dạ dày nếu tiết nhiều dịch vị có thể gây buồn nôn. Ngoài ra rất dễ làm tăng áp lực, gây rối loạn nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy.

đau dạ dày buồn nôn tiêu chảy
Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau bao tử có thể đi kèm với các triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy

Vì sao bị đau bao tử buồn nôn tiêu chảy?

Đau bao tử, một vấn đề tiêu hóa phổ biến, thường xuất phát từ tổn thương niêm mạc dạ dày liên quan đến chế độ ăn và lối sống. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thượng vị, có thể do tăng tiết dịch vị hoặc co bóp không bình thường, và có thể là dấu hiệu của các tình trạng như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét.

Triệu chứng đi kèm thường là buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, và tiêu chảy, xuất hiện khi dạ dày kém tiêu hóa, làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và gây rối loạn nhu động ruột. Điều này giải thích tại sao buồn nôn và tiêu chảy thường đi cùng với đau bao tử.

Tình trạng đau bao tử buồn nôn tiêu chảy thường liên quan đến một số nguyên nhân sau đây:

1. Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt là những yếu tố tác động trực tiếp tới dạ dày và hệ tiêu hóa. Trường hợp ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh thì bạn có thể bị đau dạ dày. Đi kèm với đó là các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng và thậm chí là tiêu chảy, táo bón.

vì sao bị đau bao tử buồn nôn tiêu chảy
Lạm dụng rượu bia thường xuyên có thể gây đau bao tử kèm buồn nôn, tiêu chảy

Những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt:

  • Lạm dụng rượu bia
  • Thường xuyên hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn có tính acid
  • Sử dụng thức ăn nhanh trong thời gian dài
  • Thói quen nhịn ăn hay ăn uống quá mức
  • Ăn khuya, vận động mạnh ngay sau khi ăn
  • Căng thẳng quá mức kéo dài

Tham khảo: 3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

2. Tác dụng phụ của việc dùng thuốc

Khó chịu ở vùng dạ dày, thượng vị hay bị buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị. Thường là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc ức chế tiết acid hay kháng sinh.

Các triệu chứng này thường có xu hướng thuyên giảm hoàn toàn sau khi ngưng thuốc khoảng vài ba ngày. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hay dùng corticoid, NSAID dài ngày rất dễ khiến niêm mạc dạ dày viêm loét. Hơn nữa, còn có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

3. Dị ứng thực phẩm

Trường hợp bạn dung nạp các thực phẩm gây dị ứng thì hệ miễn dịch sẽ có xu hướng phóng thích chất trung gian histamine vào da và niêm mạc. Chất histamine có thể kích thích các phản ứng trên da. Ngoài ra còn thúc đẩy hoạt động co bóp quá mức tại niêm mạc cơ quan tiêu hóa và hô hấp.

Vì vậy đau dạ dày gây buồn nôn, nôn ói, đau thượng vị hay tiêu chảy có thể là dấu hiệu của tình trạng dị ứng thực phẩm. Ngoài các triệu chứng ở đường tiêu hóa thì bạn có thể còn bị nổi mề đay mẩn ngứa, ho khan hay ngứa cổ họng.

4. Biểu hiện của các bệnh đường tiêu hóa

Đa phần các trường hợp bị đau dạ dày kèm theo các chứng buồn nôn, tiêu chảy thường có liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh lý cần đặc biệt chú ý:

Viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Niêm mạc dạ dày và ruột non bị viêm và loét do tăng tiết dịch vị, có thể từ lạm dụng thuốc, nhiễm H.pylori, rượu bia, hoặc ăn uống không lành mạnh.
  • Gây đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, sút cân, và phai màu da.

Hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Nhiều khối u gastrin tại tuyến tụy kích thích tăng sản xuất dịch vị, dẫn đến ăn mòn mô niêm mạc.
  • Triệu chứng bao gồm buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy, và đau thượng vị.
đau bao tử buồn nôn tiêu chảy do đâu
Đau bao tử buồn nôn tiêu chảy có thể là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản:

  • Dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây đau, nóng rát, buồn nôn, nôn, và ợ chua.
  • Thường liên quan đến đau dạ dày và buồn nôn nhiều hơn tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích:

  • Co bóp bất thường của đại tràng gây tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, buồn nôn, và đầy hơi.
  • Nếu đau dạ dày kèm theo tiêu chảy, có thể liên quan đến viêm đại tràng co thắt.

Các triệu chứng trên đều yêu cầu sự chú ý và có thể cần can thiệp y tế để quản lý và điều trị hiệu quả.

Đọc thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Esomeprazole Và Những Lưu Lý Khi Dùng

Đau bao tử buồn nôn tiêu chảy có nguy hiểm không?

Đau bao tử kèm buồn nôn và tiêu chảy không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những rủi ro và biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời:

  • Mất nước và mất điện giải: Tiêu chảy và nôn mửa kéo dài gây mất nước, cần được bổ sung kịp thời để tránh sốc mất nước, có thể đe dọa tính mạng.
  • Suy nhược và sụt cân: Tiêu hóa kém hạn chế hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến suy nhược cơ thể và giảm cân không mong muốn, làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Viêm loét tiến triển có thể gây vỡ mạch máu, chảy máu dạ dày, tạo điều kiện cho xuất huyết tiêu hóa, một tình trạng khẩn cấp y tế.
  • Bệnh trĩ: Tiêu chảy kéo dài tăng áp lực lên vùng hậu môn-trực tràng, có thể khiến tĩnh mạch phình giãn và hình thành trĩ, gây đau và khó chịu.

Những biến chứng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị kịp thời và đúng cách các triệu chứng đau bao tử, buồn nôn và tiêu chảy.

Điều trị đau bao tử buồn nôn tiêu chảy

Đau bao tử buồn nôn tiêu chảy ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu hóa, chất lượng cuộc sống và cả sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy nếu không may mắc phải bạn cần chú ý khắc phục càng sớm càng tốt.

Dưới đây là các giải pháp có thể đáp ứng:

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Đau bao tử kèm buồn nôn và tiêu chảy thường phản ánh thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống thiếu tổ chức, đồng thời cũng có thể báo hiệu tình trạng bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày, hoặc hội chứng ruột kích thích.

Nếu gặp các triệu chứng này, quan trọng là phải thăm khám để xác định nguyên nhân và nhận phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ, tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người.

Dưới đây là một số giải pháp thông dụng:

Viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản:

  • Thuốc trung hòa dịch vị bảo vệ niêm mạc
  • Thuốc ức chế choline
  • Thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày
  • Thuốc chống co thắt
điều trị đau bao tử buồn nôn tiêu chảy
Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị

Hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng
  • Can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các u gastrin ở tuyến tụy

Xem ngay: Thuốc Muối Nabica Là Gì? Chữa Đau Dạ Dày Được Không?

Trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp:

  • Clarithromycin
  • Amoxicillin
  • Metronidazole
  • Tinidazole

Hội chứng ruột kích thích:

  • Thuốc giảm đau chống co thắt
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc kháng dopamine

Điều người bệnh cần làm là chú ý tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Trường hợp phác đồ không đáp ứng hay gây ra dấu hiệu bất thường, cần báo cáo lại ngay để có sự điều chỉnh kịp thời và đúng đắn.

2. Một số giải pháp khắc phục tại nhà

Ngoài việc điều trị bệnh lý nguyên nhân thì bạn có thể áp dụng các giải pháp khắc phục triệu chứng tại nhà. Dưới đây là một số giải pháp giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày, cải thiện cảm giác buồn nôn và khắc phục chứng tiêu chảy.

Sử dụng trà gừng ấm:

Tinh dầu gừng có khả năng làm giảm buồn nôn và khó chịu ở cổ họng rất rõ rệt. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol và Zingerol trong gừng còn có khả năng chống viêm và làm giảm phù nề ở niêm mạc đường tiêu hóa.

Giải pháp trị đau dạ dày bằng gừng
Uống trà gừng ấm có thể giúp giảm đau bao tử và giảm buồn nôn

Thực tế cho thấy, uống trà gừng ấm còn giúp làm giảm tình trạng đau bụng khi bị tiêu chảy. Vì vậy đừng ngại pha 1 tách trà gừng ấm để thưởng thức khi bạn bị đau bao tử buồn nôn tiêu chảy.

Uống sữa nghệ:

Những người bị tiêu chảy được khuyến cáo là không nên uống sữa. Tuy nhiên sữa nghệ ấm lại là thức uống mà bạn có thể dùng khi bị đau dạ dày kèm buồn nôn và tiêu chảy.

Hoạt chất curcumin, các vitamin và khoáng chất trong nghệ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột. Đồng thời trung hòa acid dịch vị và điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày. Uống 1 ly sữa nghệ ấm có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, giảm đau dạ dày và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Ngồi thiền:

Ngồi thiền là giải pháp rất hữu hiệu giúp giải tỏa căng thẳng. Đồng thời loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó còn giúp dạ dày được thư giãn, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và đặc biệt là thúc đẩy tuần hoàn máu.

Sau khi ngồi thiền khoảng 10 – 15 phút bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày cùng nhiều triệu chứng đi kèm có xu hướng thuyên giảm rõ rệt.

Đọc thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Omeprazol: Liều Dùng và Tác Dụng Phụ Cần Biết

3. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy

Khi tiêu chảy kéo dài và các biện pháp tại nhà không hiệu quả, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trở nên cần thiết:

  • Dioctahedral Smectite: Làm tăng độ nhầy của màng bảo vệ niêm mạc, giảm đau dạ dày và cầm tiêu chảy hiệu quả.
  • Loperamid: Điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính bằng cách giảm tiết dịch dạ dày, làm chậm nhu động ruột và tăng trương lực cơ hậu môn.
  • Oresol: Bột pha hỗn dịch bù nước và điện giải, chỉ dùng khi thực sự cần thiết để tránh lạm dụng.
  • Men Tiêu Hóa: Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm tiêu chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

Chú ý: Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Các thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tiêu hóa. Không chỉ gây ra mà còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau bao tử, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng…

Chế độ ăn uống cải thiện bệnh đau bao tử
Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Để cải thiện triệu chứng đau dạ dày và tăng cường hoạt động tiêu hóa, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Chế độ ăn uống:
    • Tránh ăn quá nhanh, nhịn ăn, ăn khuya hoặc ăn quá no.
    • Kiêng thức ăn, đồ uống kích thích dạ dày như đồ cay, chua, có cồn.
    • Chia nhỏ khẩu phần ăn, ưu tiên thức ăn dễ tiêu, nhai kỹ để giảm áp lực tiêu hóa.
  • Sinh hoạt:
    • Tránh thói quen xấu như hút thuốc, thức khuya, căng thẳng quá mức.
    • Ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn.
    • Dành ít nhất 15-30 phút mỗi ngày cho vận động, thể dục thể thao.
  • Sử dụng thuốc:
    • Thận trọng khi dùng kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

Phòng ngừa đau bao tử kèm buồn nôn, tiêu chảy

Sau khi điều trị bạn cần chú ý chủ động phòng ngừa tái phát. Dưới đây là các giải pháp đặc biệt hữu ích:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. 
  • Tránh dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc trước đó bạn có tiền sử dị ứng với nó. 
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ từ 1 – 2 lần/ năm. 

Đau bao tử kèm buồn nôn và tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với từng nhóm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục riêng. Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh được cho là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Vi khuẩn HP Vi khuẩn HP là gì, có lây không? Chữa viêm dạ dày Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một tác nhân hàng đầu gây viêm và ung thư dạ dày nếu không…

10 mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả tức thì

Những mẹo chữa đau thượng vị dạ dày thường là các cách giảm đau đơn giản từ các nguyên liệu…

An Dạ Kingphar An Dạ Kingphar: Công Dụng, Cách Dùng và Giá Bán

An Dạ Kingphar là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đến từ thương hiệu…

Đau dạ dày có ăn được sữa chua không – Loại nào phù hợp?

Mối lo ngại về việc 'đau dạ dày ăn sữa chua được không' đã được các chuyên gia làm sáng…

viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

"Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?" là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi gặp phải…

Chia sẻ
Bỏ qua