Tại sao có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Buồn nôn có thể nói là một cảm giác khá khó chịu mà ai cũng từng gặp phải, tệ hơn nữa là khi buồn nôn nhưng không nôn được. Nhiều người lo lắng khi tình trạng này kéo dài vì không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không. Xác định rõ nguyên nhân chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được hiệu quả.

Buồn nôn nhưng không nôn được là bệnh gì?

Tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được kéo dài có thể sẽ dẫn đến uể oải, lừ đừ, ăn uống không có cảm giác ngon miệng, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ cũng như tinh thần của người bệnh.

buồn nôn nhưng không nôn được
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được có thể là dấu hiệu mang thai hoặc mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa

Nhiều người cho rằng buồn nôn nhưng không nôn được chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Chính sự nhận định sai lầm này đã khiến người bệnh mất đi sự cảnh giác, chủ quan với bệnh vô tình làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.    

Buồn nôn không đơn giản là một phản xạ tự nhiên của cơ thể mà ngược lại nó còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hoá.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được:

1. Do quá căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi cơ thể bị stress sẽ giải phóng nhiều hormone cortisol, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón. Kèm theo đó, một số trường hợp còn xuất hiện cảm giác buồn nôn nhưng lại không nôn được.

2. Bị ảnh hưởng của chứng đau nửa đầu

Thông thường chứng đau nửa đầu sẽ đi kèm với triệu chứng buồn nôn. Bên cạnh các chuyên gia còn cho biết chất serotonin trong não sẽ phát tín hiệu đến các mạch máu làm kích thích não bộ gây ra mệt mỏi, buồn ngủ cùng cảm giác buồn nôn thường xuyên nhưng lại không nôn được.

3. Do cơ thể bị thiếu nước

Như các bạn đã biết, nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chính vì thế mà khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước sẽ khiến cơ thể mất đi sự cân bằng.

Cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất lỏng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, làm chậm tốc độ lưu thông máu đến hệ tiêu hóa và khiến cho cơ quan này bị rối loạn hoạt động. Hậu quả là người bệnh có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, đau bụng kèm theo nhiều vấn đề bất thường khác.

buồn nôn nhưng không nên được là bệnh gì
Thiếu nước hoặc căng thẳng quá mức cũng có thể gây buồn nôn nhưng không nôn được

4. Buồn nôn nhưng không nôn được do lượng đường trong máu quá thấp 

Các Hormone trong cơ thể có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên do lượng đường trong máu quá thấp khiến cho hormone epinephrine đột ngột tăng lên, để giúp sản sinh nhiều glucose hơn. Cũng chính vì vậy mà cơ thể phải chịu áp lực và sinh ra cảm giác buồn nôn, khó chịu.

5. Buồn nôn do mang thai

Đây là triệu chứng mà bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng đều gặp phải. Trong giai đoạn bắt đầu thai kỳ, nội tiết tố thay đổi dẫn đến ốm nghén và khiến bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Một số người nôn ói hết dịch và thức ăn trong bụng nhưng cũng có trường hợp chỉ bị buồn nôn khan, không nôn được.

Xem thêm: Hay buồn nôn khan – Cẩn thận với các bệnh lý này

6. Bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính

Khi người bệnh liên tục đối mặt với chứng buồn nôn, tần suất đi đại tiện có sự thay đổi bất thường, táo bón xen lẫn phân lỏng kèm theo đó là cảm giác chướng bụng đầy hơi thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. 

Để nhận biết bệnh lý này người bệnh có thể căn cứ vào mức độ đau của cơ thể. Thông thường sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ nhưng không ở vị trí nào rõ rệt. Ban đầu, người bệnh thường bị đau dữ dội dần dần rồi trở lại bình thường. Cơn đau sẽ xuất hiện thường không theo chu kỳ nhưng sẽ có xu hướng tăng lên nếu bệnh nhân ăn phải thức ăn không phù hợp.

Xem thêmBệnh viêm đại tràng là gì?Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả 

7. Hiện tượng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được. Hiện tượng này xảy ra rất có thể là trong quá trình dung nạp thức ăn vào cơ thể, thức không được nhai kỹ hoặc do ăn quá no nên tồn đọng trong dạ dày mà không được xử lý, gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu. Điều này vô tình kích thích dạ dày tăng tiết dịch acid trào lên thực quản.

buồn nôn nhưng không nên được là bệnh trào ngược axit
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được

Có thể nhận biết bệnh này dựa trên triệu chứng buồn nôn đi kèm với các dấu hiệu khác như: Ợ nóng, đau họng, khàn giọng, ho kéo dài, khó nuốt, nôn ói, chua miệng, hôi miệng, cảm giác có vật lạ trong cổ họng…

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

8. Chứng viêm dạ dày – tá tràng

Nếu bạn luôn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn nhưng không nôn được, kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ nóng thì rất có thể bạn đang bị viêm dạ dày – tá tràng. Chưa dừng lại ở đó, bệnh lý này còn khiến người bệnh cảm thấy nóng rát dữ dội ở vùng bụng ngay cả khi đói và sau khi ăn, kết quả là gây đau tức thượng vị khiến người bệnh cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, khó kiểm soát.   

9. Tắc ruột

Căn cứ vào triệu chứng đau bụng, cảm giác quặn ruột, khó đi ngoài kèm theo triệu chứng buồn nôn dai dẳng, bạn có thể khẳng định bản thân đang bị tắc ruột. Vì thức ăn đang ứ lại đâu đó trong đó trong đường ruột khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn gây ra các cơn đau không mong muốn.

Lời khuyên trong trường hợp này là dừng lại việc dung nạp thức ăn vào cơ thể để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Buồn nôn nhưng không nôn được phải làm sao?

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được có thể thuyên giảm thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với các mẹo tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chăm sóc và điều trị bằng y tế.

1. Mẹo giảm buồn nôn nhưng không nôn được tại nhà

Một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp hỗ trợ giảm nhanh cơn buồn nôn khó chịu cho bạn:

  • Ăn những món lỏng như cháo, súp và từ từ chuyển sang những thức ăn mềm để dễ tiêu hóa
  • Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, vì chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đầy bụng
  • Tránh các mùi nặng như mùi thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, hương liệu hoặc khói thuốc, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn.
  • Uống trà gừng hoặc ngậm miếng gừng tươi có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm buồn nôn.
  • Hít thở hương bạc hà hoặc uống trà bạc hà cũng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh thực phẩm khó tiêu.
  • Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn. Tránh đi nằm ngay sau khi ăn no.
  • Không ăn quá khuya.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể nhưng không nên uống nhiều nước trong hoặc ngay sau khi ăn xong.
  • Tránh để thần kinh bị căng thẳng quá mức.
cách trị buồn nôn nhưng không nôn được bằng trà gừng
Nhâm nhi một tách trà gừng ấm có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được

2. Điều trị bằng y tế

Nếu hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được liên tục diễn ra và không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo tự nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Tùy theo  tình trạng y tế nào đang gây ra buồn nôn, chẳng hạn như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng hoặc viêm đại tràng,… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số bệnh nhân có thể được chỉ định thêm các thuốc như Ondansetron, Metoclopramide hoặc Antihistamines để kiểm soát cảm giác buồn nôn.

Tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác nhau. Do đó, việc lắng nghe cơ thể và tìm kiếm sự tư vấn y tế là rất quan trọng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy cố gắng nghỉ ngơi, uống đủ nước và đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 03:16 - 23/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:39 - 23/04/2024
Chia sẻ:
Gastosic – Thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán

Gastosic là thực phẩm chức năng được sản xuất bởi Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI. Sản phẩm có…

Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?

Siêu âm đại tràng là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau, giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý liên…

Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách xử lý

Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa.…

Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, kích thích gây chảy…

CẢNH BÁO Giả Mạo Thông Tin, Hình Ảnh Sơ Can Bình Vị Tán Thuốc Dân Tộc Để LỪA ĐẢO Người Bệnh CẢNH BÁO Giả Mạo Thông Tin, Hình Ảnh Sơ Can Bình Vị Tán Thuốc Dân Tộc Để LỪA ĐẢO Người Bệnh

Mới đây, Trung tâm Thuốc dân tộc nhận được khá nhiều phản hồi về sự việc bị “kẻ xấu giả…

Bình luận (1)

  1. Pee
    Pee says: Trả lời

    Em buồn nôn không nôn đc, có đàm ở cổ, em đang giảm cân nên không hấp thụ đường là bị gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua