Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau dạ dày mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Để quản lý hiệu quả các cơn đau dạ dày, việc biết được nên ăn và kiêng những thực phẩm gì là điều rất cần thiết.

Đau dạ dày nên ăn gì?
Bệnh đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để mau khỏi?

Người bị đau dạ dày nên ăn gì?

Những cơn đau tức dạ dày, ăn uống không tiêu gây ra không ít toái đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Không những vậy, đây còn là bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ biến chứng cao nếu người bệnh không chú ý đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh đau dạ dày nên ăn:

Sữa chua

Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân đau dạ dày cần tăng cường bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Vi sinh vật trong sữa chua không chỉ hỗ trợ đường ruột mà còn kích thích tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại như H.Pylori – nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nhờ vào quá trình chuyển hóa tự nhiên từ đường đơn glucose và galactose khi đi vào cơ thể sẽ dần chuyển hóa thành các acid lactic – một loại hữu cơ nhẹ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Cho nên sữa chua được liệt vào nhóm thực phẩm cần được bổ sung hợp lý khi bị đau dạ dày. Trung bình mỗi ngày bệnh nhân có thể sử dụng khoảng 50 – 100ml sữa chua. 

Có thể bạn quan tâm: 3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Bánh mì nướng, khoai tây 

Nếu dạ dày bạn đang trong giai đoạn bị đau, hãy thử sử dụng bánh mì nướng hoặc khoai tây để cải thiện chúng. Các thực phẩm này có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, không gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa và đồng thời làm giảm bớt cơn đau do dạ dày gây nên. 

Đu đủ chín

Nghiên cứu hiện đại khuyến nghị bệnh nhân đau dạ dày nên bổ sung đu đủ chín vì nó giàu vitamin A, E, C, beta-carotene, acid folic, chất xơ và enzym hỗ trợ tiêu hóa. Đu đủ không chỉ thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày mà còn có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày.

Bệnh nhân được khuyên ăn khoảng 100g đu đủ chín mỗi ngày để phục hồi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, đau tim, đột quỵ…

Ăn bí đỏ tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Nếu bạn đang lo lắng không biết bị đau dạ dày ăn gì thì đừng bỏ qua bí đỏ. Bởi vì đây là thực phẩm khá lành tính và phù hợp với rất nhiều người. Tùy vào mục đích sử dụng mà bí đỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau.

Ăn bí đỏ có tốt cho người bị đau dạ dày?
Bí đỏ là thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi bị đau dạ dày

Các nghiên cứu hiện đại cho rằng, bí đỏ có khả năng cung cấp lượng lớn vitamin A, chất xơ và đa dạng các hoạt chất giúp khắc phục triệu chứng viêm đau dạ dày. 

Bắp cải

Một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân dạ dày đó chính là bắp cải. Các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất trong bắp cải rất cao. Đây đều là những thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa và có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.

Đặc biệt thành phần vitamin K và vitamin U trong bắp cải còn hỗ trợ ngăn ngừa các tế bào ác tính hình thành, hạn chế biến chứng tại đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân viêm đau dạ dày nên sử dụng bắp cải thường xuyên trong thực đơn dinh dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Đau Dạ Dày Giúp Nhiều Người Khỏi Bệnh

Cà tím

Cà tím có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho dạ dày như nước, các nguyên tố vi lượng, lipip, protid, glucid và chất xơ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra trong cà tím có chứa lượng lớn chất nhầy, thành phần này rất có lợi cho quá trình tiêu hóa của dạ dày, ngăn ngừa được triệu chứng viêm đau.

Chuối chín

Nên ăn gì để tốt cho người đau dạ dày? Một thực phẩm rất tốt cho dạ dày không thể không nhắc đến đó là chuối chín cây. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, chuối còn chứa nhiều chất xơ, glucid, protid, lipid và lượng lớn vitamin, khoáng chất vi lượng clorua, lưu huỳnh, calxi, kalium, magie, natri…

Hơn nữa, chuối chín còn chứa các hợp chất quan trọng khác như nore-pinephrin, dopamin, serotinin và catecholamin có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị. Nhờ vậy, chuối có khả năng hỗ trợ làm giảm cơn đau dạ dày.

Có thể sử dụng khoảng 1 – 2 quả chuối/ngày, nên ăn chuối sau khi ăn khoảng 30 phút. Tuyệt đối không nên sử dụng chuối khi bụng đang đói.

Bổ sung táo khi bị đau dạ dày

Trong quả táo có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan và lượng lớn enzyme và pectin. Các hoạt chất này kích thích hệ tiêu hóa làm việc và phân hủy thức ăn nhanh hơn so với thông thường. Nếu dạ dày bạn nhạy cảm khi ăn trực tiếp táo thì bạn có thể sử dụng nước ép táo để thay thế.

Ăn bơ

Thường xuyên ăn bơ không chỉ giúp cho nhu động đường ruột làm việc hiệu quả mà còn giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Trong quả bơ có chứa lượng lớn chất xơ và kali rất cần thiết cho quá trình điều tiết hệ tiêu hóa.

Thực đơn cho người bị đau bao tử
Đau dạ dày nên ăn bơ và các loại trái cây dễ hấp thu

Bên cạnh đó, bệnh nhân đau dạ dày nên cân bằng lượng thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và giảm các loại thực phẩm khó tiêu hóa. Với những bệnh nhân đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm sau đây để làm giảm các kích ứng trên niêm mạc dạ dày. Cụ thể như là:

  • Quả việt quất
  • Quả mâm xôi
  • Củ cải
  • Súp lơ
  • Dâu tằm
  • Quả anh đào
  • Ớt chuông
  • Cà rốt
  • Rau cải xanh
  • Mật ong
  • Cam thảo
  • Nghệ…

Đọc thêm: Hạt Sang (Sành) Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

Bệnh đau dạ dày cần kiêng ăn gì?

Một trong số những nhân tố hàng đầu khiến cho bệnh lý dạ dày bùng phát nghiêm trọng đó chính là lựa chọn thực phẩm không phù hợp. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo có thể khiến cho triệu chứng dạ dày bùng phát thường xuyên, gây căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh.

Để hạn chế những tổn thương có thể gặp phải, bệnh nhân nên tránh xa một số thực phẩm sau:

Thực phẩm có tính axit cao

Những thực phẩm giàu axit như dưa muối, cà muối, kim chi, chanh, quýt, bưởi, giấm khi đi vào đường tiêu hóa gây kích thích niêm mạc và làm tổn thương thành dạ dày. Lâu dần, chúng hình thành nên những vết loét, gây viêm nhiễm, gây đau đớn, khó chịu. Nhóm thực phẩm này được khuyến cáo không nên sử dụng khi bụng trống hoặc trong thời gian bệnh bùng phát.

Sữa

Người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng sữa, vì đây là nhóm thực phẩm giàu đường lactose rất khó để tiêu hóa. Khi dạ dày bị suy giảm chức năng, lactose không được tiêu hóa đúng cách sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu.

Các thử nghiệm đã tìm thấy trong sữa tươi có chứa lượng lớn đường lactose khó phân hủy. Thay vì sử dụng sữa tươi, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phomat để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Thực phẩm nhiều gia vị

Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng có thể gây hại cho dạ dày bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng gánh nặng cho dạ dày. Các loại thức ăn này không chỉ khiến viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý tiêu hóa khác như ung thư dạ dày.

Đau dạ dày phải kiêng những gì?
Đau dạ dày kiêng ăn gì? Thức ăn giàu gia vị cay nóng không được khuyến khích sử dụng trong thời gian mắc bệnh

Xem ngay: 4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Nhanh

Không nên ăn thực phẩm khó tiêu

Ăn thực phẩm khó tiêu như đồ dầu mỡ hay thức ăn thô cứng có thể làm trầm trọng thêm bệnh viêm dạ dày. Các loại thực phẩm này gây áp lực lên chức năng co bóp và nhào trộn thức ăn của dạ dày, đồng thời khiến tình trạng tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

Không nên sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày. Chúng có thể kích thích các tổn thương trên niêm mạc chảy máu hoặc viêm loét mà cơ thể không tự kiểm soát được.

Ngoài ra, người bị viêm đau dạ dày cần hạn chế tối đa chất kích thích, cà phê, bia, rượu, nước uống có gas, thuốc lá, đường tổng hợp và một số thực phẩm không phù hợp với dạ dày.

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị đau dạ dày

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhanh

Việc ăn nhanh hoàn toàn không có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi bạn nhai nuốt nhanh, thức ăn chưa được nhai nhỏ vô tình làm cho hệ tiêu hóa phải gồng lên để hoạt động. Bên cạnh đó, các dưỡng chất cũng không được hấp thu vào cơ thể đúng cách.  

  • Ăn uống đủ bữa, đúng giờ giấc

Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ khiến cho nhịp độ sinh học của hệ tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như viêm loét dạ dày, béo phì, tiểu đường

lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị đau dạ dày
Bị đau dạ dày thì không nên vừa ăn vừa làm việc khác
  • Không tập trung làm việc khác khi đang ăn

Trong bữa ăn, chỉ nên chuyên tâm đến việc ăn, tuyệt đối không vừa ăn vừa đọc sách, xem phim hoặc làm việc khác trong khi ăn. Thói quen này dễ làm cho dạ dày bị tổn thương bởi không được tập trung tiêu hóa đúng cách. 

Việc hiểu rõ đau dạ dày nên ăn và kiêng gì không chỉ giúp người bệnh giảm bớt những khó chịu hàng ngày mà còn là bước quan trọng trong việc phục hồi và bảo vệ dạ dày. Một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp giữa những thực phẩm lành mạnh và tránh xa các món có hại, sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tật.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Nội soi tiêu hóa để làm gì, cần lưu ý gì?

Nội soi tiêu hóa là kỹ thuật phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý như viêm dạ dày, loét…

Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Viêm trợt hang vị dạ dày là hiện tượng niêm mạc hang vị bị viêm và xuất hiện vết trầy…

Thuốc Dạ Dày Bệnh Viện 354 – Cách Dùng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Thuốc dạ dày bệnh viện 354 có tên gọi là Bình Vị Nam, được sản xuất từ các loại thảo…

Dạ dày tá tràng eHP Dạ Dày Tá Tràng eHP (Học Viện Quân Y): Công Dụng, Giá

Dạ dày tá tràng eHP là viên uống chứa thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên có đặc…

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày

Để lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân viêm dạ dày, cần đánh giá tình trạng sức khỏe và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua