Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Điều Trị và Xử Lý Sao Hiệu Quả

Kẽ răng bị hôi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát sẽ áp dụng biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Nguyên nhân khiến kẽ răng bị hôi 

Tình trạng kẽ răng có mùi hôi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng kém, ăn uống, thói quen hút thuốc lá,… Ngoài ra, tình trạng này còn cảnh báo nhiều bệnh lý nha khoa.

Kẽ răng bị hôi
Tình trạng kẽ răng có mùi hôi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng kém, ăn uống

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến kẽ răng bị hôi:

1. Mắc các bệnh về răng miệng 

Mắc phải các bệnh lý về răng miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến kẽ răng có mùi hôi khó chịu. Theo đó, các bệnh thường gặp là sâu kẽ răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng,… Khi vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển quá mức, phân giải protein Gram âm sẽ sinh ra sulphur có mùi hôi khó chịu.

Thông thường, trực khuẩn kỵ khí Fusobacterium trú ngụ trong các túi nha chu, kẽ răng, bề mặt lưỡi và sang thương do sâu răng gây ra. Đối với trường hợp hôi kẽ răng xảy ra do nguyên nhân này, chỉ khi các bệnh răng miệng được kiểm soát thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm đi đáng kể. 

2. Thức ăn, mảng bám dính vào kẽ răng

Bị giắt thức ăn ở kẽ răng thường xuất hiện ở người có răng thưa, dùng các thực phẩm có độ dai, các loại thịt, rau,… Tình trạng này thường gặp nhiều ở răng hàm, răng nhai và đôi khi có thể xuất hiện ở răng cửa. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ tại các kẽ răng và gây ra tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, hơi thở có mùi hôi còn xảy ra do khi dùng những thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành tây, hành lá, cà ri,… 

Tình trạng thức ăn bám vào kẽ răng không chỉ gây hôi miệng mà còn gây đau nhức, vướng víu, khó chịu, chảy máu răng,… Nếu không được khắc phục sớm, lâu dần có thể gây tụt nướu răng, khoảng cách các răng ngày càng rộng và có xu hướng bị lung lay, dễ gãy rụng.

3. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng chỉ chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày có thể làm sạch răng miệng và mang lại hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, nếu không kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn sẽ không làm sạch mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến hơi thở có mùi hôi.

Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém được xem là nguyên nhân phổ biến khiến kẽ răng hôi

Bên cạnh đó, kẽ răng không được làm sạch còn tạo điều kiện cho hại khuẩn trú ngụ và sản xuất axit làm phá hủy men răng. Tình trạng hủy khoáng diễn ra nhanh chóng sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, tác động xấu đến sức khỏe răng miệng.

4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt 

Có thể nhận thấy, hơi thở bị tác động không nhỏ bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Sở thích dùng các thực phẩm có mùi nồng có thể lưu lại mùi khó chịu trong khoang miệng. Trong một số trường hợp, vệ sinh răng miệng thông thường cũng không thể loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, các món ăn, thức uống chứa nhiều đường, chua, phẩm màu, chứa ga, cafein,… Có thể làm giảm tiết nước bọt, từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và khiến khoang miệng có mùi hôi.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng kẽ răng bị hôi còn có thể xảy ra do một số tác nhân khác như hút thuốc lá, nhiễm trùng sau nhổ răng, phẫu thuật miệng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Kẽ răng bị hôi mặc dù không phải tình trạng răng miệng nghiêm trọng nhưng gây ra cảm giác khó chịu, hơi thở có mùi, vướng víu và khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, tình trạng này còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nha khoa cần được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.

Ảnh hưởng của kẽ răng có mùi hôi

Như đã đề cập, tình trạng kẽ răng có mùi hôi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số các nguyên nhân đều được khắc phục thông qua các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng nếu không được khắc phục sớm sẽ tác động trực tiếp đến giao tiếp hàng ngày, khiến bạn trở nên tự ti hơn trong các cuộc nói chuyện. 

Hơi thở có mùi ảnh hưởng đến giao tiếp
Kẽ răng có mùi hôi khiến bạn gặp khó khăn trong giao tiếp hàng ngày

Bên cạnh biểu hiện kẽ răng có mùi hôi, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện đi kèm như đau nhức kẽ răng, chảy máu, tụt lợi, răng lung lay,… Ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm hiệu suất học tập và làm việc.

Ngoài ra, một số trường hợp bị hôi kẽ răng còn cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa cần được thăm khám và điều trị sớm. Trường hợp chủ quan có thể tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, đồng thời ảnh hưởng đến thể trạng. Một số bệnh lý gây hôi kẽ răng cần được khắc phục sớm như sâu kẽ răng, bệnh nha chu,…

Cách khắc phục kẽ răng bị hôi an toàn và hiệu quả 

Như đã đề cập, nhiều trường hợp kẽ răng bị hôi có thể được kiểm soát tốt thông qua các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với trường hợp khởi phát do những nguyên nhân thông thường như chăm sóc răng miệng không đúng cách, thức ăn giắt kẽ răng, dùng các thực phẩm có nặng mùi,… Trường hợp nghi ngờ xảy ra do bệnh lý, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Áp dụng mẹo hỗ trợ điều trị kẽ răng bị hôi tạm thời 

Một số mẹo chữa tại nhà tận dụng các thảo dược tự nhiên như chanh, gừng, giấm táo, lá ổi,… Có tác dụng cải thiện mùi hôi khó chịu, làm sạch khoang miệng và hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển quá mức. Biện pháp này có thể kiểm soát tốt tình trạng trong trường hợp xảy ra do những nguyên nhân thông thường.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp các mẹo chữa này với biện pháp y tế để giúp khắc phục chứng hôi kẽ răng do bệnh lý gây ra.

Nước muối pha loãng:

Súc miệng với nước muối pha loãng là một trong những cách làm giảm mùi hôi kẽ răng hiệu quả. Không chỉ có đặc tính sát khuẩn, nước muối còn có tác dụng cân bằng độ pH trong khoang miệng, hạn chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn trong khoang miệng.

Nước muối pha loãng
Súc miệng với nước muối pha loãng là một trong những cách chữa hôi miệng hiệu quả

Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn hạn chế các mảng bám trên răng, giảm số lượng vi khuẩn trú ngụ trong kẽ răng, mảng bám. Từ đó giúp hạn chế hình thành sâu răng và giảm mùi hôi ở kẽ răng đáng kể.

  • Chuẩn bị 1 cốc nước ấm, cho 1 muỗng muối vào hoà tan hoàn toàn
  • Sau khi chải răng thì ngậm nước muối và súc miệng 
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần và áp dụng trong nhiều ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Mẹo chữa hôi kẽ răng từ chanh:

Trong chanh chứa nhiều thành như Axit ascorbic, vitamin C mang lại hiệu quả trong việc hạn chế vi khuẩn, nấm, virus trong khoang miệng phát triển quá mức. Bên cạnh đó, chanh còn kích thích hoạt động tiết nước bọt, giúp làm ẩm, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ngăn ngừa khô miệng và hôi kẽ răng.

  • Chuẩn bị 2 quả chanh tươi, mọng nước, rửa sạch cắt vắt lấy nước cốt
  • Hòa nước cốt chanh với 300ml nước lọc
  • Dùng nước này để súc miệng sau khi chải răng
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày để làm giảm mùi hôi khó chịu kẽ răng hiệu quả

Gừng tươi:

Các nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy, 6-gingerol trong gừng có tác dụng làm giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Nhờ vào vị cay, thành phần này giúp tăng hoạt động tiết nước bọt, đồng thời kích thích các enzyme trong nước bọt phá vỡ những thành phần gây hôi miệng.

Gừng tươi
Hoạt chất 6-gingerol trong gừng có tác dụng làm giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng

Bên cạnh đó, tinh dầu trong gừng còn có mùi thơm dễ chịu, thư giãn. Việc áp dụng mẹo chữa từ gừng không chỉ làm giảm mùi hôi khó chịu ở kẽ răng, làm sạch khoang miệng mà còn mang lại hơi thở thơm mát, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1/2 muỗng muối
  • Gừng sau khi cạo vỏ, rửa sạch thì cắt nhỏ rồi cho vào máy cùng với muối, ít nước và xay nhuyễn
  • Lọc lấy phần nước cốt rồi chia thành 2 lần để súc miệng sau khi đánh răng
  • Hoặc bạn có thể pha với một ít nước ấm để giảm vị cay của thảo dược

Cam thảo chữa hôi kẽ răng:

Cam thảo được biết đến là thảo dược quý, thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhờ vào đặc tính và công năng đa dạng. Ngoài mùi thơm dễ chịu, thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, hạn chế vi khuẩn phát triển quá mức gây hôi miệng.

  • Chuẩn bị quế tâm, tế tân, quất bì, cam thảo mỗi vị 50g 
  • Các dược liệu đem tán bột mịn rồi trộn đều với mật ong và táo làm thành hoàn khoảng 4g
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh, để ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Mỗi lần dùng từ 1 – 2 viên, ngày dùng 2 lần. Áp dụng liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Giấm táo:

Giấm táo được biết đến là nguyên liệu thường được dùng trong nấu ăn. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng như làm trắng răng, giảm hôi miệng,… nhờ vào axit axetic dồi dào trong giấm táo.

Trường hợp kẽ răng bị hôi do giắt thức ăn, lúc này vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh và sản xuất ra hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi khó chịu. Việc sử dụng giấm táo trong trường hợp này sẽ khử mùi và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

  • Chuẩn bị 1 cốc nước lọc rồi cho 2 muỗng giấm táo vào hòa tan
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch thì dùng nước này súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Đa số các trường hợp bị hôi kẽ răng nói riêng và hôi miệng nói chung đều xảy ra do vệ sinh răng miệng kém. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng tốt, tình trạng hơi thở có mùi sẽ thuyên giảm hẳn. Bạn cũng cần duy trì những biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng phát sinh.

Chỉ nha khoa
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau bữa ăn

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm hôi kẽ răng:

  • Đánh răng: Mỗi ngày cần đánh răng từ 2 – 3 lần, bên cạnh đó ưu tiên các loại bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mềm mại để làm sạch các mảng bám trên răng hiệu quả, tránh kích ứng mô nướu gây chảy máu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Nếu chỉ chải răng thông thường sẽ không thể làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng. Do đó, bạn cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa. Việc dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn sẽ ngăn ngừa tình trạng thức ăn giắt ở kẽ răng và gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Dùng nước súc miệng sát khuẩn: Ngoài sử dụng chỉ nha khoa và chải răng, các nha sĩ cũng khuyến cáo nên dùng thêm nước súc miệng sát khuẩn để tăng tác dụng làm sạch răng miệng, đồng thời giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu.
  • Vệ sinh lưỡi: Không chỉ trên răng, các mảng bám, vi khuẩn, tế bào chết cũng tích tụ trên bề mặt lưỡi, nhất là những người bị khô miệng và có thói quen hút thuốc. Do đó, để làm giảm tình trạng hơi thở có mùi hôi, bạn cần vệ sinh lưỡi với dụng cụ cạo lưỡi từ 2 – 3 lần/ tuần.
  • Chế độ ăn phù hợp: Để tránh tình trạng kẽ răng bị hôi, bạn cần chủ động kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm, thức uống nặng mùi, chứa nhiều đường như tỏi, hành, cà ri, nước ngọt có gas, cà phê, bia rượu,…
  • Ngăn ngừa khô miệng: Người bị khô miệng thường đi kèm với biểu hiện hôi miệng. Vì vậy, bạn cần chủ động ngăn ngừa khô miệng bằng cách uống nhiều nước, nhai kẹo cao su không đường để kích thích hoạt động sản xuất nước bọt.
  • Làm sạch răng giả: Đối với răng giả, cầu răng hay miếng trám đều được khuyến cáo làm sạch hàng ngày để hạn chế vi khuẩn tích tụ và gây tổn thương, đau nhức và đi kèm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Bên cạnh vệ sinh sạch răng miệng, bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng/ lần để hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển quá mức.

Việc thực hiện vệ sinh răng miệng tốt có thể làm giảm tình trạng hôi kẽ răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.

Xem thêm: Nguyên Nhân Răng Giả Bị Hôi Và Biện Pháp Xử Lý

Kẽ răng bị hôi khi nào cần gặp bác sĩ?

Kẽ răng bị hôi thường xảy ra do một số nguyên nhân thông thường do vệ sinh răng miệng kém, ăn uống, thức ăn giắt kẽ răng,… Đối với những trường hợp này chỉ cần áp dụng các biện pháp tại nhà sẽ khắc phục được tình trạng trên.

Kẽ răng bị hôi khi nào cần gặp bác sĩ
Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng kẽ răng bị hôi không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà

Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi chăm sóc, cải thiện tại nhà nhưng mùi hôi ở kẽ răng vẫn không thuyên giảm. Bên cạnh đó, tình trạng này còn đi kèm với một số biểu hiện bất thường khác. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra hướng khắc phục phù hợp.

Cần đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Hôi kẽ răng không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng và một số mẹo chữa tại nhà.
  • Hơi thở có mùi hôi ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác, ăn uống, giao tiếp hàng ngày
  • Hôi miệng đi kèm với biểu hiện đau nhức, chảy máu chân răng
  • Nếu nhận thấy dấu hiệu tụt lợi, răng lung lay, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay

Phòng ngừa tình trạng kẽ răng bị hôi  

Kẽ răng bị hôi là tình trạng răng miệng không quá nghiêm trọng, có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc và can thiệp điều trị trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, các vấn đề răng miệng thường dễ phát sinh khi gặp điều kiện thuận lợi, bao gồm hôi kẽ răng.

Do đó, sau khi kiểm soát tình trạng này, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát, bao gồm:

  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn.
  • Tránh dùng tăm tre hoặc những vật nhọn xỉa răng vì có thể làm thưa răng, tổn thương men răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào kẽ răng và gây hôi.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích. Bởi những yếu tố này sẽ tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa khác.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe và răng miệng như rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và nhai kẹo cao su không đường.
  • Để phòng ngừa hôi kẽ răng cũng như các vấn đề răng miệng khác, bạn cần thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm.

Kẽ răng bị hôi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc, cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xảy ra do bệnh lý cần can thiệp y tế sớm để được khắc phục nhanh và phòng ngừa các biến chứng nặng nề.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao? Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao?

"Vi khuẩn Hp có gây hôi miệng không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo nhận định…

Trị hôi miệng bằng nước muối như thế nào cho đúng?

Biện pháp trị hôi miệng bằng nước muối có tác dụng khử mùi hôi, loại bỏ mảng bám và vi…

lá bạc hà chữa hôi miệng Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Bạc Hà Cực Dễ Dàng Mà An Toàn

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà phù hợp với những trường hợp hơi thở có mùi hôi do ăn…

Tinh dầu từ bạc hà có tính sát khuẩn cao, có thể hỗ trợ trị hôi miệng tốt 10 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Giúp Lấy Lại Tự Tin

Hôi miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp ở người có thói quen…

Trám răng có bị hôi miệng không? Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Giải Đáp Từ Nha Sĩ]

Trám răng là một thủ thuật nha khoa hiệu quả giúp phục hình và phục hồi chức năng răng sâu.…

Bình luận (1)

  1. Phon
    Phon says: Trả lời

    Minh bi hoi mieng lau năm roi do hôi ở lưỡi và kẽ răng,tu van giup ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua