Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Do Nguyên Nhân Nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hơi thở có mùi amoniac khiến nhiều người rơi vào tình huống khó xử trước đám đông, tự ti trong giao tiếp. Không chỉ vậy, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tốt nhất bạn không nên chủ quan và cần thăm khám tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt. 

Hơi thở có mùi amoniac
Hơi thở có mùi amoniac không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý mà còn là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi amoniac

Trước khi đi sâu tìm hiểu nguyên nhân khiến mùi amoniac xuất hiện trong hơi thở, bạn cần hiểu rõ amoniac là gì và mối liên quan đến tình trạng hôi miệng

Định nghĩa về amoniac

Amoniac là một hợp chất vô cơ, công thức phân tử hóa học là NH3. Đây là một trong những yếu tố cần thiết cho động – thực vật và con người. Chúng được tìm thấy trong không khí, đất, nước và là nguồn nitơ cần thiết để cây trồng và vật nuôi phát triển. Amoniac trong môi trường tự nhiên thường xuất phát từ quá trình phân hủy của xác thực vật, động vật đã thối rữa, phân bón, quá trình bài tiết (đi tiểu) và các loại khí thải sản xuất khác. 

Khí amoniac có mùi khai, dễ tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Trường hợp hít phải khí này với nồng độ thấp hơn có thể gây kích thích mũi, ho, chảy nước mắt… Con người nếu hít phải một lượng lớn khí amoniac đậm đặc nồng độ cao có thể làm bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, thậm chí làm phá hủy đường hô hấp. Trường hợp nặng hơn có thể làm bỏng da, mắt, họng, làm tổn thương phổi, gây mù vĩnh viễn hoặc tử vong. 

Hơi thở có mùi amoniac là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo các chuyên gia, hơi thở có mùi amoniac chủ yếu xuất phát từ thận. Vì cơ bản thận người đảm nhiệm vai trò chuyển đổi amoniac thành ure. Trung bình một ngày thận chuyển đổi khoảng 130g amoniac thành ure, sau đó được đào thải thông qua nước tiểu và một ít trong hơi thở. 

Cụ thể về từng nguyên nhân và các bệnh lý khiến hơi thở có mùi amoniac:

1. Các bệnh về thận

Như đã nói, thận đảm nhiệm vai trò chuyển đổi và đào thải amoniac. Tuy nhiên, chức năng thận bị tổn thương và suy yếu, thậm chí mắc các bệnh về thận sẽ khiến thận không thể thải đủ nitơ và quá trình chuyển đổi, các hóa chất sẽ tích tụ lại trong cơ thể, hòa lẫn trong dòng máu. Tình trạng này khiến hơi thở của bạn có mùi amoniac mạnh và mùi kim loại trong khoang miệng.

Hơi thở có mùi amoniac
Suy giảm chức năng thận là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi amoniac

Mắc các bệnh về thận là rất nguy hiểm, điển hình như bệnh thận mãn tính, suy thận, chứng ure huyết, huyết áp thấp, mất nước, sỏi thận… Người bệnh cần sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tích cực nguyên nhân mới có thể cải thiện được tình trạng hơi thở có mùi amoniac khó chịu. 

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở có mùi amoniac. Vì đường tiết niệu có mối liên hệ mật thiết với thận, dễ lây lan sang thận và gây nhiễm trùng thận, kéo theo sự suy giảm chức năng và dẫn đến tích tụ chất thải, độc tố trong cơ thể. Từ đó phát sinh mùi khai amoniac và vị kim loại gây hôi miệng. 

3. Nhiễm vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori là chủng vi khuẩn phổ biến tồn tại trong dạ dày và gây ra các bệnh lý tại đây. Điển hình như các bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết và thậm chí ung thư dạ dày. Tình trạng hơi thở có mùi amoniac, mùi khai nồng nặc được xem là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết các bệnh lý này. 

Ngoài ra, người bị nhiễm vi khuẩn H.pylori còn đi kèm một số triệu khác như buồn nôn, nôn ói, ăn uống kém, dễ bị chướng bụng đầy hơi, mệt mỏi, sụt cân, đi ngoài nhiều lần, phân sẫm màu… 

4. Viêm xoang, nghẹt mũi

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế bệnh viêm xoang cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi amoniac. Viêm xoang xảy ra khi các mô tế vào xoang bị viêm nhiễm do sự tấn công của virus, vi khuẩn, nấm, lệch vách ngăn, dị ứng, polyp xoang mũi… Những trường hợp này khiến người bệnh bị kích ứng mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch nhầy và gây ra mùi khai trong hơi thở. 

5. Bệnh tiểu đường

Thông thường, lượng glucose dư thừa trong quá trình ăn uống sẽ được bài tiết qua 2 con đường là thận và hệ thống sinh dục. Lúc này, người bệnh sẽ liên tục cảm thấy khát nước và muốn đi tiểu, dễ khiến cơ thể mất nước, giảm chức năng đào thải độc tố phát sinh mùi hôi amoniac trong miệng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần hết sức cẩn thận và theo dõi triệu chứng này. Vì có thể đây là một trong những triệu chứng sớm của chứng hôn mê hạ đường huyết nguy hiểm. 

6. Chế độ ăn uống

Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và hơi thở của bạn, cụ thể việc sử dụng thường xuyên một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc lâu dài đến mùi hơi thở. Trong đó, có một số loại thực phẩm khi vào trong cơ thể kết hợp với nước bọt, dịch vị dạ dày tạo ra mùi amoniac cùng các sản phẩm phụ khác gây mùi hôi khai như nước tiểu. 

Những trường hợp dễ khiến hơi thở có mùi amoniac nhất là người có chế độ ăn uống giàu protein, ăn chay, ăn theo chế độ Ketogenic hoặc thực đơn hàng ngày có nhiều hành, tỏi, các loại thực phẩm có mùi nồng… 

Giải pháp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi amoniac

Tùy theo từng nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi amoniac mà cách xử lý điều trị sẽ khác nhau.

1. Điều trị các bệnh lý gây mùi amoniac 

Đối với những người mắc các bệnh lý về thận, tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu… sẽ được can thiệp điều trị y tế để kiểm soát diễn tiến của bệnh. Cụ thể như:

Hơi thở có mùi amoniac
Người mắc bệnh thận mãn tính, suy thận nặng sẽ phải lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo, ghép thận… để giảm nhẹ triệu chứng và duy trì sự sống
  • Người bị viêm xoang: Sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân gây viêm xoang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một vài biện pháp thường được áp dụng như sử dụng thuốc làm thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc xịt corticosteroid, thuốc dị ứng hoặc thủ thuật giải phẫu loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn xoang mũi nếu bị viêm xoang mãn tính… Kèm theo đó là một số biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng như xông mũi, rửa mũi, chườm ấm giảm tắc nghẽn, uống nhiều nước… 
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Để điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp cần có một phác đồ cụ thể và phù hợp. Bao gồm dùng thuốc ức chế bơm proton (có khả năng giảm sản xuất acid dạ dày, thúc đẩy tự làm lành các mô bị tổn thương), dùng kháng sinh từ 1 – 2 tuần để kiểm soát ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 
  • Bệnh thận: Các bệnh về thận không chỉ khó điều trị mà còn nguy hiểm vì dễ phát sinh biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu, tăng nguy cơ lên cơn đau tim, đột quỵ tim, suy thận… Để chữa khỏi các bệnh này người bệnh sẽ phải nhập viện theo dõi, thăm khám, chẩn đoán và điều trị từng bước, kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật hoặc lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận… để cải thiện triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Lưu ý khi mắc các bệnh thận sẽ không được dùng những nhóm thuốc sau: thuốc khang viêm không steroid, kháng sinh aminoglycoside, thuốc kháng lao, thuốc điều trị ung thư, thuốc cản quang, thuốc đông y… 
  • Chứng uremia: Đậy là giai đoạn cuối của suy thận, đồng nghĩa với việc thận hoàn toàn không còn khả năng lọc thải. Các sản phẩm độc hại như ure, creatine, nitơ… không được chuyển hóa và đào thải tích tụ, hòa lẫn trong máu khiến hơi thở có mùi khai nồng nặc. Trường hợp này bắt buộc phải được can thiệp y tế, tiến hành lọc máu hoặc nặng hơn sẽ phải ghép thận để duy trì sự sống. 

2. Cách chăm sóc và phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi amoniac

Trong hầu hết các trường hợp có mùi hôi miệng, hơi thở có mùi khai không quá nghiêm trọng, nhất là do xuất phát từ chế độ ăn uống hoàn toàn có thể được xử lý dễ dàng bằng các biện pháp sau:

Hơi thở có mùi amoniac
Điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp, hạn chế các loại thực phẩm nặng mùi sẽ giúp giảm mùi amoniac trong hơi thở
  • Kiểm tra lại thực đơn ăn uống hàng ngày và điều chỉnh lại cho phù hợp. Thay thế các nhóm thực phẩm có mùi hôi như hành, tỏi bằng các loại rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… Những loại thực phẩm này không chỉ giúp khử mùi hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát tự nhiên mà còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt. 
  • Trong quá trình chế biến thức ăn hàng ngày nên hạn chế sử dụng muối. Vì muối rất hại cho thận, dễ gây mất nước và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe. 
  • Hạn chế protein trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị loại bỏ lượng amoniac dư thừa trong máu. Đồng thời, cân bằng chế độ ăn uống, vừa đủ chất vừa lành mạnh giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và tránh làm tăng cholesterol trong máu. 
  • Tăng cường lượng nước uống mỗi ngày, người trưởng thành nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Đủ nước sẽ giúp thận hoạt động tốt và giảm nguy cơ suy giảm chức năng, chấm dứt tình trạng hơi thở có mùi amoniac. 
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… Vì những thứ này sẽ càng khiến bệnh thận tiến triển nhanh và nghiêm trọng hơn. 
  • Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng thường xuyên để làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. 
  • Không lạm dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng… 
  • Thường xuyên thăm khám và đo các chỉ số huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu kiểm tra nồng độ amoniac… ở những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp, tiểu đường …

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp người bệnh có câu trả lời về vấn đề hơi thở có mùi amoniac là do đâu và cách khắc phục điều trị. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Khuyến khích thăm khám sớm tại cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác về nguyên nhân cũng như có hướng điều trị phù hợp, an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân & cách xử lý ba mẹ cần biết

Vệ sinh răng miệng kém, uống ít nước, mắc các bệnh về nha khoa, nhiễm trùng đường hô hấp trên,...…

Hơi thở có mùi amoniac Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Do Nguyên Nhân Nào?

Hơi thở có mùi amoniac khiến nhiều người rơi vào tình huống khó xử trước đám đông, tự ti trong…

Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm

Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…

Lá ổi thường được sử dụng để chữa hôi miệng Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi – 5 phút hết sạch mùi

Chứng hôi miệng hay bệnh hôi miệng là tình trạng miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc…

Tinh dầu từ bạc hà có tính sát khuẩn cao, có thể hỗ trợ trị hôi miệng tốt 10 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Giúp Lấy Lại Tự Tin

Hôi miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp ở người có thói quen…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua