Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Giải Đáp Từ Nha Sĩ]
Trám răng là một thủ thuật nha khoa hiệu quả giúp phục hình và phục hồi chức năng răng sâu. Một vài trường hợp người bệnh sau khi thực hiện hàn trám răng phản ánh rằng xuất hiện tình trạng hôi miệng. Vậy thực sự trám răng có bị hôi miệng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trám răng là gì? Các trường hợp được chỉ định thực hiện trám răng
Trám răng là thủ thuật nha khoa sử dụng các vật liệu nhân tạo để thay thế cho một phần mô răng bị tổn hại, thiếu khuyết như sâu răng, gãy vỡ, mòn men răng… hoặc chỉnh sửa lại phần răng bị khiếm khuyết về mặt hình dạng, cấu trúc của răng. Một số trường hợp thường được chỉ định hàn trám răng như:
Răng sâu
Sâu răng xảy ra do vi khuẩn tập trung phát triển trong khoang miệng, chúng bám trên răng, cao răng và phân hủy đường thành axit lactic phá hủy canxi ở men răng. Đồng thời, chúng làm hòa tan chất khoáng của răng hình thành lỗ hổng trên bề mặt men răng hay gọi là sâu răng.
Hầu hết các trường hợp bị sâu răng đều được chỉ định thực hiện trám răng, dùng vật liệu trám phù hợp để bịt kín lỗ sâu răng. Cách này giúp ngăn vi khuẩn hay các tác nhân gây hại tấn công vào bên trong tủy răng, bảo vệ chức năng răng.
Răng bị chấn thương
Răng vỡ hoặc mẻ do chấn thương, tác động vật lý mạnh thường sẽ làm mất hình dáng răng ban đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng miếng trám răng tốt với màu sắc giống thật để tái tạo lại răng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chức năng ăn nhai.
Răng bị mòn
Có nhiều nguyên nhân khiến răng mòn dần theo thời như: chải răng theo chiều ngang, lông bàn chải quá cứng, nghiến răng, dùng nhiều đồ ăn, thức uống chứa axit… Lúc này lớp men vùng cổ răng bị mòn và làm lộ lớp ngà răng khiến răng dễ bị kích thích gây đau nhức và ê buốt. Lúc này trám răng sẽ được chỉ định để bảo vệ lớp ngà răng, giảm cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu.
Trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp răng bị xỉn màu, ố vàng nhìn kém thẩm mỹ. Vật liệu trám được sử dụng thường có màu sáng hơn để che bề mặt răng cũ.
Trám răng có bị hôi miệng hay không?
Các chuyên gia cho biết, tình trạng hôi miệng sau khi trám răng thường hiếm khi xảy ra. Thậm chí, nếu trám răng đúng kỹ thuật thì sẽ không gây ra hôi miệng. Về những trường hợp phản ánh sau khi trám răng xuất hiện tình trạng hôi miệng thì thường là do các nguyên nhân sau:
1. Do thực hiện sai kỹ thuật trám răng
Bác sĩ thực hiện trám răng chưa có kinh nghiệm, thao tác thực hiện không đúng chuẩn, thiếu cẩn thận khiến vết hàn trám không kín lỗ sâu hoàn hoàn hoặc miếng trám không bám dính vào răng thật. Tình trạng này khiến các mảng bám thức ăn dễ bị kẹt lại tại đây, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phân hủy, thoát ra khí sulfur và gây ra mùi hôi khó chịu.
2. Do chất liệu trám không phù hợp
Trám răng bị hôi miệng do vật liệu trám không đảm bảo là nguyên nhân khá phổ biến. Vì lượng axit có trong miệng và các loại thực phẩm được đưa vào khoang miệng có thể thấm vào, làm mòn và thay đổi tính chất của vật liệu trám răng. Thường gặp nhất là vật liệu Composite/ Amalgam.
Bên cạnh đó, Composite là một loại chất nhựa tổng hợp nên khi gặp tác động nhiệt dễ bị giãn nở, dẫn đến men răng và chất liệu không tương đồng tạo ra những kẻ hở, lỗ hỏng và khiến thức ăn dễ bám vào chỗ trám, vi khuẩn phân hủy thức ăn và gây ra mùi hôi miệng.
3. Vật liệu hàn trám hết hạn sử dụng
Miếng trám răng sau vài năm sử dụng có xu hướng bị bào mòn, gãy vỡ hoặc bong tuột trong quá trình sinh hoạt và ăn nhai. Vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng phát triển cộng với mảng bám thức ăn còn sót lại gây ra ê buốt, đau nhức và hôi miệng.
4. Không chữa dứt điểm sâu răng trước khi trám răng
Răng sâu, viêm tủy, răng chết tủy không được chữa dứt điểm trước khi hàn trám cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra hôi miệng cùng nhiều triệu chứng khác như đau răng, ê buốt… Lúc này vi khuẩn ngày càng sinh sôi phát triển làm tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng và hôi miệng nhiều hơn.
5. Vệ sinh răng miệng kém
Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, các loại mắm, sốt… cũng có thể để lại mùi hôi khó chịu, nhất là khi vệ sinh răng miệng không kỹ càng. Mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng đã trám lâu ngày sẽ bị phân hủy và tạo ra mùi hôi.
Cách xử lý điều trị mùi hôi miệng sau khi trám răng
Để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng sau khi trám răng, bạn cần quay lại nơi đã thực hiện trám răng hoặc các bệnh viện, cơ sở y tế nha khoa có chuyên môn để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
1. Cách xử lý theo nguyên nhân
Tùy từng nguyên nhân mà cách điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp cơ bản cần thực hiện ngay để xử lý tình trạng này là tháo bỏ miếng trám cũ để thay bằng miếng trám mới. Những trường hợp bị hôi miệng do vật liệu trám bị ngấm nước bọt sẽ phải thay mới bằng vật liệu mới. Trước khi trám nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ sâu viêm nhiễm hoặc chỗ vỡ để loại bỏ dứt điểm mùi hôi.
Trường hợp răng đã giòn yếu, bệnh nhân sẽ được tư vấn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng gốc một cách tối ưu. Nếu hôi miệng sau khi trám răng do vệ sinh răng miệng kém thì đầu tiên nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng kết hợp loại bỏ cao răng và đánh bóng giúp răng trắng sáng. Đồng thời, tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà và liệt kê thực đơn ăn uống lành mạnh, hạn chế mùi hôi miệng.
2. Xử lý mùi hôi miệng do trám răng bằng thảo dược tự nhiên
Sử dụng thảo dược trị hôi miệng sau khi trám răng là giải pháp được nhiều người chọn lựa, không chỉ hiệu quả mà còn an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí tối ưu. Dưới đây là một số loại thảo dược giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả:
- Cây mùi tàu (ngò gai): Loại thực vật này không chỉ được dùng để làm rau ăn mà còn là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Với đặc tính ấm, vị the và có mùi thơm hắc giúp mạnh tỳ vị, trục hàn tà, khử thanh uế… hỗ trợ chữa khỏi chứng hôi miệng hiệu quả. Bạn dùng 1 nắm ngò gai sắc lấy nước cô đặc, pha thêm một ít muối rồi dùng để súc miệng nhiều lần sẽ khỏi.
- Bạc hà: Để tự làm nước súc miệng tại nhà bạn có thể đun sôi lá bạc hà hoặc nhỏ trực tiếp tinh dầu bạc hà lên lưỡi để khử mùi hôi miệng. Đặc biệt, bạc hà có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tốt hỗ trợ xử lý các ổ viêm nhiễm gây sâu răng…
- Hương nhu: Hương nhu trắng hoặc tía có tính ấm không độc, có vị cay và được dùng để chữa được nhiều bệnh, trong đó có chứng hôi miệng. Bạn dùng 10g hương nhu sắc cùng 200ml nước và dùng để súc miệng 2 lần/ ngày.
3. Cách chăm sóc răng sau khi trám, phòng ngừa hôi miệng
Sau khi trám răng, để tránh gây ra mùi hôi miệng và các biến chứng liên quan, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Tránh để răng tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh hay ăn những loại thực phẩm quá cứng, dai dễ làm sứt miếng trám. Tốt nhất trong vài ngày đầu sau khi trám nên ăn những món lỏng, mềm và nguội để tránh làm kích ứng tủy.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin (A, C, D…), khoáng chất (magie, canxi…) trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe răng miệng và nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch toàn thân.
- Thường xuyên chăm sóc và massage nướu tại vị trí răng được hàn trám nhằm kích thích máu huyết lưu thông trơn tru và nuôi dưỡng răng tốt hơn, đẩy nhanh quá trình làm lợi săn lại.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày, sáng và tối, chải răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng. Tránh chải quá mạnh vì sẽ dễ khiến răng bị mài mòn tăng nguy cơ hình thành vôi răng phát sinh bệnh lý.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng trị hôi miệng thường xuyên để làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi.
- Thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra vết trám. Kết hợp cạo vôi răng để phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng…
Trên đây là những thông tin về vấn đề hàn trám răng gây ra hôi miệng và cách xử lý khắc phục hiệu quả. Để được trám răng bền đẹp và hạn chế nguy cơ hôi miệng sau khi trám, bạn nên chọn lựa địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi và được tư vấn sử dụng vật liệu trám răng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!