Hương nhu trắng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Trong Đông y, cây hương nhu trắng được xem như vị thuốc quý từ dân gian và thường dùng chữa trị chứng hôi miệng, bệnh cảm lạnh và tiêu chảy.

Hương nhu trắng

+ Tên khác: Hương nhu trắng lá to, é trắng, húng giổi tía

+ Tên khoa học: Ocimum gratissimum L.

+ Họ: Bạc hà Lamiaceae

I. Mô tả cây hương nhu trắng

+ Đặc điểm sinh thái cây hương nhu trắng

Là loại cây thân thảo, sống nhiều năm có chiều cao từ 1 – 2 m. Thân vuông, co lông và thường hóa gỗ ở gốc. Khi còn non, thân có 4 cạnh màu nâu tía với 4 mặt màu xạnh nhạt nhưng khi cây già, thân có màu nâu. Lá hương nhu trắng có cuống dài, mọc đối chéo hình chữ thập, mép có răng cưa. Phiến lá thuôn hình chữ mác, hai mặt lá có lông và mặt trên có màu xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa xim mọc ở nách lá. Hoa không đều và có tràng màu trắng, chia thành 2 môi. Quả bế tư.

+ Phân bố

Cây hương nhu trắng mọc hoang và được trồng khắp nơi trên đất nước ta.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất
  • Thu hái: Thu hoạch vào lúc cây hương nhu đã phát triển, có nhiều lá và hoa
  • Chế biến: Cây hương như sau khi hái về đem đi rửa sạch, cắt khúc 2 -3 cm hoặc để nguyên phơi ở chỗ mát cho đến khô. Bên cạnh đó, có thể cất lấy tinh dầu.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo

+ Thành phần hóa học

Trong hoa và lá cây hương nhu trắng khô đều có tinh dầu, chứa nhiều eugenol và hoạt chất có tính kháng khuẩn.

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Vị cay, tính ôn và không độc

+ Qui kinh

Phế, tỳ và vị

+ Tác dụng dược lý

Hương nhu trắng có những tác dụng như:

#. Tác dụng giải nhiệt

Theo Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95, sử dụng 30g/kg cây hương nhu trắng tươi đem sắc thuốc và rót vào dạ dày chuột. Trong lần uống đầu tiên thấy nhiệt giảm và uống 3 lần liên tục mang lại kết quả giải nhiệt.

#. Tác dụng giảm đau, trấn thống

Theo nghiên cứu Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36 cho thấy, tinh dầu hương nhu trắng 0,3 ml/kg và 0,15 ml/kg khi rót vào dạ dày chuột nhắt có tác dụng ức chế chất chua hình thành và giảm đau. Ngoài ra, nước sắc của loại cây này giúp trấn tỉnh chua.

#. Tăng cường hệ miễn dịch

Trạm Vệ Sinh phòng dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973, (1): 44 cho hay, sử dụng dầu hương nhu trắng với liều 190 mg/kg, uống liên tục 7 – 8 ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Tác dụng của hương nhu trắng
Hương nhu trắng có tác dụng kháng khuẩn và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể

#. Tính kháng khuẩn

Nghiên cứu của Chen Chi Pien và cộng sự đăng trên Sinh Dược học tạp chí (Nhật Bản) vào năm 1987, tinh dầu hương nhu trắng có tác dụng kháng khuẩn với nhóm khuẩn trực khuẩn lỵ, trực khuẩn phế viêm, trực khuẩn thương hàn và các loại trực khuẩn khác.

Ngoài những tác dụng này ra, giới Đông y cho rằng, hương nhu trắng có tác dụng chữa cảm mạo, làm ra mồ hôi, lợi thấp hành thủy. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để điều trị chứng đau bụng, buồn nôn, chảy máu cam, tiêu chảy,…

+ Cách dùng và liều dùng

Hương nhu trắng thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc. Liều lượng và thời gian dùng thuốc còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

+ Tác dụng phụ

Hương nhu trắng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng không thể sử dụng tùy tiện. Bởi thuốc có thể gây những phản ứng phụ sau:

  • Theo Y Lâm Toản Yếu, sử dụng nhiều hương nhu trắng có thể gây hao khí
  • Bản Thảo Cương Mục cho biết, không nên uống nóng hương nhu trắng vì có thể dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn mửa

Ngoài ra, không nên dùng hương nhu trắng ở những đối tượng dưới đây:

  • Người âm hư hay khí hư không được dùng 
  • Bệnh nhân không có biểu tà không nên dùng theo Bản Thảo Tùng Tân
  • Người trúng nhiệt nên kiêng dùng
  • Người chân khí hư yếu không nên uống nhiều theo Đông Dược Học Thiết Yếu
  • Bệnh nhân ra nhiều mồ hôi hoặc biểu hư không nên dùng theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

III. Bài thuốc chữa bệnh từ hương nhu trắng

+ Trị cảm sốt nhức đầu

Sử dụng một nắm lá hương nhu trắng đem rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó, thêm vào một ít nước sôi, vắt lấy nước uống. Phần bã đem đắp lên trán, đầu và thái dương. Còn trong trường hợp sốt nhức đầu có kèm mô hôi, người bệnh nên thêm 200 gram sắn dây tươi đã rửa sạch, giã nát và vắt lấy nướng uống.

Bài thuốc chữa bệnh bằng hương nhu trắng
Trị cảm sốt, nhức đầu bằng hương nhu trắng

+ Chữa hôi miệng

Lấy 10 gram cây hương nhu trắng đem sắc thuốc với 200 ml. Dùng súc miệng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tiếp trong 15 ngày, giúp cải thiện triệu chứng hôi miệng.

+ Chữa nôn mửa, cảm nắng, tiêu chảy do ăn quá nhiều thức ăn sống

Sử dụng 12 gram hương nhu trắng kết hợp với 9 gram mộc qua, 9 gram tía tô (bao gồm cả cành và lá) đem sắc thuốc và uống.

+ Điều trị cảm do nhiễm gió lạnh hoặc cảm nắng với triệu chứng sợ lạnh, đau đầu, không mồ hôi

Dùng 8 gram hương nhu trắng sắc thuốc với 12 gram đậu ván trắng và 6 gram hậu phác. Hoặc cũng có thể dùng 500 gram hương nhu, 200 gram hậu phác đã tẩm gừng nướng và 2000 gram đậu ván trắng sao vàng. Tất cả các nguyên liệu tán nhỏ và trộn đều. Mỗi ngày dùng 10 gram pha nước đun sôi uống. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

+ Trị cảm 4 mùa

Sử dụng hương nhu trắng phơi khô, tán mịn. Mỗi ngày dùng 8 gram pha với nước sôi hoặc dùng rượu hâm nóng đem chiêu thuốc. Khi uống vào giúp đẩy mồ hôi ra ngoài, trị bệnh.

Những bài thuốc về cây hương nhu trắng chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không nên tự ý áp dụng các cách chữa trên khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Tác dụng ít người biết của lá tía tô

Chia sẻ:

Kim thất tai

Theo Y học cổ truyền, kim thất tai có tính bình có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau nhức lưng,... và một số…

Cây Sa sâm

Cây Sa sâm là thảo dược quý, được sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Dược liệu này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng thanh…
Cây hương thảo có nhiều công dụng đối với sức khỏe như thông kinh, lợi tiểu, giảm sưng viêm, lợi mật,...

Cây hương thảo

Cây hương thảo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như giải nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, có hương thơm giúp tinh…

Cây Ngũ gia bì

Vỏ của cây Ngũ gia bì được thu hái làm thuốc. Dược liệu này có tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua