Kim thất tai
Theo Y học cổ truyền, kim thất tai có tính bình có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau nhức lưng,… và một số bệnh lý khác.
+ Tên khác: Tam thất giả, rau tàu bay, bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, nam phi diệp (tên gọi theo tiếng Trung Quốc)
+ Tên khoa học: Gynura divaricata
+ Họ: Cúc (Asteraceae)
I. Mô tả cây kim thất tai
+ Đặc điểm sinh thái của cây kim thất tai
Là loại cây cỏ thân thảo, sống hàng năm, có nhiều cành. Cây có chiều cao từ 2 – 3 m với đường kính thân rất nhỏ khoảng 2 – 4 cm. Cây thường phân nhánh ở cành gốc. Khi cây còn non, thân cây được bao phủ bởi lớp lông màu trắng mịn. Lúc về già, lớp lông này bắt đầu rụng hết. Lá mọc so le, cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa không đều. Mặt trên phiến lá có màu xanh thẫm đen, còn mặt dưới màu tím. Cụm hoa hình đầu có màu vàng cam thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế hình trụ.
+ Phân bố
Kim thất tai có nguồn gốc từ Châu Phi và có thể tìm thấy ở một số vùng ở Ấn Độ như Madhya Pradesh, West Bengal, Bihar và Odish. Là loại cây trồng dễ mọc nên hiện nay cây kim thất tai đã có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
+ Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Toàn thân
- Chế biến: Kim thất tai tươi, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô
- Bảo quản: Nơi khô ráo
+ Thành phần hóa học
Bao gồm các thành phần chính như saponin, tannin, glycoside, alkaloid và vitamin như A, E, C, B1, B2. Ngoài ra, kim thất tai còn chứa các hoạt chất có tác dụng sinh học như Flavonoid, anthraquinone, coumarin, terpene, sesquiterpen, phenolic, xanthone,sesquiterpene, steroid, edotide,… Lá cây chứa các chất khoáng như selenium, magnesium, manganese, chromium,…
II. Vị thuốc
+ Tính vị
Vị ngọt, tính bình
+ Tác dụng
Theo các nghiên cứu cho thấy, những hoạt chất chứa trong thân và lá cây kim thất tai có những tác dụng sau đây:
- Giúp kiểm soát đường huyết hỗ trợ điều trị đái tháo đường
- Chữa rối loạn tiêu hóa, tả lỵ và đau bụng
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Ngăn chặn lão hóa và chống ung thư
- Hoạt chất xanthones và acid phenolic có trong lá cây kim thất tai có công dụng điều trị cảm lạnh và hạ sốt
- Lá chứa lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa giúp điều trị nhiễm giun sán và các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu
- Có tác dụng nhuận tràng, giúp trị chứng táo bón
- Chữa viêm họng, tiêu đờm, ho
- Chống buồn nôn
- Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, đồng thời tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn
- Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi C và B
- Thanh lọc, giải độc cơ thể, giúp bảo vệ gan
- Giảm đau
- Giúp làm dịu thần kinh, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
- Cải thiện triệu chứng mẩn ngứa ngoài da
+ Cách dùng và liều lượng
Có thể dùng kim thất tai dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn để điều trị bệnh. Tuy nhiên, liều lượng dùng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe, loại bệnh và cơ địa của mỗi người.
III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây kim thất tai theo kinh nghiệm dân gian
+ Điều trị bệnh tiểu đường
Dùng 7 – 9 lá kim thất tai tươi, rửa sạch và nhai nuốt. Mỗi ngày nhai 2 lần vào buổi sáng và chiều, giúp điều hòa lượng máu.
+ Chữa viêm họng
Sử dụng một vài lá kim thất tai tươi, rửa sạch và nhai lần lượt từng lá rồi nuốt. Chỉ sau 30 – 60 phút, triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm dần.
+ Trị sổ mũi
Dùng hai đầu ngón tay cái và trỏ bóp nát cuống lá kim thất tai. Sau đó, dùng ngón tay trỏ thấm một giọt dịch cuống lá rồi ngoáy hoặc thoa lên mũi. Triệu chứng sổ mũi sẽ giảm dần sau đó vài phút.
+ Điều trị đau đầu
Sử dụng một vài lá kim thất tai, giã nát và đắp lên chỗ đau trên đầu. Bên cạnh đó, xay nhuyễn 5 ngọn kim thất tai tươi với 100 ml nước và uống.
+ Chữa ho lao
Dùng 2 ngọn kim thất tai tươi, rửa sạch và nhai nuốt. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và sau 6 tháng, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
+ Trị đau lưng, nhức mỏi
Hái 10 ngọn kim thất tai, thái nhỏ và nấu canh ăn. Sử dụng canh này tỏng vài ngày, giúp giảm đau nhức.
+ Chữa kiết lỵ, táo bón
6 ngọn kim thất tai đã được rửa sạch, xay nhuyễn với 120 ml nước. Chia đều, uống vào buổi sáng và chiều.
+ Trị ỉa chảy, đau bụng
Sử dụng 10 lá kim thất tai nhai nhuyễn hoặc giã nát, vắt lấy nước uống. Biểu hiện đau bụng, tiêu chảy sẽ giảm sau đó 30 phút.
+ Điều trị bong gân
Dùng 2 ngọn kim thất tai, giã nát và đắp lên chỗ bong gân
+ Chữa chứng mất ngủ
Sử dụng ngọn kim thất tai ăn sống hoặc dùng chế biến món ăn đều được, giúp cải thiện chứng mất ngủ.
+ Trị mụn ngứa, vết cắn côn trùng, vết thương bị chảy máu
Hái một nắm lá kim thất tai, rửa sạch, vò nát và đắp lên vết thương khoảng 30 phút.
+ Điều trị ngộ độc thức ăn
Cho 6 – 8 ngọn kim thất tai vào máy xay sinh tố, thêm 100 – 200 ml nước, xay nhuyễn. Sau đó, chia làm 2 lần và uống cách nhau 2 giờ.
+ Chữa đau răng
Dùng một ngọn kim thất, giã nát và ngậm vào chỗ bị đau răng, giảm giảm đau và sưng
+ Điều trị viêm đại tràng mãn tính
Xay 6 ngọn kim thất tai chung với 120 ml nước. Chia đều, uống sáng và tối.
+ Chữa thấp khớp kinh niên
Dùng lá kim thất tai xay uống mỗi buổi tối giúp giảm đau nhanh chóng
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây kim thất tai chỉ đơn thuần được truyền miệng từ dân gian và chưa có sự kiểm chứng, chứng minh từ khoa học. Vì vậy, trước khi sử dụng loại cây tự nhiên này để điều trị bệnh, người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có trình độ chuyên môn.
→ Có thể bạn quan tâm: Tác dụng giải độc, chữa ho từ cây bán hạ nam
Bình luận (2)
Người đang có thai ăn rau này được không bs,cảm ơn
Tôi muốn tư vấn về bệnh tiểu đường từ lá cây kim thất tai