Kim tiền thảo

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Kim tiền thảo là thực vật thuộc chi Thóc lép hoặc chi Tràng của họ Đậu. Đây là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng nhiều để điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi đường tiết niệu,…

Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là vị thuốc Nam quý mọc hoang ở độ cao dưới 1000 m

  • Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng,….
  • Tên khoa học: Herba Jin Qian Cao
  • Họ: Cánh bướm hay còn gọi là họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Mô tả cây dược liệu kim tiền thảo

1. Đặc điểm thực vật

Kim tiền thảo là dược liệu dạng thân thảo, sống lâu năm, thân bò sát dưới mặt đất, dài khoảng 1 m.

Lá cây mọc so le gồm 1 – 3 chét, rộng 2 – 4 cm, chiều dài khoảng 2,5 – 4,5 cm. Chét giữa của lá có hình mắt chim, các lá bên có hình bầu dục. Mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới phủ lông trắng bạc, khi sờ vào có cảm giác mềm mại.

Hoa Kim tiền thảo mọc thành chùm, thường mọc ở nách lá. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Hoa màu hồng, mỗi chùm có 2 – 3 hoa.

Quả loại đậu, chiều dài khoảng 14 – 16 mm, bên trong có 4 – 5 hạt nhỏ.

Cây kim tiền thảo
Hình ảnh cây kim tiền thảo – Vị thuốc quý với nhiều công dụng trị bệnh

2. Bộ phận dùng

Toàn thân cây Kim tiền thảo đều có thể dùng làm thuốc.

3. Phân bố

Kim tiền thảo là loại thảo dược ở khu vực Đông Nam Á và Hoa Nam, mọc hoang ở vùng núi trung du có độ cao dưới 1000 m. Tại Việt Nam, dược liệu được tìm thấy ở vùng đồi núi như Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Ninh Bình,…

Hiện nay, dược liệu Kim tiền thảo đã được trồng đại trà nhằm mục đích làm thuốc.

4. Thu hái – Sơ chế

Thời gian thích hợp để thu hái Kim tiền thảo là vào mùa hè. Bởi vì lúc này cây có nhiều lá và hoa.

Sơ chế: Mang dược liệu đi rửa sạch, để ráo nước và phơi khô để dùng.

5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nơi kín, khô ráo, tránh ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Trong Kim tiền thảo có thành phần hóa học đa dạng như:

  • L- Pinocamphone
  • M – Menthone
  • N – Pulegone
  • A – Pinene
  • Limonene
  • Choline
  • B – Cymene
  • Isopinocamphone
  • Isomenthone
  • Linalol
  • Amino acid
  • A – Terpinol
  • Ursolic acid
  • B – Sitosterol
  • Menthol
  • Palmitic
  • Tannin
  • Potassium nitrate
  • Succinic acid

Vị thuốc Kim tiền thảo

vị thuốc Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là một vị thuốc nam quý

1. Tính vị

Theo sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản năm 1985 có ghi: Kim tiền thảo vị ngọt, mặn, tính bình hơi hàn.

2. Qui kinh

Cung theo sách sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản năm 1985, Kim tiền thảo qui vào kinh Can đởm, Thận và Bàng quang.

3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo y học hiện tại:

  • Tác dụng lên hệ thống tim mạch, hạ áp lực ở động mạch, tăng tuần hoàn mạch vàng, làm giảm lượng oxy ở tim và góp phần điều trị nhịp tim nhanh gây hồi hộp.
  • Ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn xanh và vi khuẩn lỵ.
  • Lợi tiểu, tăng bài tiết mật, giảm đau ống mật và hỗ trợ điều trị vàng da.
  • Nước sắc Kim tiền thảo có thể điều trị sạn ở đường tiểu và mật.
  • Nước cốt Kim tiền thảo có thể cải thiện viêm tuyến vú.

Theo Đông y:

  • Lợi tiểu, tiêu tích tụ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Điều trị đau răng, ghẻ lở (theo sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải độc, tiêu viêm, tiêu sạn, thanh nhiệt (theo sách Trung Dược Học).

Thường dùng để chữa:

  • Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang và sỏi mật.
  • Phù thũng, viêm thận, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu.
  • Viêm gan, suy giảm chức năng gan gây vàng da.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng: Sắc thuốc, pha trà, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc cao loãng,…

Liều lượng: 20 – 40 gram / ngày. Nếu dùng dược liệu tươi, có thể tăng gấp đôi liều lượng.

Bài thuốc sử dụng Kim tiền thảo

chủ trị Kim tiền thảo
Kim tiền thảo có thể điều tị sỏi thận, sỏi mật, sỏi đường tiết niệu

1. Trị sỏi thận, tiết niệu, sỏi bàng quang

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 16 g
  • Cối xay 16 g
  • Ké đầu ngựa 16 g
  • Rễ cỏ xước 16 g
  • Đinh lăng (rễ) 16 g
  • Cỏ tranh (rễ) 16 g
  • Thổ phục linh 16 g
  • Mộc thông 10 g

Mang các vị thuốc trên sắc uống, mỗi ngày dùng một thang.

2. Trị mụn nhọt ghẻ lở

Dùng Kim tiền thảo, Xà tiền thảo tươi phân lượng bằng nhau giã nát, cho thêm rượu, vắt lấy phần nước cốt. Sau đó lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào mụn nhọt hoặc vùng da bị tổn thương.

3. Trị sỏi đường tiểu

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 30 g
  • Xà tiền tử (bọc vào túi vải) 15 g
  • Xuyên sơn giáp (chích) 10 g
  • Đào nhân 10 g
  • Thanh bì 10 g
  • Ô dược 19 g

Mang tất cả các vị thuốc đi sắc uống, mỗi ngày một thang.

4. Trị sạn đường tiểu

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 30 – 60 g
  • Hải kim sau (gói vào túi vải) 15 g
  • Hoài ngưu tất 12 g
  • Hoạt thạch 15 g
  • Đông quỳ tử 15 g
  • Xuyên phá thạch 15 g

Dùng các vị thuốc này sắc uống, mỗi ngày một thang.

5. Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 20 g
  • Hoàng tinh 15 g
  • Hải kim sa (gói vào túi vải) 15 g
  • Hoài ngưu tất 15 g
  • Xuyên phá thạch 15 g
  • Vương bất lưu hành 15 g

Mang các dược liệu trên đi sắc uống.

6. Dùng kim tiền thảo trị sạn mật

Bài thuốc thứ nhất:

Chuẩn bị Kim tiền thảo 30 g, Thục địa 6 – 10 g, Chỉ xác (sao vàng) 10 – 15 g, Hoàng tinh 10 g, Xuyên luyện tử 10 g đem sắc uống.

Bài thuốc thứ hai:

Dùng Kim tiền thảo 30 g, Trần bì 30 g, Xuyên phá thạch 15 g, Uất kim 12 g, Xuyên quân 10 g (cho vào sau) sắc uống.

7. Trị đường mật viêm không do vi khuẩn

Để điều trị các bệnh về đường mật viêm do vi khuẩn gây ra kèm sốt nhẹ, có thể dùng Kim tiền thảo sắc uống mỗi sáng một lần hoặc nhiều lần trong ngày.

Mỗi lần sắc dùng 10 – 20 – 30 g tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường sử dụng liên tục trong 2 – 3 tháng có thể nhận thấy kết quả điều trị.

8. Trị trĩ

Dùng kim tiền thảo 50 g (nếu dùng tươi thì 100 g) sắc uống. Theo nhiều nghiên cứu thì sau 1 – 3 tháng thuốc, búi trĩ sẽ hết sưng và đau.

Bài thuốc có tác dụng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại.

9. Trị bỏng bằng dược liệu kim tiền thảo

Để điều trị các vết bỏng, dùng Kim tiền thảo tươi, rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.

Bài thuốc có tác dụng với bỏng độ 2 và độ 3.

10. Trị quai bị

Dùng Kim tiền thảo tươi rửa sạch, giã nát đắp vào tuyến mang tai bị viêm (quai bị). Sau 12 giờ kể từ lúc đắp thuốc vùng da bệnh sẽ khỏi sưng, đau.

11. Chữa tiểu buốt kèm táo bón

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 30 g
  • Xa tiền tử 15 g
  • Ngưu tất 12 g
  • Ô dược 10 g
  • Thanh bì 10 g
  • Đào nhân 10 g

Dùng các dược liệu trên sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.

12. Trị viêm thận, viêm túi mật, viêm gan

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 40 g
  • Mộc thông 20 g
  • Ngưu tất 20 g
  • Chút chít 10 g

Mang các vị thuốc trên sắc thành uống, dùng uống mỗi ngày một thang.

13. Trị tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 30 g
  • Xa tiền tử 20g
  • Tỳ giải 20 g
  • Hoạt thạch 20 g
  • Đan sâm 9 g
  • Thục địa 10 g
  • Tục đoạn 9 g

Mang các vị thuốc trên đi sắc thành thuốc thuốc. Mỗi ngày uống một thang.

Lưu ý khi sử dụng kim tiền thảo

Một số lưu ý khi dùng cây thuốc như sau:

  • Những người bị tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng (theo sách Dược Học Thiết Yếu)
  • Phụ nữ có thai không nên dùng
  • Tránh sử dụng nhầm thành câu Thóc lép

Một số nghiên cứu cho thấy tính chất dược lý của Kim tiền thảo có thể làm tăng tuần hoàn động mạch vành, hạ áp lực động mạch, giảm nhịp tim và tăng lượng oxy đến tim. Tuy nhiên, trong thực tế rất ít khi Kim tiền thảo được sử dụng để điều trị các bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch.

Sử dụng vị thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc. Không tự ý sử dụng để tránh các trường hợp không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
KÉ ĐẦU NGỰA

Ké đầu ngựa

Theo Đông y, ké đầu ngựa có vị đắng, tính ấm có tác dụng chữa lở ngứa ngoài da, phong hàn đầu thống, phong thấp đau nhức, tỵ uyên,... Để…
Quế

Quế

Ngoài công dụng là gia vị, quế còn được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao. Tìm hiểu…

Cây tầm bóp

Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái. Trong y học cổ truyền thì dược liệu này được sử dụng rất…

Cà gai leo

Cà gai leo là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua