Ngứa viền môi – Có thể là biểu hiện của bệnh zona, chàm, lupus …

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngứa viền môi là triệu chứng thường gặp của các bệnh da liễu như chàm môi, dị ứng hoặc viêm da kích ứng. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu đi kèm của các bệnh lý tiềm ẩn khác như lupus ban đỏ, zona thần kinh, Herpes môi… 

Các nguyên nhân phổ biến gây ngứa viền môi

Viền môi bị khô và ngứa là tình trạng vùng da ngoài cùng của môi bị kích thích, tổn thương và dẫn đến tình trạng ngứa, khó chịu,… Tình trạng này có thể đi kèm với biểu hiện sưng đỏ, đau rát, nổi mụn nước, mủ,… Trong trường hợp viền môi bị ngứa, bạn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe sau đây:

Ngứa viền môi
Viền môi bị khô và ngứa là dấu hiệu của bệnh lý về da liễu

1. Viêm da dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa ở vùng da bên trong và xung quanh môi. Phản ứng này thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng). Sau đó hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamine vào các tế bào da, gây ra triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ và khó chịu.

Dị ứng môi có thể xảy ra do ăn phải thực phẩm lạ, dị ứng son môi, thời tiết thay đổi, môi tiếp xúc với các hóa chất hoặc các dị nguyên nhân khác như phấn hoa, mạt bụi,…

Tham khảo thêm: Viêm Môi Cơ Địa Là Gì? Dấu Hiệu và Cách Chữa Trị

2. Herpes môi

Herpes môi (mụn rộp môi) là một dạng tổn thương da cấp tính do virus Herpes simplex gây ra. Sau khi virus này xâm nhập, vùng da xung quanh môi có thể nóng rát và ngứa nhẹ. Sau khoảng vài giờ, vùng da này sẽ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ và mọc tập trung thành từng đám.

Herpes môi thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh lý này rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.

3. Zona thần kinh

Zona thần kinh là một dạng khởi phát muộn của virus thủy đậu – varicella zoster. Bệnh chủ yếu gây ra tổn thương ở các khu vực da chứa nhiều dây thần kinh như cổ, lưng, mắt và môi.

viền môi bị khô và ngứa do zona thần kinh
Tổn thương do zona thần kinh là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa viền môi

Virus varicella zoster thường sống trong dây thần kinh dưới dạng không hoạt động. Tuy nhiên khi có yếu tố kích thích, virus có thể bùng phát, gây ngứa và phát ban da. Sau đó trên vùng da phát ban có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti.

Ngoài tổn thương trên da, zona thần kinh còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh,…

4. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một trong những bệnh lý tự miễn phổ biến nhất. Bệnh gây ra triệu chứng ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể – trong đó da là cơ quan chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Ở người bị lupus ban đỏ, vùng da mũi, môi, má thường xuất hiện các vết hồng ban đi kèm với triệu chứng ngứa nhẹ và châm chích. Theo thời gian tổn thương da do lupus có thể xuất hiện các dát xuất huyết và bọng nước, dễ vỡ nhưng thường không gây đau.

5. Bệnh chàm môi

Chàm môi là tình trạng tổn thương môi mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng da môi khô, sần sùi, bong vảy và ngứa ngáy. Trong trường hợp mắc bệnh lý này, triệu chứng ngứa không chỉ xuất hiện viền môi mà còn có thể phát sinh ở vùng da môi bên trong.

Ngứa viền môi do chàm môi
Chàm môi đặc trưng bởi tình trạng da môi khô, ngứa ngáy và luôn trong trạng thái bong vảy

Chàm môi là bệnh lý mãn tính, có tiến triển dai dẳng. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp đều kiểm soát tốt, không có biến chứng nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Bà bầu bị zona thần kinh điều trị như thế nào an toàn? 

6. Kích ứng do ánh nắng mặt trời

Da môi là một trong những vùng da mỏng và dễ bị kích ứng. Vì vậy nếu để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh trong thời gian dài, vùng da này có thể bị ngứa, nổi mụn nước, đau rát,…

7. Các nguyên nhân khác

Triệu chứng ngứa viền môi còn có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

  • Thường xuyên liếm môi khiến vùng da môi bị khô, bong vảy và ngứa ngáy
  • Ít uống nước
  • Không sử dụng son dưỡng môi thường xuyên
  • Có thói quen dùng tay bóc các vảy da chết trên môi
  • Sinh sống trong thời tiết lạnh, độ ẩm thấp
bóc da môi khiến ngứa viền môi
Việc bóc da môi thường xuyên có thể khiến da bị khô và ngứa

Khắc phục ngứa viền môi bằng cách nào?

Viền môi bị khô và ngứa kéo dài có thể gây cảm giác khó chịu và bứt rứt. Vì vậy với các trường hợp có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau:

1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Sau khi ăn hoặc tiếp xúc với yếu tố môi trường, bạn nên súc miệng để làm sạch khoang miệng và lau nhẹ nhàng vùng da môi bằng khăn ẩm. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, loại bỏ các dị nguyên như thực phẩm, phấn hoa, son môi… ngăn ngừa tình trạng ngứa hoặc kích ứng quanh viền môi.

Tham khảo thêm: Ngủ dậy bị sưng môi trên là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

2. Sử dụng son dưỡng ẩm

Sử dụng son dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi, ngăn ngừa tình trạng khô và nứt nẻ. Son dưỡng còn tạo một lớp bảo vệ, giữ cho môi luôn mềm mại và mịn màng, đặc biệt là trong thời tiết khô hanh.

Sử dụng son môi có chỉ số chống nắng (SPF) giúp bảo vệ làn môi khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa tình trạng thâm, khô nẻ và lão hóa sớm. Làn môi cũng giống như da mặt, cần được chăm sóc kỹ lưỡng để luôn tươi tắn và khỏe mạnh trước tác động của ánh nắng mặt trời.

Có thể tận dụng các tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu,… để làm giảm triệu chứng ngứa viền môi.

3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho môi và cơ thể, ngăn ngừa tình trạng môi khô ráp và bong tróc. Nước không chỉ giúp giữ cho làn da và môi mềm mịn mà còn hỗ trợ quá trình thải độc, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Uống nhiều nước giúp giảm ngứa viền môi
Uống nhiều nước cũng giúp làn da khỏe mạnh, tránh viền môi bị khô và ngứa

4. Uống thuốc kháng histamine H1

Trong trường hợp bị dị ứng gây ngứa hoặc sưng môi, uống thuốc kháng histamine H1 có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine, một chất gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể, từ đó làm giảm ngứa, sưng và khó chịu.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

5. Sử dụng thuốc tím, hồ nước…

Khi môi bị loét hoặc tổn thương do Herpes môi và zona thần kinh, việc sử dụng thuốc tím hoặc hồ nước thoa lên vết loét có thể giúp khử trùng và làm dịu vùng da bị viêm, giảm ngứa viền môi.

Thuốc tím có tính sát khuẩn, còn hồ nước giúp làm dịu và ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình lành da nhanh hơn. Tuy nhiên, cần thoa nhẹ nhàng và đúng liều lượng để tránh gây kích ứng thêm.

Tham khảo thêm: Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

6. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau hoặc sốt do viêm loét môi, việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt có thể giúp giảm bớt khó chịu và kiểm soát cơn sốt.

Các loại thuốc này như paracetamol hoặc ibuprofen giúp giảm đau và hạ nhiệt cơ thể một cách hiệu quả, nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

7. Dùng thuốc mỡ chứa corticoid

Thuốc mỡ chứa corticoid thường được sử dụng để giảm viêm, sưng tấy và ngứa trong các trường hợp môi bị viêm hoặc kích ứng nặng. Corticoid có tác dụng làm giảm phản ứng viêm nhanh chóng, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu.

Dùng thuốc mỡ chứa corticoid
Dùng thuốc mỡ chứa corticoid để cải thiện chứng ngứa viền môi do chàm, ngứa gây ra

8. Chế độ ăn uống cân bằng

Chế độ ăn uống cân bằng với việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây… không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp duy trì làn da và môi khỏe mạnh.

Các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình tái tạo da, giữ cho môi luôn mềm mại và mịn màng.

Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết gây sưng môi có nguy hiểm không?

Bị ngứa viền môi không nên làm gì?

Khi viền môi bị khô và ngứa, có một số điều bạn không nên làm để tránh làm tình trạng khô ngứa trở nên tồi tệ hơn, gây ra cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ cho gương mặt:

  • Không gãi hoặc cọ xát môi: Gãi hoặc chà xát vào viền môi sẽ dễ gây tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm.
  • Không liếm môi: Nhiều người có thói quen liếm môi khi cảm thấy ngứa, nhưng điều này chỉ làm mất độ ẩm của môi, khiến môi càng thêm khô.
  • Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc có thể chứa các chất gây kích ứng da.
  • Không dùng son môi hoặc dưỡng môi có hương liệu, chất bảo quản mạnh: Các thành phần hóa học trong một số loại son môi hoặc dưỡng môi có thể làm tăng kích ứng ở vùng da nhạy cảm quanh viền môi.
  • Không chạm tay vào môi quá nhiều: Tay có thể mang nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, khi chạm vào môi dễ gây nhiễm khuẩn.
tránh liếm môi để tránh môi khô
Liếm môi sẽ khiến môi bị khô, khiến tình trạng ngứa môi trở nên nghiêm trọng, vì vậy cần hạn chế

Bị ngứa viền môi – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viền môi bị khô và ngứa chủ yếu là do các nguyên nhân thông thường gây ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể khởi phát do các bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng sau:

Tham khảo thêm: Hiện tượng nổi mề đay sưng môi và những điều cần biết

Phòng ngừa triệu chứng ngứa viền môi

Đôi môi là vùng da nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi nhiều tác nhân bên ngoài, viền môi bị khô và ngứa có thể gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thay vì điều trị, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên của đôi môi:

  • Sử dụng khẩu trang khi đến những nơi công cộng.
  • Dùng son môi có chỉ số chống nắng.
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc,… 
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, các loại đậu, gia vị,…
  • Nên lựa chọn các sản phẩm son môi lành tính, không chứa chì và các thành phần hóa học có hại.
  • Tránh căng thẳng và mệt mỏi.
  • Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác.
  • Hạn chế thói quen liếm môi.

Tình trạng ngứa viền môi thường không nguy hiểm, dễ dàng thuyên giảm khi áp dụng một số biện pháp cải thiện ngay tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán, đứa ra các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
8 cách trị chàm theo dân gian hiệu quả hơn thuốc tây

Có nhiều cách trị chàm theo dân gian hiệu quả, tận dụng những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như…

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Tái phát sau điều trị bệnh chàm - eczema là lý do khiến nhiều bệnh nhân bế tắc, từ bỏ…

Bị bệnh chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt? Cách chữa hiệu quả

Nắm rõ vấn đề người bị bệnh chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt để hỗ trợ…

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, lành tính nhất

Bệnh chàm khô ở trẻ em xảy ra khi da quá khô, nứt nẻ dẫn đến tình trạng viêm da.…

5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH 5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là công thức được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ bác sĩ…

Bình luận (6)

  1. Lèng thị chương
    Lèng thị chương says: Trả lời

    Em cũng bị ngứa môi với cả xung quanh môi ngứa khó chịu không biết bị gì nữa ạ

  2. Nguyễn Giang
    Nguyễn Giang says: Trả lời

    Dạ em bị khô môi xog thành những mảng đen rồi nó bong tróc hết mảng đen đó ra thì viền môi lại khô rát ngứa rồi cũng bong, đến giờ thì viền môi vẫn bị vậy nhưng hôm nay môi lại nổi mấy mun đỏ mụn nước làm môi xưng rất ngứa và đau em bị cũng được 7 tháng rồi có đi khám và uống thuốc nhưng vẫn chưa khỏi ạ

  3. Lê Văn Hoàn
    Lê Văn Hoàn says: Trả lời

    Cháu chào Bác Sĩ, cháu có câu hỏi xin được nhờ Bác Sĩ giải đáp ạ: cháu bị môi khô vài năm nay rồi ạ, khô và bong tróc quanh năm, lạnh thì nặng hơn, nứt nẻ chảy máu, ăn uống rất khó chịu ạ. Ngoài ra khi ăn môi tiếp xúc với nước mắm hay các loại nước gia vị thì viền môi rất ngứa ạ, cháu đang ko biết đó có phải bệnh chàm môi không ạ? Cháu mong được Bác Sĩ tư vấn ạ, cháu cảm ơn ạ

  4. Đinh Thị Hồng Khuyên
    Đinh Thị Hồng Khuyên says: Trả lời

    Em bị chàm môi đã lâu năm, làm cách nào có thể điều trị dứt điểm được bệnh không ạ?

  5. Phương thảo
    Phương thảo says: Trả lời

    Môi e bị thâm , bong da và ngứa xung quanh . Bị 4-5 ngày rồi . Làm cách nào để thôi ạ

    1. Thảo Uyên
      Thảo Uyên says:

      Mình cũng bị như bạn kéo dài cả tuần rồi 🙁

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua