Hiện tượng nổi mề đay sưng môi và những điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mề đay sưng môi khiến môi phù nề, đỏ kèm theo ngứa ngáy. Hầu hết các trường hợp liên quan đến côn trùng đốt, dị ứng thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên nhiều nguyên nhân khác cũng có thể liên quan đến tình trạng này.

Nổi mề đay sưng môi
Nổi mề đay sưng môi thường do côn trùng đốt, dị ứng thực phẩm và mỹ phẩm

Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì?

Nổi mề đay sưng môi là một dạng mề đay phù mạch. Tình trạng này khiến môi sưng phù kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Một số trường hợp có thể bị khó thở.

Ngoài nổi mề đay sưng môi, chứng mề đay phù mạch còn gây sưng đau và ngứa ngáy ở nhiều vùng da. Nốt sưng có thể không biểu hiện rõ trên bề mặt da mà ẩn sâu trong da.

 Triệu chứng thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày, rồi lan sang những vị trí khác. Nếu không kịp trời điều trị, bệnh có thể trở thành mãn tính.

Nguyên nhân của gây nổi mề đay sưng môi

Nổi mề đay gây sưng môi thường do những nguyên nhân dưới đây:

  • Dị ứng mỹ phẩm

Sử dụng son môi không phù hợp khiến môi sưng tấy, đỏ, ngứa ngáy và bong tróc. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy dị ứng mỹ phẩm trên môi.

  • Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm (như tôm, cua, thịt bò, gà…) thường gây sưng môi và ngứa miệng. Những trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ đe đọa đến tính mạng. Triệu chứng phổ biến gồm chóng mặt, khó thở, sưng họng, lưỡi, môi, mặt…

Mề đay sưng môi do dị ứng thực phẩm
Nổi mề đay sưng môi do dị ứng thực phẩm thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội
  • Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể gây nổi mề đay sưng môi nhưng ít gặp. Tình trạng này chủ yếu gây nổi mẩn đỏ trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Những triệu chứng khác có thể bao gồm sưng mặt, vùng quanh mắt…

  • Do dị ứng thuốc tây

Nổi mề đay có thể là biểu hiện của dị ứng thuốc, thường kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Những trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ, khó thở, ngất xỉu, thậm chí tử vong nên cần được điều trị y tế.

  • Do tình trạng y khoa

Mề đay phù mạch có thể xuất hiện sau truyền máu hoặc liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm virus viêm gan, HIV, virus cự bào,  ung thư, bệnh về tuyến giáp và nhiễm khuẩn.

  • Do di truyền

Các trường hợp mề đay phù mạch do di truyền thường rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra.

Điều trị nổi mề đay sưng môi

Chăm sóc và điều trị sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh lên môi khoảng 5 phút để giảm sưng, ngứa và đau rát. Lặp lại nhiều lần trong ngày. Biện pháp này thường mang đến hiệu quả nhanh. Lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên môi.

Trong quá trình điều trị, cần tránh dùng mỹ phẩm cho môi, không ăn thực phẩm có khả năng gây kích ứng.

Có thể chườm đá để giảm tình trạng sưng ngứa.
Chườm đá nhiều lần trong ngày để giảm sưng tấy và ngứa ngáy do nổi mề đay sưng môi

2. Điều trị y tế

Đến bệnh viện ngay khi nổi mề đay sưng môi kèm theo những triệu chứng nặng như khó thở, sưng mặt, sưng họng, khó nuốt, chóng mặt… Những trường hợp này sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và đề xuất giải pháp thích hợp.

Thông thường, tình trạng sẽ được cải thiện bằng thuốc kháng histamin hoặc glucocorticoid. Lưu ý dùng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Với trường hợp nặng, việc điều trị phải tuân theo chỉ định và phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Với trường hợp nặng, việc điều trị phải tuân theo chỉ định và phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Những lưu ý khi bị mề đay sưng môi

Trong quá trình điều trị, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường như nguồn nước bẩn, hóa chất, bụi bẩn…
  • Bảo vệ môi cẩn thận, tốt nhất là nên dùng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang làm từ vải cotton bịt lại khi ra đường.
  • Khi sử dụng thuốc, không uống rượu bia, không dùng thực phẩm cay nóng, hạn chế thức ăn dạng to, không ăn hải sản.
  • Uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả
  • Dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Nổi mề đay sưng môi hay mề đay phù mạch có thể xay ra do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là phải khám và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:00 - 19/12/2023 - Cập nhật lúc: 14:07 - 19/12/2023
Chia sẻ:
Bác sĩ Lệ Quyên nổi tiếng là bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm Bác sĩ Lệ Quyên điều trị khỏi mề đay cho diễn viên Khánh Linh chỉ sau 1 liệu trình

Nổi danh là bác sĩ chữa bệnh mề đay bằng thảo dược mát tay và được đông đảo người bệnh…

Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và những điều các mẹ nên biết

Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ngoài và…

Báo Pháp luật và Đời sống đưa tin nhà văn khỏi dứt mề đay nhờ TT Thuốc dân tộc

Mới đây, trang báo Pháp luật & Đời sống đã có bài viết đưa tin về hành trình điều trị…

Khám phá bài thuốc giúp diễn viên Khánh Linh điều trị dứt điểm mề đay sau sinh

Phùng Khánh Linh - nữ diễn viên để lại ấn tượng với vai diễn Linh "bóng tuýp" trong bộ phim…

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa do nhiều nguyên nhân. Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa và cách xử lý nhanh chóng

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng thường gặp ở các bạn nữ. Tình trạng này xảy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua