Viêm hoạt mạc khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm hoạt mạc khớp gối là một dạng bệnh lý về xương khớp có biểu hiện không rõ ràng và thường rất khó để nhận biết. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh có khả năng phát triển và để lại biến chứng, điển hình nhất là phá hủy sụn khớp, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Viêm hoạt mạc khớp gối là gì?
Hoạt mạc khớp gối là một miếng đệm nhỏ nằm ở bên trong bao khớp có chứa hoạt dịch bôi trơn giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp. Viêm hoạt mạc khớp gối xảy ra khi xương khớp hoạt động thường xuyên, làm tổn thương sụn khớp và gây nên tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng và kích thích lượng dịch trong hoạt mạc khớp gối tăng lên.
1. Nguyên nhân gây viêm hoạt mạc khớp gối
Viêm bao hoạt mạc khớp gối được hình thành do một hoặc nhiều nguyên nhân nhưng chung quy thì vận động nhiều, tổn thương khớp hoặc ngồi nhiều, ít vận động cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt dịch quanh khớp dễ bị kích thích, gây viêm.
Ngoài ra, bệnh còn được hình thành bởi các nhân tố như:
- Lão hóa tự nhiên
- Viêm khớp
- Đái tháo đường
- Gout
- Vận động mạnh.
2. Triệu chứng nhận biết viêm hoạt mạc khớp gối
Chứng viêm bao hoạt mạc thường có biểu hiện mờ nhạt và rất khó để nhận biết. Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu thường gặp đó là:
- Cứng khớp: Khớp gối có biểu hiện cứng khớp, vận động khó khăn và kèm theo đó là âm thanh lục cục, lạo xạo được phát ra khi vận động nhiều.
- Đau nhức khớp gối: Viêm hoạt mạc khớp gối gây đau nhức, khó chịu khi vận động. Ấn mạnh vào vùng bao hoạt dịch, sẽ có cảm giác đau nhói, cơn đau thường kéo dài trong nhiều ngày.
- Sưng đỏ, bầm tím: Vị trí tổn thương hoạt mạc bị sưng đỏ hoặc bầm tím, phát ban đỏ,…
- Có dấu hiệu sốt: Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhân còn có biểu hiện sốt trong trường hợp viêm cấp tính.
3. Chẩn đoán lâm sàng viêm hoạt mạc khớp gối
Dựa vào biểu hiện, tiểu sử bệnh cùng một số nghiệp vụ chuyên khoa, bác sĩ tiến hành xem xét các tổn thương và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cụ thể như:
- Chụp X-quang hoặc cộng hưởng MRI, siêu âm: Để xác định mức độ tổn thương và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
- Phân tích dịch khớp gối và xét nghiệm: Tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể để có hướng khắc phục chính xác hơn.
4. Điều trị viêm viêm hoạt mạc khớp gối
Tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều các chữa viêm hoạt mạc, cụ thể như sau:
- Điều trị nội khoa
Bệnh nhân viêm bao hoạt dịch khớp gối thường được chỉ định sử dụng 3 nhóm thuốc chính đó là thuốc giảm đau, kháng sinh và thuốc chống viêm steroid để điều trị. Một số loại thuốc thường được dùng đó là ibuprofen, Aadvil hay naproxen,…
Ở một số trường hợp, bệnh nhân được điều trị kết hợp với corticosteroid dạng tiêm để tăng cường chất lượng điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc tránh gây ra các biến chứng không mong muốn.
- Vật lý trị liệu
Để khắc phục các triệu chứng viêm, đau do viêm hoạt mạc khớp gối, bệnh nhân có thể duy trì một số bài tập tăng cường chức năng vận động khớp và làm giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng khắc phục tạm thời triệu chứng.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp bên trên không có khả năng khắc phục. Bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi với bệnh nhân về việc phẫu thuật lấy bao hoạt dịch. Nhưng đây cũng không phải là giải pháp tối ưu, vì nó có nguy cơ để lại biến chứng cao.
Viêm hoạt mạc khớp gối có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm hoạt mạc khớp gối không gây ảnh hưởng đến tính mạng như nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của bệnh nhân. Thống kê cho thấy, có khoảng 80% người bị viêm hoạt dịch khớp gối nói riêng và viêm khớp nói chung bị hạn chế vận động nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các đối tượng còn lại cũng bị ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc, chất lượng làm việc giảm sút, vận động khó khăn,…
Về lâu dài, bệnh viêm hoạt mạc có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như yếu dây chằng, biến dạng khớp, teo cơ thậm chí có thể gây tàn phế, bại liệt suốt đời nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường ở khớp gối, bệnh nhân cần nghiêm túc điều trị kịp thời, đúng cách. Việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng cách còn kéo theo rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe như là tăng huyết áp, viêm dạ dày, giảm sức đề kháng,…
Viêm hoạt mạc khớp gối cần lưu ý những gì?
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân viêm bao hoạt dịch cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân đột ngột, thừa cân, béo phì,…
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, collagen để tăng sức đề kháng cho khớp gối.
- Cường độ thể thao vừa phải, đúng cách.
- Không làm việc quá sức.
- Hạn chế đi giày quá chật, giày cao gót trong thời gian dài.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm hoạt mạc khớp gối mà bạn đọc có thể tham khảo. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên thăm khám xương khớp định kỳ để phòng ngừa một số bệnh lý không mong muốn.
Bạn đọc tham khảo: Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
Bình luận (1)
Chồng tôi bị viêm hoạt mạc khớp gối. Bs chỉ định mổ, mổ xong phải xạ trị. Xin tư vấn giúp. Tôi rất hoang mang.