Bệnh nổi mề đay sau sinh và cách điều trị hiệu quả, an toàn 

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của người mẹ. 

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Bệnh nổi mề đay sau sinh thường xảy ra trong giai đoạn sau sinh từ 1 – 3 tháng. Đây là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài kèm theo phù mạch. Căn bệnh này không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên những triệu chứng khó chịu xảy ra kéo dài có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của mẹ.

Mặt khác, cơ địa người mẹ sau sinh rất nhạy cảm và yếu ớt. Do đó việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt nhất nên thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ do bác sĩ chỉ định.

bệnh nổi mề đay sau sinh
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Chứng nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Rối loạn nội tiết tố: Nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh xảy ra khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi dẫn đến rối loạn nội tiết. Điều này tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng kích ứng và dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Phản ứng với thuốc: Một số trường hợp bệnh nhân nổi mề đay sau sinh mổ do cơ thể phản ứng lại với các loại thuốc gây tê sử dụng trong phẫu thuật hoặc thuốc giảm đau sau sinh.
  • Chế độ ăn uống sau sinh: Men gan cao trong khi chế độ ăn của người phụ nữ lúc này phải uống rất nhiều thuốc sắt, canxi thức ăn quá giàu đạm. Từ đó khiến cơ thể bị nóng trong, nóng gan, nhiệt hỏa dẫn đến gan không đào thải được độc tố, nhiễm độc và phát sinh mề đay, mẩn ngứa. Ngoài ra tăng cường bổ sung đạm kết hợp canxi và chất sắt cũng gây nóng trong, dẫn đến nổi mề đay sau sinh.
  • Ăn thực phẩm dị ứng: Ăn phải các loại thức ăn dễ gây dị ứng như các, ốc, sò, tôm…có thể gây nổi mề đay sau sinh.
  • Tiếp xúc với dị nguyên trong môi trường: Bệnh dễ xảy ra ở những người có tiền sử dị ứng với các chất như phấn hoa, khói thuốc, bụi đường, nhiễm ký sinh trùng, do côn trùng đốt,…; thời tiết quá lạnh, quá nóng, do ánh sáng mặt trời, nước hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.

Một số người mắc bệnh mề đay mẩn ngứa sau sinh tự phát (vô căn) khiến các bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân ngay cả khi thực hiện các xét nghiệm (chiếm khoảng 50% trường hợp).

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có tự khỏi không?

Bệnh mề đay sau sinh có thể chữa khỏi dứt điểm tận gốc nếu áp dụng các phương pháp điều trị sớm và phù hợp.Thường mất khoảng 2 – 3 tuần để điều trị. Một số trường hợp nhẹ có thể tự khỏi.

Bệnh nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm, không lây lan cho trẻ khi bú và không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Ở những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi hoặc nhanh chóng được khắc phục sau vài ngày điều trị.

Tuy nhiên nếu nổi mề đay kéo dài, những triệu chứng của bệnh sẽ khiến người mẹ mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ở những trường hợp nặng hơn, việc không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như phù mao mạch, sốc phản vệ. 

Nổi mề đay sau sinh điều trị như thế nào?

Dùng thuốc bừa bãi trong giai đoạn sau sinh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và trẻ bú mẹ. Để sớm khắc phục nổi mề đay và đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể hướng dẫn những phương pháp sau:

1. Phương pháp dân gian

Một số loại cây cỏ, thảo dược có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa sau khi sinh, chẳng hạn như lá khế tươi, lá đinh lăng, lá tía tô trị mề đay… Khi dùng, rửa sạch thảo dược, đem đun lấy nước tắm và dùng bã lá chà trực tiếp vào vùng da bị mề đay; hoặc sắc lấy nước uống. 

lá khế chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh
Sử dụng lá khế là phương pháp chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa sau sinh rất được tin tưởng trong dân gian

Xem  thêm: 4 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả và an toàn

2. Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây có thể làm giảm hoặc khắc phục nhanh các triệu chứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên các thuốc chỉ được dùng sau khi cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc corticoid điều trị nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh
Chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa sau sinh và phương pháp điều trị bằng Corticoid rất phổ biến

Đối với trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các loại thuốc kháng Histamin như Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadine… kết hợp thuốc mỡ hoặc kem chứa steroid để điều trị tại chỗ, làm giảm nhanh triệu chứng. Trường hợp nặng có thể phối hợp thêm corticoid dạng uống hoặc tiêm.

3. Trị bệnh mề đay sau sinh bằng thuốc Đông y

Hiện nay, Đông y là phương pháp điều trị mề đay phù hợp nhất cho các bà mẹ sau sinh, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú bởi các bài thuốc có thành phần 100% thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ.

Đông y chỉ ra rằng, sản phụ sau sinh thể trạng yếu ớt, các tạng phủ hoạt động kém, nguồn năng lượng tập trung nuôi nguồn sữa dẫn tới không dưỡng được da. Sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp nhiệt… tấn công dẫn tới nổi mề đay mẩn ngứa.

Do đó Đông y có thể đi sâu vào giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh, trừ phong thanh nhiệt, chống dị ứng, bổ can, thận, phế, giải độc, mát gan, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Khi các nguyên nhân gây bệnh mề đay, mẩn ngứa sau sinh được giải quyết, công năng của các tạng phủ hoạt động bình thường, khí huyết lưu thông tốt. Từ đó chính khí (sức đề kháng) được tăng cường giúp chống lại các tác nhân làm bệnh tái phát. 

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ phát huy tác dụng chậm hơn so với các phương pháp khác. Vì vậy, người bệnh cần phải kiên trì và sử dụng đúng liệu trình để đạt được hiệu quả.

Xem thêm: Tìm hiểu cách chữa mề đay bằng diện chẩn

Nổi mề đay sau sinh kiêng gì?

Đối với căn bệnh ngoài da như nổi mề đay, việc kiêng cữ trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa tái phát. 

Kiêng cữ trong sinh hoạt hàng ngày

  • Không sử dụng mỹ phẩm trong quá trình điều trị, bởi các loại mỹ phẩm chứa thành phần hóa học dễ gây kích ứng da khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Hạn chế tối đa việc gãi: Nổi mề đay sau sinh khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy liên tục. Tuy nhiên, cần cố gắng hạn chế tối đa việc gãi ngứa để không làm trầy xước da, có thể dẫn tới nhiễm trùng.
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê… bởi chúng không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của phụ nữ sau sinh, tác động tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ mà còn khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn.

Nồi mề đay sau sinh kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Về chế độ ăn uống, bác sĩ Lệ Quyên khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm có vị tanh như cua, cá, tôm, hải sản…
  • Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, sữa bò…
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị
  • Đồ uống có cồn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tăng cường những loại thực phẩm dưới đây để tốt cho việc điều trị như:

  • Các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi… giúp thanh nhiệt cơ thể.
  • Các loại rau lá xanh  đậm như bông cải xanh, rau bina…
  • Các gia vị như: Tỏi, nghệ
  • Uống nước trà xanh.

Để được chẩn đoán nguyên nhân nổi mề đay sau sinh và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Mề đay mẩn ngứa có lây không? Triệu chứng và các biến chứng thường gặp của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa thường kéo dài, gây nhiều khó chịu. Những trường hợp nặng…

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân còn được gọi là mề đay vô căn. Tình trạng thường…

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa có lây không? Có di truyền?

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa có lây không, có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều người.…

Ngứa khắp người không nổi mẩn: Nguyên nhân và cách trị

Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là các bệnh lý về da, nhưng cũng có khả…

Da kỳ đà chữa nổi mề đay Da Kỳ Đà Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Gì?

Cách dùng da kỳ đà chữa nổi mề đay có thể giúp giảm ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ. Ngoài…

Chia sẻ
Bỏ qua