Bệnh chàm khô đầu ngón tay: Dấu hiệu nhân biết và cách chữa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm khô đầu ngón tay không chỉ khiến da khô ráp mà còn gây nứt nẻ, ngứa rát khó chịu và làm giảm tính thẩm mỹ. Những trường hợp nặng có thể gặp biến chứng viêm nhiễm, bội nhiễm. Tuy nhiên điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa những biến chứng. 

bệnh chàm khô đầu ngón tay
Bệnh chàm khô đầu ngón tay gây ra những tổn thương da nghiêm trọng kèm theo cảm giác khó chịu

Bệnh chàm khô đầu ngón tay là gì?

Chàm khô đầu ngón tay là một dạng tổn thương ngoài da khiến cho vùng da ở đầu ngón tay bị nứt nẻ, bong tróc, khó chịu. Bệnh thường bùng phát sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng trong sinh hoạt, có diễn tiến nhanh.

Khi không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh chàm khô đầu ngón tay tái phát nhiều lần và dễ trở thành mãn tính. Điều này khiến những tổn thương da trở nên tồi tệ hơn, khô ráp, bong tróc và có thể để lại sẹo. Ngoài ra các triệu chứng thường ngày càng nghiêm trọng do vùng da tổn thương bị cọ xát trong sinh hoạt hàng ngày. 

Triệu chứng bị chàm khô ở tay

Bệnh chàm khô đầu ngón tay có những triệu chứng và dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các mảng đỏ ở đầu ngón tay
  • Vùng da ở đầu ngón tay khô ráp và ngứa ngáy
  • Vùng da bị tổn thương rất dễ bị bong tróc
  • Đầu ngón tay bị nứt nẻ hay rỉ máu.

So với những vùng da khác, bệnh chàm khô khởi phát ở vùng tay thường nghiêm trọng và có xu hướng tiến triển nhanh hơn. Nguyên nhân là do da tay nhạy cảm cảm hơn và thường cọ xát trong sinh hoạt hàng ngày. 

 
Triệu chứng chàm khô đầu ngón tay
Triệu chứng chàm khô đầu ngón tay

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh chàm khô ở đầu ngón tay khởi phát. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là nguyên nhân kích hoạt sự khởi phát của bệnh chàm khô ở ngón tay. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng (như nước rửa chén, bột giặt, thuốc tẩy…), các triệu chứng sẽ bùng phát
  • Thời tiết: Chàm khô là bệnh lý thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, hanh khô. Trong khi đó, vùng da tay lại thường ít được quan tâm và che chắn khi bạn đi ra ngoài. Điều này cũng sẽ khiến cho vùng da ở các đầu ngón tay dễ bị khô ráp, bùng phát bệnh chàm khô.
  • Di truyền: Bệnh chàm khô đầu ngón tay liên quan đến di truyền và sự thiếu hụt chất filaggrin của cơ thể. Những người có tiền sử gia đình bị chàm khô sẽ có nhiều nguy cơ hơn.
  • Nguyên nhân khác:
    • Vấn đề vệ sinh không đảm bảo
    • Làn da khô, mẫn cảm
    • Rối loạn trao đổi chất
    • Yếu tố dị ứng
    • Tác động từ các bệnh ngoài da khác

Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không?

Bệnh chàm khô đầu ngón tay thường không quá nghiêm trọng. Những triệu chứng của bệnh gây ra nhiều khó chịu nhưng có thể được kiểm soát ngay từ đầu.

Đối với những trường hợp không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh chàm khô có thể nhanh chóng tiến triển nặng hơn. Từ đó làm tồi tệ hơn các triệu chứng, gây nhiều khó chịu và mất thẩm mỹ.

Ngoài ra những tổn thương nghiêm trọng trên da có thể tạo điều kiện cho vi nấm và vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Điều này dẫn đến tình trạng bội nhiễm da, tổn thương khó lành và tăng khả năng kháng thuốc. Hơn nữa, tình trạng bội nhiễm không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và hoại tử.

Điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay như thế nào?

Khi bị chàm khô ở ngón tay, bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá mức độ tổn thương da. Dựa trên tình trạng, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp thích hợp nhất, báo gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Dưỡng ẩm và dùng thảo dược tự nhiên có thể giúp giảm các triệu chứng nhẹ của bệnh chàm khô như bong tróc, da khô ráp, ngứa ngáy… Đồng thời bổ sung độ ẩm cho da.

Có thể dùng dưa leo để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh
Đắp dưa leo mỗi ngày có thể giúp cấp ẩm, làm mịn và giảm khô ráp da do bệnh chàm khô
  • Kem dưỡng ẩm: Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần giúp làm mềm và ẩm da, giảm tình trạng da khô ráp và bong tróc.
  • Dưa leo: Chuẩn bị 1 quả dưa leo tươi. Đem rửa sạch rồi thái ra thành từng lát mỏng. Đắp lên các đầu ngón tay bị chàm khô và để trong khoảng từ 20 – 30 phút. Cách dùng dưa leo chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay không chỉ đơn giản mà còn mang đến hiệu quả nhanh trong việc cấp ẩm, làm mịn và giảm khô ráp da.
  • Khoai tây: Chuẩn bị 1 củ khoai tây. Gọt vỏ, hấp chín rồi nghiền nát khoai. Đắp lên các đầu ngón tay đang tổn thương. Khoai tây chứa những thành phần giúp làm mịn da, giảm khô ráp và cung cấp độ ẩm cho da.
  • Dầu dừa: Thoa một lớp dầu dừa mỏng nhẹ lên vùng đầu ngón tay đang tổn thương. Massage thật nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cách dùng dầu dừa có thể giúp giảm tình trạng khô ráp, bong tróc da. Đồng thời hạn chế những đợt bùng phát của bệnh chàm khô.
  • Nha đam: Chuẩn bị 1 lá nha đam, đem gọt vỏ rồi dùng gel của nha đam bôi lên vùng da bị chàm khô. Để trong khoảng 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước. Nha đam chứa nhiều nước, giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu làn da bệnh. Đồng thời giúp chữa cháy nắng, chàm khô và nhiều bệnh ngoài da khác.

2. Dùng thuốc

Bệnh nhân được sử dụng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát bệnh chàm khô đầu ngón tay và hạn chế các biến chứng của bệnh. Ngoài ra một số loại kháng sinh cũng có thể được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thuốc Tây sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay
Thuốc Tây sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay

Dưới đây là 5 loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc có chứa Hydrocortisone: Thuốc có tác dụng điều trị dị ứng, giảm viêm và làm dịu cảm giác ngứa. Ngoài ra Hydrocortisone còn có tác dụng ức chế miễn dịch.
  • Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này được dùng để điều trị dị ứng, giảm ngứa da.
  • Corticosteroids: Kem bôi chứa Corticosteroid thường được dùng để điều trị viêm da.
  • Thuốc sát trùng: Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Kháng sinh điều trị tại chỗ: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bội nhiễm.

Lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Chữa chàm khô đầu ngón tay bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh chàm được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu gây chàm khô là phong hàn, phong nhiệt. Trong đó, phong nhiệt là phổ biến nhất. Phong nhiệt gây huyết táo dẫn đến tình trạng da bong tróc, nứt nẻ ở đầu ngón tay.

Để điều trị dứt điểm bệnh chàm, Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên, gia giảm theo tỷ lệ chuẩn đẩy lùi căn nguyên. Các bài thuốc Đông y giúp khu phong, trừ tà, thanh huyết, lương huyết, kích hoạt chức năng hồi phục tự nhiên. Nhờ vậy, các triệu chứng bệnh chàm khô ở tay, chân và các vùng da khác được giải quyết triệt để, ngăn tái phát.

Bệnh chàm khô ăn gì, kiêng gì để phòng và hỗ trợ điều trị?

Chàm khô đầu ngón tay là bệnh về da khó điều trị nhưng lại rất dễ tái phát. Bạn cần thực hiện tốt các biện pháp dự phòng, hỗ trợ điều trị từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Bị bệnh chàm khô đầu ngón tay, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giải nhiệt. Cụ thể như:

  • Rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin E (Giá đỗ, đậu tương, hướng dương, mầm lúa mạch…), B (cá, ngũ cốc, rau bina, các loại rau cải, súp lơ…), A (cà rốt, đu đủ, xoài, cam…), C (cà chua, dứa, bưởi, chanh…)
  • Thực phẩm chống viêm giàu omega – 3 (dầu cá, dầu hạt lanh…) và giàu khoáng chất vi lượng
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép trái cây.

Bị chàm khô ở tay, bạn nên kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng da, tăng phản ứng ngứa gãi, bong tróc da như:

  • Các loại hải sản, thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
  • Thức ăn có tính lạnh, mùi tanh

Ngoài ra nên hạn chế ăn tinh bột, chất béo, đường; kiêng ăn rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…

Chàm khô ở đầu ngón tay nên kiêng gì, ăn gì?
Người bị chàm khô ở đầu ngón tay nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ chữa bệnh

Lưu ý trong sinh hoạt và chăm sóc da như:

  • Vệ sinh da tay đúng cách, nhất là sau khi tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng. Không nên rửa tay với nước nóng hay các sản phẩm có chất tẩy mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với bột giặt, thuốc tẩy hay nước rửa chén khi bị chàm khô.
  • Dưỡng ẩm da tay và những vùng da lân cận để ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh.
  • Uống đủ nước và bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh trong chế độ dinh dưỡng. Điều này sẽ có tác dụng tốt trong việc đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da.
  • Che chắn da tay kỹ lưỡng khi đi ra ngoài kể cả khi trời nắng hay lạnh. Tuy nhiên, tránh dùng các loại bao tay được làm bằng chất liệu da hay len.
  • Tránh gãi hay bóc vùng da đầu ngón tay bị chàm khô khiến triệu chứng nặng thêm.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
bệnh chàm khô đầu ngón tay Bệnh chàm khô đầu ngón tay: Dấu hiệu nhân biết và cách chữa

Bệnh chàm khô đầu ngón tay không chỉ khiến da khô ráp mà còn gây nứt nẻ, ngứa rát khó…

Chàm khô Bệnh chàm khô: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm khô khởi phát khi không cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Cần sớm phát hiện và…

Bệnh chàm bìu: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Bệnh chàm bìu gây ngứa rát, đau đớn ở vùng kín của nam giới, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt…

Bệnh chàm đồng tiền: Nhận biết triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh chàm đồng tiền là một dạng của viêm da rối loạn, được đặc trưng bởi những đốm hình đồng…

Chàm cơ địa và cách chữa chặn đứng nguy cơ bội nhiễm hiệu quả

“Chàm cơ địa là một dạng của viêm da cơ địa, 17% dân số mắc căn bệnh này trong đó…

Chia sẻ
Bỏ qua