Chàm sinh dục: Hình ảnh nhận biết bệnh và thuốc chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chàm sinh dục là một dạng chàm da, xuất hiện ở vùng kín. Tình trạng này gây ra các đốm ban đỏ, nổi nhiều mụn nước kèm theo cảm giác khó chịu. Ngoài ra điều trị chậm trễ dễ khiến bệnh nặng hơn và trở thành mãn tính.

chàm sinh dục
Chàm sinh dục là tình trạng viêm gây tổn thương lớp nông của da khởi phát ngay tại bộ phận sinh dục

Bệnh chàm sinh dục là gì?

Chàm sinh dục là một dạng phổ biến của bệnh chàm. Tình trạng này được đặc trưng bởi da đỏ ngứa, nổi mẩn li ti và ngày càng lan rộng, khởi phát ngay tại bộ phận sinh dục. Chàm sinh dục ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, nam giới có nguy cơ cao hơn và thường xuất hiện ở bìu.

Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh gây dày da và tróc vảy nhiều hơn. Những triệu chứng của bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, gây ngứa nhiều. Việc chà xát hoặc gãi ngứa có thể dẫn đến viêm nhiễm, nổi mụn mủ.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sinh dục

Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những yếu tố thường gặp có thể kích hoạt sự xuất hiện của bệnh chàm sinh dục:

  • Vệ sinh không đúng cách khiến vùng kín không được sạch sẽ, khô thoáng
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, nước hoa, thuốc nhuộm…
  • Mặc quần áo quá chật, đặc biệt là quần lót sẽ khiến cho vùng kín bí bách, dễ cọ xát vào đồ gây tổn thương
  • Khí hậu quá nóng bức có thể kích hoạt bệnh. Bởi bộ phận sinh dục và vùng kín thường nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi
  • Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể sẽ đẩy nguy cơ mắc bệnh tăng lên:

  • Vấn đề di truyền
  • Cơ địa mẫn cảm
  • Rối loạn chức năng miễn dịch
  • Bất ổn về tâm lý, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.

Hình ảnh nhận biết và triệu chứng chàm sinh dục

Nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh chàm sinh dục. Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh, các triệu chứng có thể thay đổi.

Những triệu chứng thường gặp nhất gồm:

  • Xuất hiện các đốm ban có màu đỏ ngay tại vùng da bên ngoài bộ phận sinh dục
  • Các đốm ban có xu hướng lan rộng, sậm màu lại.
  • Ngứa vùng kín, đôi khi còn kèm cảm giác nóng rát.
  • Xuất hiện mụn nước có dịch mủ nổi trên bề mặt da ngay tại vùng da ở bộ phận sinh dục.
  • Khi mụn nước vỡ ra sẽ hình thành vết loét và có mùi khó chịu.
  • Ngoài ra, da còn còn bị khô sần, bong tróc lớp sừng phía ngoài.

Để dễ dàng hơn trong việc phát hiện bệnh, bạn có thể theo dõi một số hình ảnh bệnh chàm sinh dục dưới đây:

hình ảnh bệnh chàm sinh dục
Vùng da tại bộ phận sinh dục sẽ có dấu hiệu bong tróc, ngứa ngáy
bệnh chàm sinh dục là gì
Các mụn nước với dịch mủ ở phía trong có thể xuất hiện khi bệnh trở nặng
hình ảnh bệnh chàm sinh dục
Bộ phận sinh dục của trẻ em cũng có thể là đối tượng mà bệnh tấn công
Chàm sinh dục ở bìu của nam giới
Chàm sinh dục ở bìu của nam giới

Bệnh chàm sinh dục có nguy hiểm không?

Chàm sinh dục không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra rất nhiều tác động xấu đến cuộc sống. Đầu tiên, bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh tự ti, sợ hãi chuyện gối chăn. Từ đó vô tình khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên xấu đi.

Nhiều trường hợp ngại thăm khám khi bị chàm sinh dục. Điều này khiến bệnh phát triển nhanh, việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp. Khi những tổn thương trên da nặng nề hơn, các loại vi khuẩn và vi nấm có cơ hội tấn công, gây bội nhiễm.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm có lây không? Làm thế nào để ngăn ngừa?

Điều trị bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục cần được sớm phát hiện và thăm khám. Điều này sẽ giúp việc chữa trị trở nên đơn giản hơn, tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Dùng thuốc trị bệnh chàm là phương pháp điều trị chính thông dụng nhất. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương trên da để kê toa các loại thuốc phù hợp.

1. Thuốc điều trị tại chỗ

Các loại thuốc bôi được sử dụng để làm dịu nhanh các triệu chứng trên bề mặt da, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một trong số các loại thuốc sau:

Thuốc ức chế calcineurin:

  • Pimecrolimus
  • Tacrolimus

Nhóm thuốc chứa steroid:

  • Eumovate
  • Sylana
  • Fucicort
  • Elomest

Do vùng da sinh dục rất nhạy cảm nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi. Tránh bôi quá dày hay thoa thuốc với lực tay quá mạnh.

2. Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh. Thuốc này đặc biệt phù hợp với những người có các yếu tố gây dị ứng kích hoạt thêm tình trạng. Khi triệu chứng thuyên giảm, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, giấc ngủ được chăm sóc tốt hơn.

thuốc chữa chàm sinh dục
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng Histamine trong điều trị bệnh lý này

Dưới đây là một số thuốc kháng Histamine được dùng phổ biến:

  • Loratidin
  • Terfenadin
  • Acrivastin
  • Fexofenadin
  • Astemizol
  • Cetirizin

Lưu ý dùng nhóm thuốc Histamine thế hệ 2 theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thuốc ức chế miễn dịch và kháng sinh

Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định các thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh chàm nói chung và chàm sinh dục nói riêng.

Dưới đây là những loại thuốc thông dụng:

  • Cyclosporine
  • Prednison
  • Methotrexate
  • Mycophenolate mofetil
  • Azathioprine

Ngoài ra, khi có xuất hiện nhiễm trùng hay dịch mủ, các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị nhiễm trùng. Những loại thường dùng gồm:

  • Chlorpheniramine
  • Cetirizine

4. Thuốc tiêm

Bệnh nhân có thể được tiêm Dupixent để điều trị viêm da dị ứng vừa đến nặng (eczema), không đáp ứng với những loại thuốc khác. Thuốc có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Trong các trường hợp thật sự cần thiết, các loại thuốc tiêm cũng có thể sẽ được yêu cầu
Trong các trường hợp thật sự cần thiết, thuốc tiêm Dupixent có thể sẽ được yêu cầu

Xem ngay: 10+ cách trị bệnh chàm tại nhà an toàn, hiệu quả, ngừa tái phát

Chăm sóc và dự phòng bệnh chàm sinh dục như thế nào?

Để hỗ trợ tốt cho việc điều trị, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái phát, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc và dự phòng bệnh. Một số khuyến nghị dưới đây sẽ hữu ích với bạn trong lúc này:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Không nên dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh, thay vì dùng nước nóng bạn nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải.
  • Tránh gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương bởi có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng.
  • Mặc quần áo rộng thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không nên mặc đồ chật, nhất là đồ lót bởi có thể khiến vùng da sinh dục bị chà xát.
  • Thực hiện hoạt động tình dục lành mạnh. Tốt nhất nên hạn chế quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh.
  • Tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da bằng cách uống đủ nước hay bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và omega-3.
  • Những ngày thời tiết nóng bức nên chú ý đến vấn đề vệ sinh. Không nên để mồ hôi đọng trên da quá lâu. Đặc biệt, vùng bẹn là khu vực tiết rất nhiều mồ hôi.

Bệnh chàm sinh dục không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Cần chú ý thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
chàm thể tạng Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chàm thể tạng là bệnh về da thường gặp, tiến triển theo từng đợt. Bệnh gây ra các triệu chứng…

bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?

Bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da, tiến triển theo từng đợt. Bệnh được đặc…

Bệnh chàm (Eczema) là gì? Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm (eczema) gây ra tình trạng ban đỏ, ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Căn bệnh này…

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, lành tính nhất

Bệnh chàm khô ở trẻ em xảy ra khi da quá khô, nứt nẻ dẫn đến tình trạng viêm da.…

10+ cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Ngừa tái phát

Chàm là một bệnh da liễu phổ biến, trong những trường hợp nhẹ, thay vì sử dụng các loại thuốc…

Chia sẻ
Bỏ qua