10+ cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Ngừa tái phát

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chàm là một bệnh da liễu phổ biến, trong những trường hợp nhẹ, thay vì sử dụng các loại thuốc tây, nhiều người tìm đến các phương pháp trị liệu tự nhiên ngay tại nhà lành tính như nha đam, khoai tây, muối… Những cách làm này không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện.

14 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả, an toàn

Bệnh chàm (eczema) là một dạng viêm da tự miễn có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh gây sưng đỏ, ngứa ngáy và nổi nhiều mụn nước trên da, xảy ra sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc… Căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn đến sự bùng phát của bệnh.

trị bệnh chàm tại nhà
Chàm là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay

Ngoài thuốc trị bệnh chàm, bạn có thể thử chăm sóc tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên. Dưới đây là những cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả và an toàn:

1. Gel nha đam

Gel nha đam sử dụng như một loại thuốc bôi ngoài da để chữa bệnh chàm. Thảo dược này chứa một lượng lớn polysacarit, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, giảm tổn thương da do các tác nhân gây hại.

Ngoài ra acid salicylic, các vitamin và khoáng chất trong gel nha đam còn giúp cấp ẩm, làm dịu da, đẩy nhanh tốc độ hồi phục da, giảm bong tróc và nứt nẻ da. Thảo dược cũng giúp làn da khỏe mạnh hơn. 

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng nha đam
Nha đam giúp giảm ngứa, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm

Cách 1:

  • Gọt vỏ xanh bên ngoài lá nha đam, lấy ruột và đem xay nhuyễn.
  • Đựng gel nha đam trong hũ có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong 1 – 2 ngày.
  • Làm sạch vùng da tổn thương, thoa một lớp mỏng gel nha đam, giữ lại 20 phút rồi rửa lại da cho sạch.

Cách 2:

  • Trộn gel nha đam với dầu dừa theo tỷ lệ 2:1 cho đều.
  • Tiến hành thoa lên vùng da cần điều trị mỗi ngày 1 lần.

Cách 3:

  • Ruột nha đam cắt nhỏ, đem nấu chung với một ít đường phèn cho hơi ngọt ngọt.
  • Lấy nước uống và ăn cả cái để thải độc cho da.
  • Cách này giúp giảm viêm và đẩy nhanh tốc độ tái tạo da từ bên trong cơ thể.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?

2. Khoai tây

Củ khoai tây thường được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như chàm khô, bệnh eczema, viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến, á sừng… Nhờ chứa nhiều vitamin C, nước, protein và axit chlorogenic, khoai tây có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ da. 

Việc sử dụng khoai tây cũng giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm cơn ngứa, cân bằng độ ẩm, tạo điều kiện cho da được tái tạo. Một số tác dụng khác gồm kháng khuẩn mạnh, dưỡng ẩm, tẩy tế bào da chết, làm dịu các vết hồng ban.

trị bệnh chàm tại nhà bằng khoai tây
Khoai tây có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, là biện pháp chữa trị chàm tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng

Cách 1:

  • Gọt vỏ khoai tây rồi dùng dao bào thành những lát mỏng.
  • Lần lượt lấy từng lát khoai tây đắp lên da, phủ kín toàn bộ vùng da bị bệnh.
  • Để trong 20 – 30 phút là được. Thực hiện mỗi tuần từ 3 – 4 lần.

Cách 2:

  • Luộc chín củ khoai tây, lột vỏ rồi bỏ vào một cái chén sạch nghiền nát.
  • Sau đó thêm vào một ít dầu dừa (hoặc mật ong, sữa tươi không đường).
  • Trộn đều hỗn hợp và đắp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 lần trong 30 phút.

3. Dưa leo

Dưa leo có thành phần chủ yếu là nước, vitamin A, B1, B2, C, sắt, canxi, magie, phốt pho. Chúng giúp làm dịu vùng da bị ngứa rát, giảm hiện tượng viêm đỏ, nổi mẩn. Đồng thời giúp cấp ẩm, sát trùng và tăng khả năng miễn dịch cho cùng da bị bệnh.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng dưa leo
Sử dụng dưa leo đúng cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm, kích thích tái tạo da

Cách 1:

  • Rửa sạch và ngâm quả dưa leo với nước muối pha loãng để diệt khuẩn.
  • Sau đó ép quả lấy nước cốt.
  • Dùng bông gòn thấm nước ép dưa leo thoa lên khu vực bị bệnh mỗi ngày 2-3 lần.

Cách 2:

  • Thái quả dưa leo thành các lát mỏng.
  • Cho vào tủ lạnh 10 phút rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Mỗi lần đắp khoảng 15 – 20 phút.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm khô ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, lành tính nhất

4. Lá ổi

Đông y ghi nhận, lá ổi có vị chát, tính ấm, giúp tiêu thũng (giảm viêm), cầm máu và đào thải độc tố cho cơ thể. Qua đó giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm da.

Theo nghiên cứu hiện đại, lá ổi chứa nhiều Flavonoid, Tanin và Alpha limonene. Chúng có khả năng chống oxy hóa, sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa ngoài da.

Ngoài ra, các hoạt chất còn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus, ngăn ngừa bội nhiễm, giảm nguy cơ bị sẹo và vết thâm do chàm.

lá ổi non chữa chàm
Sử dụng lá ổi non là một trong những cách chữa chàm hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 250 – 300g búp ổi hoặc lá ổi non.
  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, để cho ráo nước
  • Đun sôi 1 lít nước, cho lá ổi vào nấu sôi thêm 10 phút nữa.
  • Đổ nước lá ổi ra một cái chậu nhỏ, chờ đến khi nước ấm vừa phải, lấy ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm trong 20 phút.
  • Trường hợp bị chàm da toàn thân có thể pha loãng nước lá ổi với nước sạch để tắm gội mỗi ngày 1 lần, liên tục trong khoảng 30 ngày.

 Xem ngay: 8 cách trị chàm theo dân gian an toàn và hiệu quả

5. Muối

Tắm rửa, vệ sinh da bằng nước muối là một cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản. Muối có khả năng sát trùng mạnh, giúp làm sạch bề mặt da, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giảm ngứa và chống nhiễm trùng ở vùng da bị bệnh.

Không chỉ giảm nhanh các triệu chứng bệnh, dùng muốn còn giúp nuôi dưỡng da, rút ngắn chu kỳ tái tạo của các mô khỏe mạnh. Từ đó tổn thương trên da nhanh được chữa lành.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng muối
Tắm nước muối giúp sát trùng, giảm viêm ngứa cho người bị bệnh chàm

Cách sử dụng:

  • Xả nước ấm vào một cái chậu to hay bồn tắm. Chú ý điều chỉnh độ ấm cho vừa phải, tránh dùng nước quá nóng
  • Thêm vào nước tắm 3 thìa muối, khuấy cho tan hoàn toàn
  • Ngâm mình trong nước khoảng 10 phút
  • Trong quá trình tắm, dùng tay mát xa nhẹ nhàng toàn thân
  • Áp dụng cách này mỗi ngày 1 – 2 lần. Trường hợp chỉ bị chàm trên diện tích da nhỏ thì chỉ cần pha nước muối ngâm rửa, vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng là được.

Ngoài cách trên, một số người còn lấy muối rang nóng để chườm bên ngoài vùng da bị chàm, giúp giảm ngứa da hiệu quả.

6. Lá sim

Theo y học cổ truyền, lá sim có vị chát, tính bình, giúp kháng khuẩn, tiêu thũng, làm mát da, xoa dịu cơn ngứa. Ngoài ra thảo dược còn chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt và ức chế một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Bôi ngoài có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, làm dịu da.

Lá sim
Chữa chàm bằng lá sim cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng

Cách sử dụng:

  • Dùng 2 nắm lá sim tươi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 
  • Bỏ lá vào nồi, đổ thêm 0,5 lít nước đun sôi, vặn nhỏ lửa
  • Sắc thuốc đến khi nước cô đặc thành cao
  • Để cao lá sim nguội, cho vào hũ và để ngăn mát tủ lạnh, dùng dần
  • Khi sử dụng, làm sạch vùng da bị chàm bằng dung dịch sát khuẩn hay nước ấm. Sau đó lấy một lượng cao lá sim vừa đủ thoa lên tổn thương.
  • Để khoảng 20 phút, tắm rửa lại.
  • Dùng 2 lần/ngày.

 Xem ngay: Bệnh chàm đồng tiền: Nhận biết triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

7. Tinh dầu

Một số loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ô liu có đặc tính kháng viêm, khử khuẩn tự nhiên. Khi dùng có thể cấp ẩm, làm dịu da và chữa lành tổn thương.

– Dầu ô liu: Có tác dụng chống oxy hóa, giảm ngứa, dưỡng ẩm, sát trùng, cải thiện tình trạng bong tróc trên da và làm tiêu các nốt mụn nước một cách tự nhiên. 

  • Cách 1: Làm sạch vùng da bị bệnh rồi lấy dầu ô liu thoa trực tiếp lên da mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Trộn dầu ô liu với giấm táo theo tỷ lệ bằng nhau. Thoa hỗn hợp lên khu vực cần điều trị rồi mát xa nhẹ nhàng vài phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong da. Rửa sạch với nước sau 20 phút.
cách trị bệnh chàm tại nhà bằng dầu ô liu
Dầu ô liu là phương thuốc chữa bệnh chàm tại nhà tự nhiên, an toàn được dân gian ưa chuộng

Dầu dừa: Tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, giảm ngứa, dưỡng ẩm và loại bỏ tế bào chết cho da. 

  • Cách 1: Dùng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên chỗ da bị bệnh chàm. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để thay thế cho kem dưỡng ẩm và thuốc bôi trị bệnh chàm.
  • Cách 2: Trộn dầu dừa chung với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên da như bình thường. Mật ong cũng có đặc tính dưỡng ẩm, sát trùng nên sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh chàm da.

– Tinh dầu tràm trà: Chứa terpinen-4-ol có khả năng kháng viêm mạnh. Khi dùng có thể giảm sưng đỏ, nổi mẩn trên da. Ngoài ra, dầu tràm trà còn có tác dụng chống dị ứng, dưỡng ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Cách sử dụng:

  • Pha loãng tinh dầu với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1
  • Thoa hỗn hợp lên khu vực cần điều trị sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ
  • Để khoảng 30 phút sau mới rửa sạch.

*Lưu ý: Tinh dầu tràm nguyên chất có hoạt tính khá mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng trước khi thoa lên da để tránh gây kích ứng.

Xem ngay: Mẹo trị chàm khô bằng dầu dừa giúp khỏi nhanh

8. Nghệ vàng

Nhờ chứa hàm lượng cao curcumin, nghệ vàng có khả năng chống oxy hóa mạnh, ức chế vi khuẩn, giảm viêm và kích ứng. Thảo dược cũng giúp bảo vệ các mô khỏe mạnh, ngăn tổn thương lan rộng ra khu vực xung quanh.

Tác dụng khác: Chữa lành tổn thương, làm mờ vết thâm trên da, ngăn hình thành sẹo do bệnh chàm.

nghệ vàng
Nghệ vàng có tính kháng viêm, có công dụng chữa chàm và các bệnh ngoài da hiệu quả
  • Cách 1: Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ, giã nát. Vắt nghệ lấy nước cốt bôi lên vùng da bị tổn thương 2 hoặc 3 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Cách 2: Trộn bột nghệ với mật ong thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên khu vực cần điều trị trong 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày để tổn thương trên da nhanh được tái tạo.
  • Cách 3: Uống sữa nghệ ấm hoặc sử dụng nghệ làm gia vị chế biến thức ăn hàng ngày.

9. Lá khế

Lá khế là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, thích hợp cho người bị mề đay, chàm da hay viêm da dị ứng. Salmonella typhus hay acid oxalic trong thảo dược có khả năng sát trùng, kháng viêm và giảm ngứa

Lá khế cũng giúp chữa lành tổn thương, góp phần vào việc phục hồi, tái tạo tế bào da mới và làm tăng sức đề kháng cho da.

lá khế
Lá khế chứa chất chống dị ứng, giảm ngứa da khi bị chàm

Cách 1:

  • Rửa sạch thảo dược, đun với 2 lít nước, nấu sôi thêm 10 phút.
  • Chờ nước nguội, lấy ngâm rửa vùng da bị bệnh hoặc dùng tắm gội toàn thân.
  • Có thể lấy xác lá khế chà xát nhẹ nhàng vào tổn thương.

Cách 2:

  • Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch sẽ với nước muối.
  • Vớt ra rổ cho ráo nước hoàn toàn.
  • Sao lá khế trên chảo nóng cho đến khi lá mềm và bắt đầu tiết ra nước.
  • Dùng chườm lên da khi còn ấm.

Xem ngay: Bệnh chàm khô tróc vảy: Hiểu đúng để điều trị tận gốc

10. Trà xanh

Lá trà xanh chứa nguồn polyphenol và EGCG phong phú. Chúng có khả năng chống oxy hóa mạnh, ức chế vi khuẩn, giảm viêm đỏ và xoa dịu cơn ngứa.

Trị bệnh chàm tại nhà bằng lá trà xanh
Trị bệnh chàm tại nhà bằng lá trà xanh cũng được nhiều người áp dụng

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà tươi, vò nhẹ rồi đem nấu với 2 lít nước
  • Khi nước sôi được khoảng 5 phút, cho vào 1 thìa muối ăn, quậy tan rồi tắt bếp
  • Gạn nước lá trà ra chậu, đợi nguội. Dùng tắm rửa vệ sinh bên ngoài vùng da bị chàm mỗi ngày 1 – 2 lần. Tắm lại với nước sạch 
  • Khi nấu nước trà chú ý không nên nấu quá đặc.

11. Chuối xanh

Quả chuối xanh chứa nhiều vitamin C, kẽm, serotinin hay catecholamin. Chúng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh chàm nhờ khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm cảm giác ngứa ngáy ở vùng da bị bệnh.

Bên cạnh đó, nhựa chuối xanh còn giúp làm se khô bề mặt tổn thương và kích thích tái tạo tế bào da mới. Từ đó giúp da nhanh hồi phục mà không để lại sẹo.

cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng chuối xanh
Chuối xanh được sử dụng để đắp ngoài da chữa bệnh chàm

Cách sử dụng:

  • Dùng 1- 2 quả chuối tiêu xanh, ngâm rửa với nước muối
  • Thái chuối thành nhiều lát mỏng rồi lần lượt phủ kín lên vùng da bị bệnh chàm. Lấy băng y tế cuốn cố định lại và để qua đêm, sau đó dùng nước ấm nhẹ nhàng rửa lại da cho sạch
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Xem ngay: Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả qua lời khuyên của chuyên gia

12. Vỏ cây núc nác

Flavonoid, Alcaloid cùng tanin trong vỏ cây núc nác có tác dụng kháng viêm, khử khuẩn tốt. Sử dụng nguyên liệu này kết hợp với một số thảo dược khác sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh chàm da trong giai đoạn cấp và mãn tính.

Vỏ cây núc nác
Vỏ cây núc nác là bài thuốc chữa viêm da, chàm… được nhiều người áp dụng

Cách sử dụng:

  • Dùng 40 gram vỏ cây núc nác, 30 gram sâm đại hành, 30 gram cây sài đất
  • Rửa sạch các vị thuốc, bỏ vào nồi sắc với 500ml nước cho đến khi cô đặc lại thành một dạng cao lỏng.
  • Để thuốc nguội, cho vào hũ
  • Mỗi khi sử dụng, làm sạch vùng da bị chàm rồi lấy cao thuốc bôi lên da một lớp mỏng.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần để bệnh nhanh khỏi.

13. Lá trầu không 

Lá trầu không có vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh gồm Phế, Tỳ, Vị. Chủ trị viêm họng, cảm lạnh, đau nhức xương khớp, viêm da dị ứng, bệnh chàm và nhiều vấn đề khác.

Ngoài ra phenolic và tinh dầu trong thảo dược hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh. Chúng cũng giúp kháng viêm, giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm đỏ ở vùng da bị chàm.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm
  • Cách 1: Lấy 10 cái lá trầu bánh tẻ đem rửa với nhiều lần nước cho sạch. Thái nhỏ, xay nhuyễn lá với một ít nước ấm rồi lọc lấy nước cốt. Dùng bôi lên khu vực bị chàm mỗi ngày vài lần. Đợi 20 phút mới rửa sạch.
  • Cách 2: Dùng lá trầu không nấu nước tắm hoặc vệ sinh bên ngoài vùng da bị bệnh mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không giúp nhanh khỏi

14. Cây đàn hương

Đàn hương có tính ấm, giúp tiêu thũng, loại bỏ các cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra thành phần teresantalic axit và beta – santalol trong đàn hương còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và làm đẹp da.

gỗ đàn hương
Dùng gỗ đàn hương tán nhuyễn thoa lên vết chàm cũng mang lại hiệu quả cao

Cách sử dụng:

  • Gỗ đàn hương phơi khô, tán thành bột mịn
  • Để trị bệnh chàm, lấy một ít bột thuốc đem trộn với nước cho hơi sền sệt. Sau đó thoa một lớp mỏng lên da và lưu lại trong 30 phút.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần.

Ưu nhược điểm của cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Việc điều trị bệnh chàm tại nhà là một phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ tính tiện lợi và ít tốn kém. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp này, bạn cần hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ưu điểm:

  • An toàn, hầu như không gây kích ứng cho da khi sử dụng đúng cách 
  • Các nguyên liệu được sử dụng để bào chế thuốc dễ kiếm
  • Chi phí rẻ, một số nguyên liệu thuốc có sẵn trong vườn nhà nên không mất tiền mua
  • Cách thực hiện đơn giản
  • Có thể áp dụng cách trị bệnh chàm tại nhà cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ em

Nhược điểm:

  • Cách trị bệnh chàm tại nhà cho hiệu quả chậm, tác dụng đến từ từ chứ không nhanh như khi dùng thuốc tây.
  • Mỗi đối tượng áp dụng sẽ thấy được kết quả khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người.
  • Không thể giúp kiểm soát được bệnh cho các trường hợp bị chàm da nặng, đang trong giai đoạn tiến triển mạnh.
  • Các bài thuốc dân gian phần lớn chỉ là kinh nghiệm của ông bà ta, hiệu quả và tính an toàn chưa được kiểm chứng. Do vậy, nếu sử dụng sai cách hoặc cố ý lạm dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Các phương pháp tự nhiên chỉ phù hợp với trường hợp chàm nhẹ
Các phương pháp tự nhiên chỉ phù hợp với trường hợp chàm nhẹ, thời gian hiệu quả chậm nên cần thực hiện trong thời gian dài

Tham khảo thêm: Bệnh chàm môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Lưu ý khi áp dụng các cách trị bệnh chàm tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất

Để việc điều trị bệnh chàm tại nhà mang lại kết quả tối ưu, cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn áp dụng phương pháp này một cách an toàn và hiệu quả:
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế: Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để tránh tình trạng dị ứng hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Chọn nguyên liệu an toàn: Chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính và phù hợp với da. Tránh dùng các sản phẩm chưa được kiểm chứng hoặc có thể gây kích ứng.
  • Duy trì thói quen vệ sinh: Vệ sinh da sạch sẽ, giữ ẩm thường xuyên để giúp da phục hồi nhanh chóng và tránh viêm nhiễm.
  • Kiên trì và theo dõi kết quả: Điều trị bệnh chàm cần thời gian, do đó cần kiên trì áp dụng và theo dõi phản ứng của da. Nếu có dấu hiệu bất thường, nên ngừng ngay và tìm đến bác sĩ.
  • Tránh các yếu tố kích thích: Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh các chất gây kích ứng như xà phòng mạnh, hóa chất, hoặc thời tiết khắc nghiệt để bệnh không trở nặng.

Để bệnh nhanh khỏi và không còn tái phát trở lại, ngoài việc kiên trì áp dụng những cách chữa bệnh chàm trong thời gian dài, bạn cần tránh stress, giữ vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đồng thời có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cải thiện khả năng miễn dịch cho da.

Bệnh chàm khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù bệnh chàm có thể được kiểm soát bằng các phương pháp tại nhà, nhưng có những tình huống cần phải tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Dưới đây là những trường hợp quan trọng mà bạn nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:

  • Bệnh không cải thiện sau khi điều trị tại nhà: Nếu bạn đã thử các biện pháp tại nhà trong một thời gian nhưng không thấy tiến triển, hoặc triệu chứng ngày càng nặng hơn.
  • Da bị nhiễm trùng: Khi xuất hiện các dấu hiệu như da sưng đỏ, có mủ, cảm thấy nóng rát kèm theo sốt… có thể bạn đã bị nhiễm trùng và cần điều trị ngay.
  • Tình trạng bệnh lan rộng hoặc bùng phát nghiêm trọng: Khi vùng da bị chàm lan rộng hoặc cơn ngứa, đỏ trở nên không kiểm soát được, đặc biệt là ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng mới: Nếu có những triệu chứng không điển hình hoặc bất thường như đau đớn, phát ban lạ, các vấn đề sức khỏe khác đi kèm…
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh chàm kéo dài có thể gây căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Gặp bác sĩ để tìm kiếm phương pháp điều trị tốt hơn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện.
tìm bác sĩ khi có trường hợp nặng
Nếu tình trạng chàm kéo dài và có dấu hiệu nhiễm trùng, nên tìm đến bác sĩ để điều trị

Tham khảo thêm: Bệnh chàm bìu: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Cách phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả, ngăn ngừa tái phát

Phòng ngừa bệnh chàm là cách tốt nhất để tránh các đợt bùng phát và bảo vệ làn da khỏi tổn thương. Dưới đây là những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa bệnh chàm và giảm thiểu nguy cơ tái phát:

  • Giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô, đặc biệt là sau khi tắm.
  • Tránh các tác nhân kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với xà phòng mạnh, hóa chất, và các chất gây dị ứng.
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng cho da.
  • Kiểm soát căng thẳng: Giảm thiểu stress bằng các hoạt động thư giãn như yoga, thiền… để tránh làm bệnh bùng phát.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Ưu tiên trang phục từ vải cotton mềm, thoáng khí để tránh cọ xát và kích ứng da.

Các cách trị bệnh chàm tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng da nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa khác nhau, nên việc theo dõi và điều chỉnh phù hợp là rất quan trọng. Nếu không thấy hiệu quả hoặc bệnh trở nặng, cần tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh chàm bìu: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Bệnh chàm bìu gây ngứa rát, đau đớn ở vùng kín của nam giới, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt…

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Tái phát sau điều trị bệnh chàm - eczema là lý do khiến nhiều bệnh nhân bế tắc, từ bỏ…

Kem trị chàm sữa Dexeryl của Pháp có tốt không, mua ở đâu?

Kem trị chàm sữa Dexeryl nhập khẩu từ Pháp chứa những thành phần giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm…

Ngứa viền môi – Có thể là biểu hiện của bệnh zona, chàm, lupus …

Ngứa viền môi là triệu chứng thường gặp của các bệnh da liễu như chàm môi, dị ứng hoặc viêm…

bệnh chàm khô đầu ngón tay Bệnh chàm khô đầu ngón tay: Dấu hiệu nhân biết và cách chữa

Bệnh chàm khô đầu ngón tay không chỉ khiến da khô ráp mà còn gây nứt nẻ, ngứa rát khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua