10 Loại thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay (Bôi + uống)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Các loại thuốc trị bệnh chàm chủ yếu được điều chế theo dạng bôi hoặc uống. Thuốc chứa những hoạt chất có khả năng điều trị tình trạng viêm và nhiễm trùng, cải thiện làn da bệnh, khắc phục triệu chứng.

Danh sách 10 loại thuốc trị bệnh chàm tốt nhất

Bệnh chàm là một dạng viêm da thường gặp, gây kích ứng và sẩn ngứa. Bệnh có tiến triển mãn tính, dễ tái đi tái tại nhiều lần. Bệnh chàm được phân thành nhiều loại với đặc điểm và mức độ tổn thương da khác nhau. Trong đó viêm da cơ địa, chàm đồng xu, tổ đỉa là những dạng thường gặp.

Thông thường bệnh chàm sẽ được điều trị bằng thuốc. Những loại thuốc này chứa những hoạt chất có khả năng làm dịu tình trạng viêm, giảm ngứa và thúc đẩy chữa lành tổn thương da. Dưới đây là 10 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất:

1. Thuốc Chlorpheniramine

Chlorpheniramine là một loại thuốc chống dị ứng, thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Thuốc có tác dụng điều trị các tình trạng dị ứng, giảm tổn thương da do chàm, giảm viêm, ngứa và nổi mụn nước.

thuốc trị bệnh chàm Chlorpheniramine
Thuốc Chlorpheniramine có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa da

Ngoài bệnh chàm, thuốc Chlorpheniramine cũng thường được dùng để điều trị ngứa ngoài da, nổi mề đay và các dạng dị ứng (như viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết…).

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với thành phần clorpheniramin
  • Phụ nữ mang thai, người thường xuyên lái xe hoặc sử dụng máy móc cần thận trọng.

Cách dùng và liều lượng:

  • Trẻ < 6 tuổi: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 viên x 3 – 4 lần trong ngày
  • Trẻ > 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 viên x 3 – 4 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh.

Giá tham khảo: 35.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 20 viên Clorpheniramin 4mg.

2. Thuốc bôi trị bệnh chàm Betamethasone

Đây là một loại thuốc bôi trị chàm môi hiệu quả. Betamethasone thuộc nhóm corticoid, được bào chế ở dạng bôi ngoài da. Thuốc có các thành phần gồm Betamethasone dipropionate, Cortdermal và Dexlacyl, thường được dùng trong điều trị các bệnh lý về da như viêm da tiếp xúc và các dạng chàm khác.

Thuốc bôi ngoài Betamethasone có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ da và nổi mẩn. Ngoài ra thuốc này còn có tác dụng xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, giảm bong tróc da do bệnh chàm. 

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc các corticosteroid
  • Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm toàn thân nhưng chưa được kiểm soát
  • Bệnh lao tiến triển hoặc tiềm ẩn
  • Trẻ em dưới 1 tháng tuổi.

Cách dùng và liều lượng:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh chàm và thấm khô
  • Bôi thuốc lặp lại 2 – 3 lần trong ngày để nhanh lành bệnh
  • Chàm môi nhẹ: Bôi 0,25 đến 0.5mg/ngày
  • Chàm nặng: Bôi 2,5 đến 4mg/ngày

Chú ý:

  • Không thoa thuốc lên vùng da viêm quanh miệng, mụn trứng cá
  • Không bôi thuốc lên vùng mắt

3. Eucrisa – Thuốc bôi trị bệnh chàm

Eucrisa là một loại thuốc mỡ được kê đơn cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành. Thuốc đáp ứng tốt đối với các trường hợp bị bị vảy nến, bệnh chàm da ở mức độ nhẹ đến trung bình. 

Thành phần chính của Eucrisa là Crisaborole (phenoxy benoxaborole). Chất này có khả năng ức chế hoạt động của men Phosphodiesterase 4B (PDE-4B) trong các tế bào biểu bì da. Từ đó giảm nhanh các triệu chứng như ngứa rát, đỏ da, nổi mẩn đỏ… giúp da phục hồi nhanh.

thuốc bôi trị bệnh chàm Eucrisa
Thuốc bôi trị bệnh chàm Eucrisa được dùng cho những trường hợp nhẹ đến vừa

Chóng chỉ định:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc Crisaborole
  • Không thoa thuốc Eucrisa trị bệnh chàm vào mắt, mũi, miệng, âm đạo và hậu môn.

Cách dùng và liều lượng:

  • Dùng thuốc sát trùng có nồng độ thấp để làm sạch vùng da bị bệnh
  • Nặn một ít kem thuốc ra đầu cây tăm bông, nhẹ nhàng thoa đều lên vùng da bị ảnh hưởng
  • Bôi thuốc đều đặn mỗi ngày 2 lần.

Giá tham khảo: Gần 15 triệu/ tuýp 60 gram.

4. Thuốc trị bệnh chàm nhiễm khuẩn Cephalosporin

Cephalosporin là một loại kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị chàm nhiễm trùng, làm mủ trên da do bội nhiễm vi khuẩn.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm da, loại bỏ ổ nhiễm trùng. Bệnh nhân dùng thuốc với liều theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Dị ứng thuốc hoặc sốc phản vệ với penicillin
  • Trẻ sơ sinh tăng bilirubin
  • Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày và có dự kiến dùng canxi

Cách dùng và liều lượng:

  • Dùng bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Top 6 bác sĩ da liễu trị chàm giỏi ở TPHCM, nổi tiếng tận tâm

5. Thuốc Diazepam chữa chàm da

Diazepam là thuộc nhóm an thần, thường được chỉ định trong điều trị chàm da cấp tính. Thuốc chứa thành phần Seduxen và một số loại tá dược khác.

Khi được hấp thu, Diazepam nhanh chóng phát huy tác dụng giảm ngứa, đau rát khó chịu do bệnh chàm gây ra. Thuốc còn có tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng và ngủ kém.

Thuốc trị bệnh chàm Diazepam
Thuốc Diazepam có tác dụng an thần, giảm ngứa, giúp bệnh nhân bị chàm ngủ ngon giấc hơn

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với benzodiazepin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bị suy hô hấp nặng
  • Nhược cơ
  • Đang trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi

Cách dùng và liều lượng:

  • Uống 2 – 10mg/ ngày.

Giá tham khảo: 8.000 VNĐ/ viên

6. Thuốc uống trị bệnh chàm Corticosteroid

Corticosteroid được chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng ở mức độ trung bình đến nặng hoặc các trường hợp gặp biến chứng nhiễm trùng. Đây là một loại thuốc chống viêm mạnh.

Thuốc này có tác dụng giảm sưng tấy, điều trị viêm da dị ứng, chống nổi mề đay và phát ban. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của mụn nước ngứa trên vùng da bị chàm.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Tăng đường huyết không kiểm soát trong bệnh tiểu đường
  • Loãng xương
  • Nhiễm trùng khớp
  • Tăng huyết áp không kiểm soát
  • Tăng nhãn áp
  • Bệnh thủy đậu
  • Viêm loét giác mạc do herpes simplex

Cách dùng và liều lượng

  • Mỗi ngày uống từ 0.25 – 7.2mg.

7. Kem bôi trị bệnh chàm Eucerin Eczema Relief 

Eucerin Eczema Relief là một loại kem bôi trị chàm thuộc thương hiệu Eucerin, xuất xứ Đức. Những sản phẩm thuộc thương hiệu này đều phù hợp với làn da nhạy cảm, giúp giữ ẩm, giảm ngứa ngáy, giảm các tổn thương da và ngăn bệnh chàm tái phát.

Trong điều trị bệnh chàm, Eucerin Eczema Relief giúp xoa dịu cơn ngứa, giảm sưng đỏ, chống lại sự hình thành của các nốt mụn nước mới. Sản phẩm này cũng giúp dưỡng ẩm, làm giảm hiện tượng bong tróc và nứt nẻ trên bề mặt da, tái tạo da tổn thương.

thuốc bôi trị bệnh chàm Eucerin Eczema Relief 
Kem bôi trị bệnh chàm Eucerin Eczema Relief giúp dưỡng da, giảm nhanh triệu chứng của bệnh chàm

Đặc biệt kem bôi trị bệnh chàm Eucerin Eczema Relief có khả năng ức chế phosphodiesterase 4 (PDE4), ngăn viêm, phục hồi hàng rào bảo vệ da, giảm nguy cơ bội nhiễm da.

Một số thành phần chính

  • Colloidal Oatmeal
  • Licochalcone
  • Ceramide-3

Chống chỉ định

  • Vùng da có mụn bọc, mụn sưng viêm, mụn trứng cá
  • Có vết thương hở, lở loét
  • Da nhiễm trùng, bội nhiễm

Cách dùng và liều lượng

  • Bôi kem 1 – 2 lần/ ngày sau khi vệ sinh da sạch sẽ
  • Chỉ thoa một lớp mỏng vừa đủ lên da
  • Sau khi thoa kem, nên mát xa vài phút để các hoạt chất nhanh thẩm thấu, mang đến hiệu quả điều trị tốt hơn.

8. Thuốc Dupilumab

Dupilumab dạng tiêm là thuốc trị bệnh chàm, thường chỉ được dùng cho những trường hợp nặng. Thuốc chứa Dapoxetine, hoạt động bằng cách ức chế tác nhân gây dị ứng, giảm triệu chứng bệnh chàm. Từ đó giúp ngăn tổn thương da lan rộng, giảm tình trạng khô ngứa, nứt nẻ và bong tróc da.

Chống chỉ định

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Cách dùng và liều lượng

  • Tiêm thuốc trực tiếp vào trong tĩnh mạch. Quá trình tiêm được thực hiện bởi nhân viên y tế
  • Liều lượng và liệu trình điều trị tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ

  • Phản ứng tại chỗ tiêm
  • Viêm kết mạc
  • Viêm mũi họng

9. Thuốc bôi trị bệnh chàm Salicylic

Thuốc Salicylic có thành phần chính là axit salicylic. Thuốc có tác dụng giảm khô da, dày sừng và bong tróc da. Khi bôi lên vùng da bị chàm, Salicylic còn giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, làm tróc mạnh lớp sừng da, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Thuốc bôi Salicylic phù hợp với người bị chàm khô đáp ứng tốt với Corticoid, vảy nến, viêm da dị ứng.

Thuốc bôi trị bệnh chàm Salicylic
Thuốc Salicylic có tác dụng sát trùng, dưỡng ẩm, giảm ngứa cho người bị chàm da

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc

Cách dùng và liều lượng

  • Dùng dung dịch sát khuẩn làm sạch bề mặt vùng da bị chàm
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng lên da, phủ kín khu vực bị bệnh
  • Dùng 2 – 4 lần/ ngày.

Lưu ý

  • Không dùng trên diện da rộng
  • Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc, vùng da bị nứt nẻ và dễ nhạy cảm
  • Không bôi thuốc lên mặt, vùng sinh dục, vùng hậu môn để tránh gây tác dụng toàn thân.

Giá tham khảo: 20.000 VNĐ/ tuýp 15 gram.

Xem thêm: Mẹo trị chàm khô bằng dầu dừa đơn giản, giúp khỏi nhanh

10. Thuốc Cetirizine điều trị bệnh chàm

Thuốc Cetirizine có thể được kê đơn để điều trị bệnh chàm. Đây là một loại thuốc kháng histamin, có thành phần chính là Cetirizine dihydrochloride. Cetirizine có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa và ức chế phản ứng viêm trên bề mặt vùng da bị bệnh.

Chống chỉ định

  • Dị ứng với các hoạt chất gồm cetirizine, hydroxyzine, levocetirizine
  • Người bị rối loạn hấp thu glucose-galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc không dung nạp galactose
  • Đang nuôi con bú
  • Đang mang thai
  • Đang điều trị với thuốc ức chế thần kinh trung ương hoặc nghiện rượu
  • Thận trọng khi dùng cho người có các yếu tố gây bí tiểu gồm: Tăng sản tuyến tiền liệt, tổn thương tủy sống… do tăng nguy cơ bí tiểu
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị co giật, động kinh
  • Thận trọng khi lái xe.

Cách dùng và liều lượng

  • Trẻ >= 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi ngày uống 1 viên
  • Trẻ < 12 tuổi: Dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Giá tham khảo: 22.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên

Những lưu ý và nguyên tắc khi dùng thuốc chữa bệnh chàm

Những nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc chữa bệnh chàm:

  • Chỉ dùng thuốc trị bệnh chàm khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên thăm khám để được chỉ định loại thuốc và hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.
  • Dùng thuốc từ sớm để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngừng hoặc dùng thuốc quá liều.
  • Uống hoặc thoa thuốc đều đặn mỗi ngày.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc da đúng cách để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
  • Tái khám khi hết thuốc.

Các thuốc trị bệnh chàm sẽ được chỉ dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh, khả năng đáp ứng thuốc và mức độ nặng của bệnh. Do đó người bệnh cần thăm khám để được các bác sĩ hướng dẫn kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (31)

  1. đinh thu ngân
    đinh thu ngân says: Trả lời

    bị chàm da không chỉ khiến làn da trở nên xấu xí , thô ráp mà còn khiến bệnh nhân khó chịu vì những cơn ngứa ngáy , đau rát . thực sự mỗi lần thay đổi thời tiết là tôi hay bị lắm . bệnh ngoài da thế này chắc phải dùng mấy loại thuốc bôi ngoài da đúng không mọi người ? ai biết loại nào tốt, hiệu quả review tôi biết thêm thông tin đi ạ

    1. Trần Huỳnh Ngân Khánh
      Trần Huỳnh Ngân Khánh says:

      Vẫn có thuốc uống nha chị. Giờ có nhiều loại thuốc trị chàm lắm, uống bôi gì cũng có đủ. Tùy vào nhu cầu, cơ địa mà xem chị nên chọn loại nào thôi

    2. Hoàng Yến Vy 8090
      Hoàng Yến Vy 8090 says:

      Đợt trước, e bị chàm phải nói là khá nặng, trên da xuất hiện mụn nước, mỗi khi bị vỡ là cảm giác đau rát, ngứa tới mức gãi nhiều lắm, mỗi lần gãi xong lại chảy máu. Đi khám xong được bác sĩ kê cho thuốc chlor, uống 3-4 lần một ngày, mỗi lần 1 viên, uống liên tục trong 7 ngày là khỏi

  2. Ái Nhi
    Ái Nhi says: Trả lời

    Có ai từng dùng thuốc bôi trị bệnh chàm salicylic. Ở tiệm thuốc tây gần nhà tôi có bán loại này nhưng tôi chưa dám mua vì sợ bôi không hợp

    1. Hoàng Thiên Trang
      Hoàng Thiên Trang says:

      Tôi dùng thuốc salicylic, dùng 2 ngày xong là tôi ngưng luôn đó vì bị kích ứng da và phát ban. Sau đó tôi đi khám thì bác sĩ mới chuẩn đoán là tôi không hợp với thuốc này nên đã kê loại mới đó

    2. Phương Loan
      Phương Loan says:

      Dùng thuốc tây sợ nhất là gặp tác dụng phụ như vậy đấy. Trước đó bị chàm tôi cũng thử qua kha khá loại thuốc, loại nào cũng gặp tác dụng phụ ít nhiều. Sau đó, tôi chuyển qua dùng thuốc nam tên là thanh bì dưỡng can cho lành. Đỡ phải lo lắng không hợp hay gì. Vì thuốc này có lên vtv2 rồi nên tôi hoàn toan tin tưởng

    3. Đỗ Ngọc Diễm
      Đỗ Ngọc Diễm says:

      Nhưng có đảm bảo 100% là hết bệnh không? Tôi nghĩ ít nhiều gì cũng phải có người không hết chứ chẳng lẽ ai ai cũng khỏi chàm sau khi uống thuốc này là khỏi ah

    4. Lưu Vũ Kim Ngân
      Lưu Vũ Kim Ngân says:

      Ko tới 100% nhưng cũng được 95% đó bạn. 5% còn lại ko chữa khỏi là do họ ko chú ý kiêng khem hoặc ko tuân thủ đúng theo liệu trình và phác đồ mà bsi đưa ra thôi, vì thuốc này có lên vtv2 đưa tin nên hoàn toàn là rất tốt cho sức khỏe đó

  3. Nguyễn Thùy Liên
    Nguyễn Thùy Liên says: Trả lời

    Trước giờ tính tôi vốn sống nhanh nên muốn chọn thuốc gì đó nhanh gọn lẹ chứ không phải kiểu đông y rồi đun sắc mất thời gian lắm

    1. Quỳnh Hương
      Quỳnh Hương says:

      Chị muốn dùng thuốc bôi hay thuốc uống? Thuốc bôi thì em hay bôi loại eucrisa, còn thuốc uống thì em dùng loại cephalosp. Nói chung vừa uống vừa bôi thì hiệu quả nhanh hơn. Nhưng mấy loại thuốc này không thể tự ý mua được, phải đi khám rồi bác sĩ kê đơn cho đó chị

    2. Lê Hà Ly
      Lê Hà Ly says:

      Bị chàm nó ngứa lắm, kiểu này thì chỉ cần uống thuốc xong kiêng ăn bò, gà là ổn đúng không bác sĩ?

    3. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào chị Hà Ly!
      Để đẩy lùi bệnh nhanh chóng đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và cung cấp dưỡng chất cho làn da , trung tâm thuốc dân tộc xin gửi chị một số thông tin tham khảo để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp như sau:
      – Một số loại thực phẩm cần kiêng: lúa mì, sữa và các chế phẩm từ sữa, nấm; thức ăn có mùi tanh như trứng, tiết canh…; tinh bột, chất béo và đường, rượu bia và mật ong nguyên chất
      – Một số thực phầm nên bổ sung: cải bắp, súp lơ xanh, dầu cá, thức ăn giàu kẽm (thịt bò, ca cao…) và thực phẩm giàu vitamin A, B. C và E
      Bên cạnh đó, chị nên ngủ đủ giấc, rèn luyện thể chất mỗi ngày và giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, uống nhiều nước và thoa kem dưỡng cũng sẽ rất tốt. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho chị. Mọi thắc mắc, chị vui lòng liên hệ với trung tâm qua SĐT 024 7109 6699 / 028 7109 6699!
      Xin thông tin đến chị!

  4. Kim Phụng
    Kim Phụng says: Trả lời

    Bị mấy bệnh lí ngoài da như chàm dùng thuốc gì cũng nên cẩn thận và tìm hiểu kĩ tí, ko khéo dùng loại dỏm thì bệnh tình lại nặng hơn. Tôi để ý thấy giờ người ta toàn pha tạp chất vào mấy loại thuốc bôi ấy nên cũng thấy sợ

    1. PHAN THANH THƯ
      PHAN THANH THƯ says:

      TẤT NHIÊN LÀ PHẢI TÌM HIỂU KĨ RỒI, CHỨ THUỐC BÔI VÀO DA MÀ KHÔNG AN TOÀN THÌ NGUY HIỂM LẮM. BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM THUỐC THANH BÌ DƯỠNG CAN CỦA TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC, VỪA ĐƯỢC BÀO CHẾ TỪ THẢO DƯỢC SẠCH NÊN RẤT AN TÂM, VỪA ĐEM LẠI HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NHIỀU NGƯỜI NÊN KHÔNG CẦN PHẢI LO LẮNG. MÌNH ĐÃ ĐIỀU TRỊ KHỎI NÊN MUỐN GIỚI THIỆU VỚI MỌI NGƯỜI

    2. Trần Phương Anh
      Trần Phương Anh says:

      Cho hỏi tôi đang cho con bú thì có uống thanh bì dưỡng can được không? Vì dù gì cũng là mẹ bỉm nên mỗi lần dùng thuốc gì đều khó, phải hỏi cho thật kĩ chứ lỡ có gì ảnh hưởng đến con thì tội

    3. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào chị Phương Anh!
      Thuốc thanh bì dưỡng can đặc trị chàm của trung tâm thuốc dân tộc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO theo một quy trình khép kín. Chính vì vậy nên bài thuốc này vô cùng an toàn, lành tính và phù hợp với mọi đối tượng chị nhé! Không biết hiện tại bé nhà chị đã được bao nhiêu tháng tuổi. Để được tư vấn kĩ càng hơn và trao đổi về phác đồ điều trị, mời chị vui lòng sắp xếp đến trực tiếp thăm khám tại trung tâm hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 024 7109 6699 / 028 7109 6699!
      Chúc chị sức khỏe!

  5. Nguyen Thi Nhu Y
    Nguyen Thi Nhu Y says: Trả lời

    Bi cham thi chi can uong thuoc cephalosporin voi chu y kieng them ti la het benh ngay ay ma. Khong can phai lo lang nhieu vay dau

    1. ý thơ
      ý thơ says:

      Ai mà cũng được như bạn thì đỡ khổ . Đâu phải bạn hợp với thuốc cephalorin thì người khác nhất định cũng sẽ hợp đâu . Có người phải chật vật, dùng hết loại này qua loại kia , thử tắm hết các loại lá dân gian rồi mà vẫn k khỏi đó . Bệnh này lúc đầu nó chỉ bị một ít thôi , k điều trị kịp thời , nó sẽ lan ra những vùng khác nữa. Lúc đó mới mệt

    2. Phan Mỹ Duyên
      Phan Mỹ Duyên says:

      Bạn nói chí phải, tôi từng trải qua rồi nên hiểu rõ lắm. Có bệnh thì phải uống thuốc mới hết nhưng quan trọng là phải tìm loại thuốc nào hợp với mình. Năm ngoái tôi từng dùng thuốc tên là diazepam. Tôi chỉ uống vào buổi tối, vì ban ngày phải đi làm, uống này vô gây buồn ngủ dữ lắm

  6. cà rem
    cà rem says: Trả lời

    t đang quan tâm thuốc thanh bì dưỡng can chữa chàm vì dù gì cũng là thuốc đông y nên an tâm . nhưng không rõ hiệu quả thực sự của nó tới đâu ?

    1. Khải Thư
      Khải Thư says:

      Để tôi cho bạn cái review chi tiết nhé. Lúc trước tôi bị chàm tay nhất là ở khuỷu và trên bàn tay, vừa mất thẩm mỹ vừa đau ngứa nữa, nhiều hôm trời nóng nhưng không dám mặc áo cộc tay. Nghe ai mách cho mẹo nào tôi cũng làm theo, tắm lá khế này nọ, thuốc gì cũng thử qua nhưng mãi không khỏi. Sau này tình cờ xem vtv2 số giới thiệu thuốc thanh bì dưỡng can nên tôi nhanh chóng sắp xếp thời gian lên trung tâm khám. Mà trước khi đi khám tôi cũng tìm hiểu kĩ lắm, đọc về thành phần thuốc và đọc rất nhiều review của mọi người để được an tâm hơn. Ấn tượng đầu tiên khi đi khám chính là sự nhiệt tình của đội ngũ y bác sĩ tại đây, họ tư vấn kĩ càng, nói chuyện rất vui vẻ và thân thiện, trao đổi với tôi rất nhiều trước khi bốc thuốc cho. Sau đó, tôi được kê cho thuốc giải độc, cao tiêm viêm dưỡng can hoàn, thuốc bôi và lá rửa. Vì có quá nhiều bài thuốc nhỏ nên tôi không biết phải dùng như thế nào cho đúng thì được bác sĩ dặn dò rất kĩ: thuốc giải độc uống 1 viên/ngày, cao tiêu viêm dưỡng can hoàn uống một ngày 1 thài hòa vào 100ml nước ấm, thuốc bôi thì bôi 1 lớp mỏng mỗi ngày và tắm mỗi ngày. Cứ làm theo chỉ dẫn như vậy đều đặn mỗi ngày mà sau 3 tháng điều trị, tôi đã hết chàm. Tuy nhiên tôi vẫn chú ý kiêng khem thêm để không bị tái lại

    2. Hiền Ruby
      Hiền Ruby says:

      Rất nhiều người bệnh từng chữa hết chàm nhờ điều trị bằng thuốc thanh bì dưỡng can đó.

    3. Hà Lê
      Hà Lê says:

      Tôi bị nổi chàm mấy năm nay rồi, thử chữa nhiều phương pháp, thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tắm gì đều thử qua hết nhưng không hiệu quả, mãi tới khi uống thanh bì dưỡng can kết hợp với dùng thêm thuốc bôi và lá tắm ở trung tâm thuốc dân tộc thì bệnh tình tôi mới tiến triển theo chiều hướng tốt.

    4. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào chị Thư!
      Cảm ơn chị đã lựa chọn khám bệnh tại trung tâm và chia sẻ nhiều thông tin quý giá như vậy để trung tâm chúng tôi cố gắng hoàn thiện hơn nữa. Cần thêm thông tin hoặc cần tư vấn thêm, mời chị liên hệ với trung tâm qua tổng đài 024 7109 6699 / 028 7109 6699!
      Chúc chị sức khỏe!

  7. Ngọc Ngọc
    Ngọc Ngọc says: Trả lời

    Công nhận trẻ nhỏ dễ bị chàm thật. Con tôi 4 tuổi mà bị lên chàm, trên da xuất hiện nhiều mảng hồng và thấy bé ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên da trẻ thường nhạy cảm hơn da người lớn nên tôi không biết nên dùng thuốc nào cho con

    1. Emily Trương Quỳnh Như
      Emily Trương Quỳnh Như says:

      Ko biết bạn có biết thương hiệu eucerin, bình thường sữa tắm cho bé, tôi cũng dùng loại này vì rất êm dịu, ko tạo bọt quá nhiều. Chính vì vậy, có một khoảng thời gian con tôi bị nổi chàm, tôi đưa con đi bệnh viện khám thì được bác sĩ kê cho kem bôi trị bệnh chàm eucerin . Loại kem này như tôi nói, thành phần toàn thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính cho trẻ. Các mẹ bỉm có thể cho loại kem này vào danh sách tham khảo thêm nếu con nhỏ bị chàm nhé

    2. Lê Bích Trâm
      Lê Bích Trâm says:

      Mọi người có bị tình trạng giống tôi không? Đọc trên mạng thấy review nhiều loại thuốc trị chàm hay ho lắm, lúc ra tiệm thuốc tây mua thì nếu tôi uống thì họ bán, mà con tôi uống thì họ lại không bán

    3. Củ Cái Trắng
      Củ Cái Trắng says:

      Thuốc tây mà dùng cho trẻ nhỏ sẽ cực vậy đấy, không thể nào tự ý dùng được đâu, phải đi khám, bác sĩ xem xét tình hình rồi mới kê đơn cho, nếu không sau trẻ sẽ gặp tình trạng nhờn thuốc đó

    4. Trần Minh Thư
      Trần Minh Thư says:

      Như vậy tính ra muốn trị chàm cho trẻ mà bằng tây y thì hơi bất cập nhỉ? Thấy mn còn review thêm thuốc thanh bì dưỡng can nữa nhưng không rõ liệu có dùng được cho trẻ nhỏ hay không?

    5. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào chị Minh Thư!
      Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm vì hệ miễn dịch của các bé còn vô cùng non yếu và làn da rất non nớt, dễ bị tổn thương và kích ứng. Vì vậy trung tâm thuốc dân tộc đã dành nhiều năm nghiên cứu và phát triển bài thuốc thanh bì dưỡng can đặc trị chàm với 3 tiêu chí: an toàn, chất lượng và hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể và nhận được liệu trình điều trị phù hợp cho con, mời chị ghé trực tiếp trung tâm hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài (024)7109 6699 / (028)7109 6699 ạ
      Chúc bé sớm khỏi bệnh!

  8. Đỗ rông kiêu
    Đỗ rông kiêu says: Trả lời

    Tay con bị nổi mụn nước rây ngứa có đi khám bác sĩ nói bệnh chàm dù sức thuốc có giảm nhưng lại tái phát lại xin hỏi bác sỉ có chửa tận rốc đk không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10+ cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Ngừa tái phát
Cách trị bệnh chàm tại nhà được làm từ những nguyên liệu tự nhiên lành tính như nha đam, khoai…
Bệnh chàm có lây không Bệnh chàm có lây không, nguyên nhân là gì, cách chữa thế nào?
Bệnh chàm có lây không là nỗi băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh lý này gây ra…
bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?
Bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da, tiến triển theo từng đợt. Bệnh được đặc…
Mẹo trị chàm khô bằng dầu dừa chỉ cần 1 tuần là hết
Không chỉ có độ lành tính cao, cách trị chàm khô bằng dầu dừa còn mang đến hiệu quả cao…
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không ba mẹ nên biết

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Nhờ chứa những hoạt chất…

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Là công thức nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc giúp đẩy…

Kem Em Bé trị chàm sữa có tốt không, giá bao nhiêu?

Kem Em Bé để điều trị chàm sữa được dùng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy…

VTV2 ghi hình thực hiện phóng sự điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc Chàm – Eczema dai dẳng đến mấy cũng khỏi nhờ bài thuốc Đông y này! [Kiểm chứng bởi hàng nghìn bệnh nhân]

Bệnh chàm bùng phát do yếu tố cơ địa người bệnh đồng thời do tiếp xúc với các tác nhân…

Bệnh chàm (Eczema) là gì? Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm (eczema) gây ra tình trạng ban đỏ, ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Căn bệnh này…

Chia sẻ
Bỏ qua