Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chàm thể tạng là bệnh về da thường gặp, tiến triển theo từng đợt. Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích ức chế triệu chứng mà chưa thể chữa dứt điểm được bệnh.

chàm thể tạng
Chàm thể trạng là một trong những bệnh về da mãn tính rất dễ gặp ở trẻ em

Chàm thể tạng là gì?

Theo Center for health reprting, chàm thể tạng là một bệnh về da do cơ địa phổ biến, gây khô da, tróc vảy và ngứa. Nó còn được gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa. Bệnh thường tái phát, có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Chàm thể tạng được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhũ nhi và giai đoạn thời niên thiếu. Đối với giai đoạn nhũ nhi, bệnh thường xuất hiện ở trẻ khoảng 3 tháng tuổi. Lúc này, nếu không điều trị đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển âm thầm. Đến khi trẻ đã lớn, bệnh có thể bùng phát và gây ra những triệu chứng mãn tính rất khó khắc phục.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chàm thể tạng

Bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết để thuận tiện cho việc phát hiện và điều trị.

1. Nguyên nhân

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố được cho là tạo cơ hội cho bệnh khởi phát:

  • Dị ứng: Đây chính là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài. Điều này đã tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn vi nấm xâm nhập và gây ra các bệnh lý về da, một trong số đó là bệnh chàm thể tạng.
  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy rằng, nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh thì trẻ sinh ra có đến hơn 75% nguy cơ bị chàm thể tạng. Ngoài ra, khi người thân trong gia đình mắc các bệnh như chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị chàm thể tạng cao hơn bình thường.
  • Môi trường sống: Nhiệt độ thấp, môi trường ô nhiễm hay có chứa nhiều yếu tố dị nguyên cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh khởi phát.
  • Giới tính: Các thống kê cho thấy rằng, phụ nữ thường có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn nhiều so với nam giới.

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng nề hơn khi bị các yếu tố dưới đây kích hoạt:

  • Da khô do tắm lâu với nước nóng hay không được chăm sóc đúng cách.
  • Khí hậu: Quá nóng hoặc lạnh, hanh khô
  • Ăn thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng mạnh: bột giặt, xà bông, thuốc tẩy rửa…
  • Thay đổi nội tiết
  • Sang chấn tâm lí
  • Vấn đề nhiễm trùng
Thực phẩm dị ứng kích ứng chàm thể tạng
Dung nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ khiến triệu chứng bệnh nặng nề thêm

2. Triệu chứng

Khi mắc bệnh chàm thể tạng, một số triệu chứng dưới đây có thể sẽ xuất hiện:

  • Phát ban đỏ trên da
  • Có thể xuất hiện mụn nước li ti
  • Bề mặt da thường khô ráp, sần sùi
  • Vùng da bị bệnh sẽ ngứa rát, khó chịu
  • Da bị bong vảy nhẹ

Triệu chứng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên da mặt hay tay chân là những vùng da dễ bị bệnh nhất. Và tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn gãi hay chà xát trên da. Đặc biệt, bệnh có một số dấu hiệu khác nhau tùy lứa tuổi mắc bệnh: 

  • Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh: Xuất hiện một cách đột ngột ở trẻ từ 2-3 tháng tuổi. Vùng da bị ảnh hưởng chính là đầu và mặt, gây khô da, tróc vảy, nổi mụn nước chảy dịch và ngừa. Điều này có thể làm trẻ khó ngủ, nhiễm trùng da.
  • Chàm thể tạng ở trẻ em: Từ 2 tuổi đến dậy thì. Thường xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể như khuỷu tay, chân, cổ, mắt cá hay mông… gây tróc vảy và ngứa. Bệnh để lâu gây sần sùi da, da dày lên, xuất hiện các nốt sần và ngứa nhiều.
  • Chàm thể tạng ở người lớn: Hiếm khi xuất hiện, chủ yếu tiến triển ở những trường hợp mắc bệnh từ bé. Dấu hiệu chàm thể tạng ở người lớn có nhiều khác biệt, xuất hiện chủ yếu ở gáy, cổ, măt, khuỷu tay và đầu gối. Chúng làm khô da, tróc vảy nhiều, tái phát liên tục và gây ngứa, làm da sậm màu hơn bình thường. Nếu gãi nhiều có thể nhiễm trùng da. 

Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường xuất hiện, bạn cần chủ động thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cùng sự can thiệp đúng cách, kịp thời.

Cách điều trị bệnh chàm thể tạng

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh. Mục đích của việc điều trị đó là ức chế diễn tiến của bệnh và khắc phục các triệu chứng. Bởi hiện tại, chưa có biện pháp nào khắc phục triệt để bệnh lý này.

1. Dưỡng ẩm da

Dưỡng ẩm da là yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh chàm thể tạng. Việc giữ cho da ở trạng thái tốt nhất sẽ giúp cho bệnh không lan rộng và chuyển biến xấu đi.

Việc dưỡng ẩm cho da còn giúp cải thiện các triệu chứng khô ráp hay bong tróc da. Từ đó cũng sẽ khiến cho một số vấn đề như đỏ rát hay ngứa có xu hướng thuyên giảm.

Bạn có thể dưỡng ẩm da bằng cách sử dụng các loại kem theo chỉ định của bác sĩ. Nên dùng kem sau khi tắm khoảng 3 phút để da có thể hấp thu dưỡng chất từ kem tốt nhất. Nếu không may bị kích ứng với các sản phẩm dưỡng ẩm da, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng khắc phục.

2. Dùng thuốc steroids điều trị chàm thể tạng tại chỗ

Nhóm thuốc này thường sẽ được bác sĩ chỉ định khi các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm gia không đáp ứng được triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để kê toa loại thuốc steroids phù hợp với bạn.

thuốc điều trị chàm thể tạng
Thuốc Steroids điều trị tại chỗ có thể được chỉ định trong chữa chàm thể tạng

Bạn cần hết sức cẩn trọng khi điều trị bệnh chàm thể tạng bằng thuốc steroids. Bởi nếu dùng liều cao kéo dài sẽ rất dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn.

3. Sử dụng thuốc chống dị ứng

Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc này để khắc phục các triệu chứng ngứa hay sưng viêm.

Đối với trẻ em có thể dùng các thuốc như:

  • Atarax
  • Phenergan
  • Chlorpheniramin

Còn đối với người lớn, các thuốc sau đây thường sẽ được chỉ định:

  • Prima
  • Femstil
  • Zyrtec
  • Semprex
  • Telfast

Tất cả các loại thuốc trị chàm thể tạng trên đều phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Cần dùng thuốc đúng kế hoạch để tránh các vấn đề không mong muốn phát sinh. Không tự ý mua thuốc về để điều trị hay thay đổi liều nếu bác sĩ không yêu cầu. Đối với trẻ em, cần theo dõi sát sao quá trình trẻ uống thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc và dự phòng bệnh chàm thể tạng

Để hỗ trợ điều trị bệnh chàm thể tạng được tốt hơn, bạn cần chú ý đến việc thiết lập chế độ chăm sóc khoa học. Điều này cũng sẽ giúp làm giảm được nguy cơ tái phát của bệnh.

  • Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên tắm quá lâu, 5 – 10 phút là thời gian tắm hợp lý. Tránh tắm với nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da. Điều này khiến da khô và rất dễ bong tróc.
  • Tránh mặc quần áo bó sát, thay vào đó nên chọn đồ rộng thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế gãi hay cọ xát trên da bởi sẽ khiến cho tổn thương thêm nghiêm trọng. Việc gãi thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Sử dụng các loại xà bông hay chất tẩy rửa dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, Omega-3 để tăng đường độ ẩm tự nhiên cho da.
  • Nên hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây kích ứng, thức uống có cồn…

Bệnh chàm thể trạng mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng bạn hãy luôn chủ động trong phát hiện bệnh và nghiêm túc thực hiện phác đồ từ bác sĩ. Từ đó sẽ ức chế được diễn tiến của bệnh và tránh được tác động xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống.

Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không ba mẹ nên biết
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Nhờ chứa những hoạt chất kháng viêm và chống nhiễm khuẩn, thảo dược này có…
Bệnh chàm môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh chàm môi khiến môi trở nên khô rát, tróc vảy, chảy máu và xuất hiện mụn nước. Nếu không…

Người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, bổ sung gì mau khỏi?

Cần nắm rõ người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, bổ sung gì để hỗ trợ quá trình điều trị,…

Giới chuyên môn đánh giá cao hiệu quả chữa chàm của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng cây thuốc dân tộc vào điều trị chàm eczema, các thầy thuốc…

Chuyên gia da liễu hướng dẫn XỬ LÝ BỆNH CHÀM (Eczema) không cần corticoid, hiệu quả bền lâu

Corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm (hay eczema). Mặc dù đem lại…

Chàm cơ địa và cách chữa chặn đứng nguy cơ bội nhiễm hiệu quả

“Chàm cơ địa là một dạng của viêm da cơ địa, 17% dân số mắc căn bệnh này trong đó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua