Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt – Nguyên nhân và cách xử lý đúng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Cha mẹ nên theo dõi tiến triển bệnh của trẻ để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Nguyên nhân bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng khá yếu, chỉ cần tác động nhỏ ở môi trường bên ngoài cũng đã rất dễ bị di ứng, nổi mẩn đỏ trên mặt. Bệnh lý này có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu các mẹ chủ quan. Thực tế, bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, các mẹ cần phải biết để bảo vệ sức khỏe của con mình.
1. Thời tiết thay đổi
Chuyển mùa là thời điểm làn da của trẻ sẽ rất dễ bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cho làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị kích ứng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, làn da của bé rất dễ bị ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng phù,… Bên cạnh đó, khi da bị tác động bên ngoài sẽ dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
2. Côn trùng đốt
Một số loại côn trùng như kiến, muỗi, ong,… khi đốt sẽ khiến da bé bị ửng đỏ, đau nhức. Nếu các mẹ không phát hiện hoặc có biện pháp xử lý sẽ khiến làn da của bé bị sưng tấy nhiều hơn. Tốt nhất, các mẹ cần phải thay toàn bộ quần áo, vệ sinh da sạch sẽ cho bé, bảo vệ bé trước môi trường xung quanh.
3. Cho bé ăn thức ăn quá nhiều đạm
Nhiều mẹ quan niệm sai lầm rằng có thể cho trẻ ăn bất cứ thứ gì để đảm bảo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như tôm, cua, hải sản,… sẽ khiến bé dễ bị kích ứng da, nổi các hạt đỏ, thậm chí là sưng tấy, phù nề làn da. Chính vì thế, các mẹ cần phải thận trọng vấn đề này.
4. Rôm sảy
Khí hậu quá nóng khiến làn da trẻ bị ra nhiều mồ hôi, nhất là ở vùng mặt, lưng, nách, bẹn,… Khi lỗ chân lông bị bít tắc, da bé sẽ bị ngứa, sưng tấy, nổi nhiều rôm sảy. Nếu mẹ không chăm sóc da cho bé tốt thì sẽ rất dễ gây viêm, nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
5. Mụn sữa
Thông thường, ở 3 tuần đầu sau khi sinh, làn da của bé sẽ xuất hiện mụn sữa. Khoảng sau 3 tháng, mụn sữa sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này, mụn sữa vẫn không hết, gây ngứa ngáy, ửng đỏ da cho trẻ, các mẹ cần phải chữa trị, tránh mụn mọc to hơn, gây mưng mủ. Bên cạnh mụn sữa, trẻ sơ sinh còn có thể gặp phải một số loại mụn khác do da bị viêm nhiễm nên sẽ rất đau, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.
6. Lác sữa
Các bé có cơ địa bị dị ứng, thường từ 2 tháng đến 2 tuổi rất dễ bị lác sữa. Bệnh lý này sẽ khiến làn da của bé bị khô, nứt nẻ, gây đau đớn, bong tróc. Nếu bố mẹ có cơ địa bị dị ứng thì con có khả năng bị lác sữa cao hơn. Do đó, các mẹ cần chú ý để đảm bảo an toàn cho trẻ.
7. Dị ứng với tác nhân bên ngoài môi trường
Phấn hoa, đạm sữa bò, khói thuốc lá,… là hàng loạt nguyên nhân khiến làn da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc. Da mặt của bé sẽ rất dễ bị sưng phù, ngứa ngáy. Trẻ dễ quấy khóc, mất ngủ, kém ăn. Một số trường hợp, bé sơ sinh sẽ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng và lan ra các bộ phận khác trên khuôn mặt.
Cách xử lý khi bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt đúng nhất
Nổi mẩn đỏ ở mặt của trẻ sơ sinh rất dễ gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Ngay khi nhận thấy bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, các mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám sớm. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Bên cạnh đó, làn da của trẻ rất mỏng manh nên nếu trẻ mắc phải căn bệnh này, phụ huynh phải chú ý một số vấn đề sau.
- Vệ sinh làn da cho bé sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các chất bẩn ở môi trường để tránh kích ứng da cho trẻ.
- Không được tự ý nặn mụn hoặc mẩn đỏ trên da cho bé vì rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ, nguy hiểm cho làn da của trẻ.
- Tuyệt đối không được tự ý mua kem không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc thuốc bôi thoa cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa .
- Không nên dùng sữa tắm có chất tạo bọt hoặc chất tẩy rửa mạnh khiến làn da của bé sơ sinh dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ nhiều hơn.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bé. Các mẹ cần phải chọn loại vải có thể thấm hút các loại mồ hôi, thoáng mát để tránh gây bí, khiến làn da nổi nhiều mẩn ngứa.
- Kiểm soát, không cho bé gãi hoặc cào cấu, chà sát lên làn da, gây ửng đỏ, sưng tấy da. Điều này sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ.
- Cho bé uống nhiều sữa mẹ và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
- Lựa chọn sản phẩm sữa tắm phù hợp với làn da của trẻ, tránh bị kích ứng da.
- Bổ sung vitamin cho bé sơ sinh thông qua một số loại thức ăn loãng hoặc nước uống.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp nhất cho trẻ.
- Dùng khăn riêng sạch và mềm tắm cho trẻ để tránh gây tổn thương làn da.
- Không được sử dụng bất cứ phương pháp dân gian được truyền miệng nào áp dụng cho trẻ. Những cách chữa trị này không có cơ sở khoa học, có thể khiến cho da bé bị viêm nhiễm, khó điều trị bệnh hơn.
Tuy nhiên, các phương pháp trên đây chỉ có tác dụng làm dịu bớt tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt, hỗ trợ làm giảm nguy cơ các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng hơn. Để điều trị dứt điểm cho trẻ, cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, các mẹ cần phải biết để có hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngứa, không được quá chủ quan khiến bệnh không những không khỏi mà biến chứng càng tồi tệ hơn.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Viêm da dị ứng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!