Ghẻ lở – Hắc lào giống hay khác nhau, làm sao phân biệt?
Ghẻ lở và hắc lào là các tình trạng da liễu phổ biến. Do biểu hiện thực thể của hai bệnh lý này khá giống nhau nên dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn. Tuy nhiên bệnh ghẻ và hắc lào đều khác nhau về tính chất, mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân và hướng điều trị.
Ghẻ lở và hắc lào giống hay khác nhau?
Hắc lào và ghẻ lở là một trong số các bệnh da liễu thường gặp. Ghẻ lở (bệnh ghẻ) là tổn thương da do sự xâm nhập của bọ ve Sarcoptic scabies. Trong khi đó, hắc lào lại là dạng nhiễm trùng da do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra.
Về mặt tính chất, bệnh ghẻ được xếp vào dạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng. Còn hắc lào là dạng nhiễm trùng da do vi nấm. Do tính chất khác nhau nên việc điều trị ghẻ lở và hắc lào cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên vì biểu hiện thực thể của hai bệnh lý khá giống nhau nên rất dễ phát sinh tình trạng nhầm lẫn.
Việc nhầm lẫn trong việc xác định bệnh có thể dẫn đến tình trạng áp dụng biện pháp điều trị không thích hợp, dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển theo chiều hướng nghiêm trọng.
Cách phân biệt Ghẻ lở – Hắc lào
Hắc lào và ghẻ lở thuộc nhóm bệnh da liễu, vì vậy triệu chứng tập trung chủ yếu trên bề mặt da. Nếu chú ý về vị trí, biểu hiện và triệu chứng cơ năng, bạn có thể dễ dàng phân biệt hai bệnh lý này.
1. Biểu hiện thực thể
Bệnh ghẻ:
Đặc điểm: Bệnh ghẻ đặc trưng bởi tổn thương da dạng mề đay, phát ban và có kèm theo các mụn nước nhỏ. Các vùng da bị ảnh hưởng thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm. Tuy nhiên theo thời gian, tổn thương ở trên da sẽ có xu hướng hình thành vết trợt, sẹo thâm màu, mụn mủ, sẩn,… hoặc có dấu hiệu chàm hóa và bội nhiễm.
Vị trí: Tổn thương da do bệnh ghẻ thường phát sinh ở quanh rốn, mông, cùi tay, hai chân, lòng bàn tay, ngấn cổ tay và kẽ ngón tay. Ngoài ra ở một số trường hợp, bệnh ghẻ có thể gây ra triệu chứng ở núm vú (nữ giới), thân dương vật và quy đầu (nam giới).
Hắc lào:
Đặc điểm: Trong khi đó, hắc lào biểu hiện bằng với tổn thương da có hình tròn rất đặc trưng (nên còn được gọi là bệnh lác đồng tiền). Vùng da nhiễm vi nấm thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt, bề mặt khô ráo, có thể bong vảy nhẹ và nổi mụn nước nhỏ xung quanh viền. Tương tự như bệnh ghẻ, vùng da bị hắc lào thường có xu hướng chàm hóa nếu để kéo dài.
Vị trí: Hắc lào thường xuyết hiện ở chân tay, mặt, bẹn, ngực và bụng.
2. Triệu chứng cơ năng
Hai bệnh lý này đều có triệu chứng cơ năng là ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên tính chất của triệu chứng này ở mỗi bệnh lý đều có sự khác biệt rõ ràng.
- Bệnh ghẻ: Ngứa ngáy xảy ra chủ yếu khi về đêm – vì lúc này con ghẻ cái sẽ di chuyển, đào hang và đẻ trứng.
- Hắc lào: Mức độ ngứa thường nhẹ hơn bệnh ghẻ, có thể phát sinh ở bất cứ thời điểm nào nhưng có xu hướng tăng lên khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
3. Mức độ ảnh hưởng
Hắc lào có mức độ nhẹ, tiến triển lành tính và hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, bệnh ghẻ có tiến triển phức tạp hơn và dễ gây ảnh hưởng nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời.
- Bệnh ghẻ: Ghẻ nhiễm khuẩn có thể gây ra viêm cầu thận cấp, trong khi đó ghẻ giản đơn gây viêm da và chàm hóa.
- Hắc lào: Biến chứng chủ yếu là viêm da nhiễm khuẩn.
Điều trị hắc lào và ghẻ lở như thế nào?
Hắc lào và ghẻ lở thường có mức độ không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm với các phương pháp bảo tồn. Việc để bệnh kéo dài không chỉ gây ra một số biến chứng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.
Vì vậy sau khi xác định tình trạng trên da, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị tương ứng.
1. Điều trị bệnh ghẻ lở
Với bệnh ghẻ chưa có biến chứng, bạn có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da trong khoảng 10 – 15 ngày. Sau đó theo dõi trong 10 – 15 ngày tiếp theo để dự phòng tình trạng trứng ghẻ nở bên dưới da.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ, bao gồm:
- Thuốc mỡ lưu huỳnh 30% (người lớn) và 10% (trẻ em)
- Dung dịch DEP (Diethyl phthalate)
- Kết hợp với tắm xà phòng Betsomol hoặc Sastid
- Hoặc có thể tắm với cây cúc tần hoặc lá cây đắng để giảm ngứa ngáy
Với những trường hợp đã có biến chứng, cần điều trị bội nhiễm, viêm da và chàm hóa trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị ghẻ.
- Thuốc bôi điều trị viêm da và bội nhiễm: Dung dịch Milian, Oxyd kẽm, thuốc mỡ kháng sinh, tím Methyl 1%,…
- Thuốc kháng sinh đường uống trong trường hợp ghẻ có bội nhiễm
- Sử dụng thuốc kháng histamine tổng hợp để giảm ngứa ngáy
Trong thời gian điều trị bệnh ghẻ, cần sử dụng vật dụng cá nhân riêng để tránh lây nhiễm ghẻ sang cho người khỏe mạnh. Nếu có thể, bạn nên điều trị nội trú tại bệnh viện để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
2. Điều trị bệnh hắc lào
Để điều trị hắc lào, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ tùy vào phạm vi ảnh hưởng.
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị hắc lào, bao gồm:
- Thuốc bôi tại chỗ như dung dịch ASA, kem Nizoral, Lamisil, BSI, thuốc mỡ Benzosali,…
- Thuốc kháng histamine H1 cũng có thể được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng ngứa ngáy.
- Kháng sinh chống nấm đường uống (Itraconazol, Ketoconazol, Griseofulvin,…) được chỉ định trong trường hợp hắc lào xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với người suy gan/ thân, phụ nữ mang thai, cho con bú, người già,…
Tương tự như bệnh ghẻ, hắc lào có thể lây qua các vật dụng sinh hoạt. Vì vậy cần chú ý để tránh tình trạng nhiễm vi nấm cho người khác.
Các biện pháp phòng ngừa ghẻ lở và hắc lào
Hắc lào và ghẻ lở có nguy cơ tái phát khi có điều kiện thích hợp. Vì vậy sau khi điều trị, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Không mặc quần áo còn ẩm ướt và chật. Thay vào đó nên mặc trang phục vừa vặn, chất liệu thoáng và thấm hút tốt.
- Vệ sinh cơ thể hằng ngày để tránh tạo môi trường cho vi nấm và ký sinh trùng sinh trưởng.
- Sử dụng xà phòng và sữa tắm có độ pH trung tính, tránh sản phẩm chứa chất tẩy rửa và hương liệu nhân tạo.
- Hạn chế tiếp xúc với động vật (vi nấm có thể nhiễm vào lông, da của động vật và lây nhiễm sang người).
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể để tránh tình trạng nhiễm vi nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn.
- Không tiếp xúc hay sử dụng chung vật dụng với người nhiễm bệnh.
- Vệ sinh tay trước và sau khi ăn.
- Thường xuyên giặt mền, gối, khăn tắm, giày dép,… để tránh ký sinh trùng phát triển và đẻ trứng ở các vật dụng này.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đồng thời cần xịt côn trùng định kỳ 6 tháng/ lần.
Ghẻ lở và hắc lào là hai bệnh lý da liễu có tính chất hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn cần xác định đúng tình trạng trên da để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp biểu hiện không có tính đặc trưng cao, nên tìm gặp bác sĩ da liễu để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết.
Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 Cách chữa hắc lào tại nhà hiệu quả nhanh nhất
- 10 Thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Hiệu quả tận gốc
Bình luận (2)
0915986386 bạn gọi lại tư vấn mình ah.bố mình tên khiết đang bị ah
E bị bệnh