Top 2 thuốc truyền loãng xương tốt nhất và được tin dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Thuốc điều trị loãng xương có nhiều dạng gồm thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc truyền. Trong đó thuốc truyền loãng xương được dùng phổ biến do mang đến hiệu quả cao và thích hợp với những người thường xuyên quên uống thuốc.

Top 2 thuốc truyền loãng xương phổ biến và tốt nhất

Thuốc truyền loãng xương là một nhóm thuốc điều trị loãng xương được dùng phổ biến. Thuốc này được dùng ở dạng tiêm truyền, mang đến hiệu quả rõ rệt và kéo dài. 

Dưới đây là 2 loại thuốc truyền loãng xương được dùng phổ biến và tốt nhất hiện nay:

1. Thuốc truyền loãng xương Aclasta

Aclasta 5mg/ 100ml là thuốc chữa loãng xương được dùng phổ biến, được dùng bằng cách truyền chậm vào tĩnh mạch. Thuốc chứa hoạt chất acid zoledronic là thành phần chính.

Thuốc truyền loãng xương Aclasta
Thuốc Aclasta làm tăng mật độ xương và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả

Khi dùng, acid zoledronic có tác dụng ức chế tế bào gây hủy xương, ngăn ngừa sự phá hủy của xương và làm chậm tốc độ của quá trình mất xương. Điều này làm tăng mật độ xương, từ đó điều trị bệnh loãng xương hiệu quả.

Ngoài ra Aclasta 5mg còn được dùng để ngăn ngừa và giảm tổn thương xương do bệnh Paget xương, giảm nồng độ canxi trong máu và giảm tổn thương xương do bệnh ung thư. Đối với bệnh lý ung thư, biệt dược của thuốc thường được sử dụng là Zometa.

Chống chỉ định

  • Đang bị hạ canxi máu
  • Đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh lý thận nặng
  • Bệnh nhân đang dùng Zometa không được dùng Aclasta vì Aclasta 5mg có cùng hoạt chất với Zometa có thể gây quá liều nếu dùng chung.

Cách dùng và liều lượng

  •  Dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch trong ít nhất 15 phút
  • Tiêm truyền 1 năm / lần.

Tác dụng phụ

  • Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau trong cơ bắp hoặc khớp
  • Viêm trong mắt (viêm màng cứng và viêm màng bồ đào)
  • Rối loạn nhịp tim nhanh, không đều
  • Hoại tử xương hàm (hiếm gặp)
  • Tăng nguy cơ gãy xương đùi (hiếm gặp)

Giá tham khảo: 4,5 – 6 triệu đồng/ lọ Aclasta (Zoledronic Acid) 5mg/ 100ml.

HỮU ÍCH: Phương pháp truyền dịch loãng xương là gì? Có tốt không?

2. Thuốc Evenity

Thuốc Evenity là một trong những loại thuốc truyền loãng xương được sử dụng phổ biến. Đây là một chất ức chế sclerostin – chất ngăn chặn sự hình thành xương. 

Khi được sử dụng, Evenity giúp ngăn chặn một loại protein báo hiệu cho cơ thể phân hủy xương. Đối với người bị loãng xương, điều này giúp cơ thể ngừng phân hủy xương cũ, và thúc đẩy hình thành xương mới. Từ đó kiểm soát bệnh loãng xương, tăng sức mạnh của xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Thuốc Evenity
Thuốc Evenity ức chế sclerostin, thúc đẩy hình thành xương mới

Đối tượng sử dụng

  • Phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương và có nguy cơ gãy xương cao
  • Không thể dùng các thuốc trị loãng xương khác
  • Đã điều trị bằng những loại thuốc khác nhưng không hiệu quả.

Chống chỉ định

  • Hạ canxi máu
  • Có tiền sử bị đau tim hoặc đột quỵ trong vòng 1 năm gần đây
  • Thông báo với bác sĩ nếu bị bệnh thận, có vấn đề về tim mạch, rối loạn mạch máu.

Liều lượng và cách dùng

  • Tiêm tĩnh mạch 3mg/lần mỗi 1 – 3 tháng
  • Liều tối đa: 1 lần/ tháng.

 Tác dụng phụ

  • Đau khớp
  • Đau đầu
  • Yếu đuối
  • Co thắt cơ bắp
  • Sưng ở tay, cẳng chân hoặc bàn chân
  • Đau cổ
  • Yếu đuối
  • Tê, ngứa chân tay
  • Phản ứng tại chỗ tiêm
  • Hiếm gặp: Hoại tử xương hàm, nồng độ canxi trong máu thấp, gãy xương bất thường ở đùi, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Lưu ý khi dùng thuốc truyền loãng xương

Khi dùng thuốc truyền loãng xương, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

Thuốc truyền loãng xương cần được dùng theo chỉ định
Thuốc truyền loãng xương cần được dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Khám và điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chỉ dùng thuốc truyền loãng xương khi có yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, đổi thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và loại thuốc đang dùng trước khi dùng thuốc.
  • Ngừng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc có tác dụng phụ.
  • Khi dùng thuốc điều trị loãng xương, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và canxi.
  • Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra nồng độ canxi, vitamin D và chức năng thận khi dùng thuốc.
  • Đảm bảo uống nhiều nước để giúp đi tiểu thường xuyên hơn và ngăn ngừa vấn đề về thận.
  • Sau khi truyền dịch, người bệnh cần uống ít nhất 1 – 2 cốc nước.

Trên đây là 2 thuốc truyền loãng xương tốt nhất và được tin dùng hiện nay. Những loại thuốc này có khả năng ngăn ngừa sự phá hủy của xương, làm tăng mật độ xương và chữa loãng xương hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi và giải pháp khắc phục

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi thường xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu canxi hay…

Bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi do đâu, làm sao phòng ngừa?

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi mặc dù không phổ biến như ở người cao tuổi, nhưng cũng có…

Phòng chống loãng xương hiệu quả nhờ sinh hoạt & ăn uống

Thực hiện các biện pháp phòng chống loãng xương có thể giúp tăng cường sức khỏe xương, tăng độ bền,…

Top 2 thuốc truyền loãng xương tốt nhất và được tin dùng

Thuốc điều trị loãng xương có nhiều dạng gồm thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc truyền. Trong đó thuốc truyền…

Đo loãng xương khi nào cần làm? Chi phí và thông tin cần biết

Đo loãng xương là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh loãng xương và xác định tỷ lệ thành…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua