Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và cách điều trị
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, xảy ra do sự suy giảm hormone estrogen khiến mật độ xương bị suy giảm. Điều này không chỉ khiến xương khớp đau nhức, yếu ớt mà còn dễ gãy khi xảy ra va chạm mạnh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là gì?
Loãng xương là một vấn đề sức khỏe quan trọng và thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Khi lượng hormone estrogen – đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương suy giảm, mật độ khoáng chất trong xương cũng giảm theo.
Tình trạng trên gây ra những thay đổi trong cấu trúc xương, làm cho xương trở nên giòn xốp, yếu hơn và dễ gãy hơn. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh bị loãng xương xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố và lối sống. Dưới đây là những yếu tố chính gây ra tình trạng này:
- Suy giảm hormone estrogen: Sau mãn kinh, lượng hormone estrogen trong cơ thể giảm mạnh. Khi thiếu hụt hormone này, tốc độ tiêu hủy xương tăng lên, dẫn đến tình trạng loãng xương.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đủ canxi và vitamin D là một trong những nguyên nhân chính gây suy yếu xương. Bởi canxi cần thiết cho việc duy trì mật độ xương, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh loãng xương, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ sẽ tăng cao.
- Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất, đặc biệt là các bài tập chịu lực như đi bộ, chạy bộ, nâng tạ… sẽ làm giảm sự phát triển và duy trì sức mạnh của xương, tăng nguy cơ loãng xương.
- Bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm khớp, cường giáp… có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Chúng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương, làm suy yếu cấu trúc xương theo thời gian.
- Các yếu tố khác: Sử dụng thuốc lá, uống rượu bia, tiêu thụ nhiều cafein và một số loại thuốc khác… có thể làm tăng nguy cơ mất xương.
Tham khảo thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì? Chế độ ăn cho người loãng xương
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có nguy hiểm không?
Khi bị loãng xương, có nhiều mối nguy hại mà người bệnh có thể gặp phải, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến sức khoẻ thể chất và tinh thần đều bị sụt giảm nghiêm trọng:
- Nguy cơ gãy xương cao: Loãng xương khiến mật độ xương giảm, khiến xương bị giòn xốp, dễ bị gãy khi va chạm mạnh hoặc chấn thương.
- Hạn chế khả năng vận động: Loãng xương khiến xương bị đau nhức, khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày, một số trường hợp phải phụ thuộc vào người khác mới có thể di chuyển. Khả năng phục hồi sau chấn thương thường rất chậm và khó khăn.
- Chất lượng cuộc sống bị giảm sút: Loãng xương khiến người bệnh bị hạn chế vận động, mất đi chiều cao, không thể tham gia các hoạt động yêu thích, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân… điều này có thể khiến người bệnh bị tiêu cực và chán nản.
- Cột sống bị biến dạng: Khi bị loãng xương, các đốt sống trở nên suy yếu, dễ bị sụt lún, người bệnh có thể bị gù lưng, cong vẹo cột sống… khiến cơ thể không được cân bằng, dễ bị té ngã.
- Tăng nguy cơ tử vong: Những người phụ nữ trên độ tuổi 50 bị gãy xương hông thường có tỉ lệ tử vong khá cao, điều này thường do biến chứng về nhiễm trùng, huyết khối, suy yếu sức khoẻ tổng quát…
- Các biến chứng liên quan đến sức khoẻ tổng thể: Loãng xương gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ tổng thể, gây ra chấn thương, nhưng cơn đau mãn tính, suy giảm tinh thần… khiến sức khoẻ tổng thể sa sút trầm trọng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Loãng xương thường tiến triển một cách âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu, điều này khiến việc phát hiện trở nên khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng hơn, một số dấu hiệu có thể xuất hiện, cảnh báo tình trạng xương suy yếu. Một số triệu chứng cụ thể là:
- Đau lưng mãn tính: Cơn đau thường xuất hiện ở cột sống do các đốt sống bị suy yếu hoặc lún xẹp.
- Đau nhức các đầu xương: Có cảm giác như đau nhức như kim châm khắp toàn thân, đau dọc các xương dài.
- Đau nhức các vùng xương chịu áp lực cơ thể: Xương cột sống thắt lưng, xương hông, xương chậu, xương khớp gối… ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Giảm chiều cao: Chiều cao có thể giảm dần do cột sống bị lún hoặc gãy, làm cho người bệnh bị thấp đi.
- Gù lưng: Sự thay đổi cấu trúc xương có thể dẫn đến tư thế gù lưng (còng lưng) do sự suy yếu của các đốt sống.
- Dễ gãy xương: Xương trở nên mỏng manh và dễ gãy ngay cả khi va chạm nhẹ, đặc biệt là ở hông, cổ tay, xương cột sống…
- Luôn trong trạng thái yếu ớt và mệt mỏi: Loãng xương có thể gây suy nhược cơ thể, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt hơn bình thường.
Tham khảo thêm: Đo loãng xương khi nào cần làm? Chi phí và thông tin cần biết
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Chẩn đoán loãng xương đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Có nhiều phương pháp hiện đại giúp xác định mức độ suy giảm mật độ xương và đánh giá nguy cơ gãy xương. Cụ thể:
- Đo mật độ xương (DEXA): Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng thấp để đo mật độ xương tại hông, cột sống và cổ tay, đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.
- Siêu âm xương: Siêu âm giúp đo mật độ xương tại gót chân hoặc cổ tay, tuy nhiên phương pháp này ít chính xác hơn DEXA và thường dùng cho việc sàng lọc sơ bộ.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Các xét nghiệm này đánh giá mức canxi, vitamin D, các dấu hiệu sinh học liên quan đến quá trình hình thành và phân hủy xương…
- Chụp X-quang: Sử dụng để phát hiện các biến dạng hoặc gãy xương do loãng xương – đặc biệt ở cột sống, nhưng chỉ hiệu quả khi mất mật độ xương đáng kể.
- Đánh giá nguy cơ gãy xương (FRAX): Công cụ này ước tính nguy cơ gãy xương trong 10 năm dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tiền sử gia đình, thói quen sống…
- CT định lượng ngoại vi độ phân giải cao: Đây là kỹ thuật hình ảnh có khả năng cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc xương ở các vùng ngoại vi, giúp phát hiện những thay đổi sớm trong cấu trúc xương.
- MRI độ phân giải cao: MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương và mô mềm xung quanh, giúp đánh giá mật độ và sức mạnh của xương mà không sử dụng tia X.
- Chỉ số xương xốp (TBS): Đây là phương pháp phân tích cấu trúc vi mô của xương, thường sử dụng cùng với DEXA để đánh giá độ chắc khỏe của xương và nguy cơ gãy xương.
- Chất chỉ điểm chu chuyển xương: Các chỉ số sinh học này có trong máu và nước tiểu, giúp đo lường sự hình thành và phân hủy xương, từ đó đánh giá tốc độ thay đổi mật độ xương và hiệu quả của các biện pháp điều trị.
Các phương pháp điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Điều trị loãng xương kịp thời là cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa sự suy giảm mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến mà người bệnh thường được chỉ định:
1. Dùng thuốc
Biện pháp dùng thuốc trị loãng xương bao gồm việc sử dụng các loại thuốc nhằm giảm đau, tăng cường mật độ xương, bổ sung các dưỡng chất cần thiết và điều chỉnh hormone. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!