Bệnh thoái hóa khớp cổ tay – Nguyên nhân và hướng chữa trị
Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 2/3 số người bệnh. Không chỉ do nguyên nhân lão hóa tự nhiên, bệnh còn được hình thành do quá trình làm việc nặng nhọc, thao tác lặp lại nhiều lần, làm việc chủ yếu bằng tay… và do lối sống thiếu lành mạnh.
Thoái hóa khớp cổ tay là gì?
Theo tài liệu y khoa, thoái hóa ở khớp cổ tay là tổn thương khớp tại vùng cổ tay, gây mòn và hỏng đầu sụn. Gặp tổn thương ở một mức độ nhất định, khớp có thể bị suy giảm chức năng vận động, triệu chứng đau nhức kéo dài, cùng với nguy cơ rạn nứt hoặc gãy xương.
Thoái hóa này liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên cùng các nguyên nhân khác, nên bệnh nhân cần kế hoạch phòng ngừa và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay
Theo một số nghiên cứu từ Hiệp hội xương khớp Quốc gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh thoái hóa này. Trong đó, phổ biến nhất là:
1. Tuổi tác
Khi tuổi càng cao thì dấu hiệu lão hóa cũng ngày càng rõ ràng hơn, đây là nguyên nhân phổ biến nhất trong các vấn đề về xương khớp.
Khi khớp cổ tay bị tổn thương, sụn khớp cũng ngày càng suy yếu, bao khớp bị bong tróc, xương dưới sụn bị xơ hóa hình thành gai xương, gây đau nhức cổ tay và một số vị trí liên quan.
2. Té ngã, chấn thương
Là những hoạt động gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng xương khớp. Những người có tiền sử té ngã, chấn thương, trật khớp, gãy xương vùng cánh tay có nguy cơ bị thoái hóa khớp rất cao.
3. Tính chất công việc
Thống kê mới chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay cao gấp đôi nam giới, bởi phụ nữ thường làm nhiều công việc nội trợ và hoạt động có nhiều động tác cổ tay.
Ngoài ra, những người làm việc văn phòng, phải mang vác nhiều vật nặng cũng tạo áp lực lớn lên cổ tay, góp phần vào việc hình thành bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp.
Tham khảo thêm: Biến chứng do thoái hóa khớp – Nguy hiểm hơn bạn tưởng
4. Có tiền sử mắc bệnh xương khớp
Một số bệnh xương khớp có thể là tiền để dẫn đến các tình trạng thoái hóa:
- Thoái hóa khớp là hiện tượng tự nhiên của cơ thể mà không ai có thể không tránh khỏi, chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, trong đó có khớp cổ tay. Các hoạt động thường xuyên của khớp cổ tay có thể tăng nhanh quá trình này.
- Người mắc hội chứng ống cổ tay thường gặp các triệu chứng như tê bì, khó vận động, đau nhức ở khớp cổ tay và các vùng xung quanh. Các nhóm làm việc với máy tính thường xuyên gặp phải các vấn đề này.
- Hội chứng De Quervain, một dạng viêm bao gân cơ dạng dài, cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp ở cổ tay, khiến việc vận động và làm việc trở nên khó khăn.
Triệu chứng thoái hóa ở khớp cổ tay
Khi bị thoái hóa ở khớp cổ tay, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sau:
- Tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi vận động khớp cổ tay.
- Đau và cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài không vận động, làm hạn chế sự linh hoạt của cổ tay.
- Đau nhức cổ tay, tăng khi vận động mạnh hoặc sử dụng lực từ tay.
- Gây cản trở trong việc cầm nắm và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Có thể gây biến dạng khớp và mất chức năng vận động hoàn toàn.
Hướng điều trị thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp là một bệnh lý khó điều trị hoàn toàn do ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng. Mục tiêu của điều trị là:
- Giảm tốc độ thoái hóa và kiểm soát biến dạng khớp.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giảm đau.
- Duy trì và phục hồi chức năng vận động bằng cách thay thế các khớp tổn thương.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
1. Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa cho các bệnh nhân thoái hóa khớp có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng nẹp cố định khớp để giảm cơn đau và hạn chế chuyển động không mong muốn của khớp.
- Kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chườm lạnh, chiếu đèn hồng ngoại, massage, xoa bóp vùng thoái hóa bằng hoạt chất kháng viêm… để giảm đau.
2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm 3 loại phẫu thuật được bác sĩ chỉ định:
- Phẫu thuật dự phòng: Cân bằng lại tình trạng khớp cổ tay và duy trì hoạt động cho khớp.
- Phẫu thuật bảo tồn: Can thiệp vào các khớp chưa tổn thương nghiêm trọng để khôi phục chức năng cơ học và cải thiện khả năng vận động.
- Phẫu thuật thay thế: Lựa chọn cuối cùng cho trường hợp khi các biện pháp khác không hiệu quả hoặc khi khớp bị tổn thương nặng.
Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều biến chứng hậu phẫu nguy hiểm, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
Thoái hóa khớp cổ tay là một bệnh lý nguy hiểm có khả năng biến chứng cao, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ phục hồi chức năng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thoái hóa khủy tay là gì và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
- Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!