Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó cần sớm tiến hành thăm khám để tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Gai xương là gì? Có nguy hiểm không?

Gai xương là tình trạng lắng đọng canxi dư thừa trên xương, tạo nên các phần cứng. Mặc dù bản thân gai xương không gây đau, nhưng khi phát triển có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau và khó chịu. Điều này khiến cho một số bệnh nhân không nhận biết bệnh ngay lập tức.

Gai xương là bệnh gì?
Gai xương khiến bệnh nhân đau đớn và biến chứng nguy hiểm

Khi các gai xương lớn lên, chúng có thể bị vỡ ra, sau đó sẽ nổi trên mặt khớp hoặc xuất hiện trong lớp lót của khớp gây ra viêm khớp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. 

Triệu chứng gai xương thường gặp

Bệnh gai xương, tùy theo vị trí xuất hiện mà sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Dấu hiệu chung thường là đau nhức và hạn chế chuyển động ở các khớp. Dưới đây là một số vị trí thường gặp và triệu chứng cụ thể:

  • Gai xương cột sống (cổ, lưng): Đau, tê yếu, ảnh hưởng đến tư thế đứng/ngồi; có thể gây khó nuốt hoặc đau khi hít thở do chèn ép dây thần kinh.
  • Gai xương vai: Hạn chế phạm vi chuyển động.
  • Gai xương cổ tay: Đau và hạn chế khả năng cầm nắm.
  • Gai xương ngón tay: Các cục u cứng dưới da làm biến dạng và đau ngón tay.
  • Gai xương khớp gối: Đau khi mở rộng hoặc uốn cong chân.
  • Gai xương gót chân: Đau chân, khó khăn trong đi lại.

Nguyên nhân gây gai xương 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai xương chủ yếu là do sụn khớp bị hư tổn, khiến khớp bị thoái hoá và dẫn tới tình trạng xương “mọc” gai.

Bên cạnh hệ lụy tất yếu của bệnh thoái hoá khớp, gai xương còn có thể xuất hiện bởi các yếu tố như:

Nguyên nhân gây bệnh gai xương
Các nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gai xương
  • Tuổi tác: Lão hóa và suy yếu chức năng cơ xương, lắng đọng canxi.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử gai xương.
  • Chấn thương do vận động: Tổn thương xương khớp và lắng đọng canxi trong quá trình tái tạo.
  • Bệnh lý xương khớp: Viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Áp lực lớn lên hệ cơ xương, tăng nguy cơ viêm khớp và gai xương.

Xem thêm: Các Triệu chứng gai đốt sống L4 L5 và cách điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị gai xương phổ biến

Có 5 phương pháp được cho là phổ biến nhất hiện nay trong điều trị gai xương gồm:

Điều trị gai xương bằng thuốc Tây

Để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân gai xương, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như: paracetamol hay ibuflophen, thuốc tiêm steroid, thuốc tiêm Methylprednisolon…

Tuy nhiên, các loại thuốc này có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân gai xương không tuỳ tiện sử dụng khi chưa có sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia.

Phẫu thuật gai xương khi bệnh nặng

Khi tình trạng gai xương trở nên nghiêm trọng, đau dữ dội, hạn chế vận động, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật gai xương bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ gai xương: Sử dụng thiết bị mổ nội soi loại bỏ gai xương, giải toả áp lực lên tủy sống, tránh gai xương chèn ép rễ thần kinh, tủy sống.
  • Cắt bỏ một phần đốt sống: Nhằm giảm áp lực lên rễ thần kinh, các bác sĩ tiến hành mổ và cắt bỏ 1 lớp mỏng tại đốt sống bị gai xương.
  • Cấy đệm mỏm gai: Cấy đệm vào giữa mỏm gai làm rộng khoảng cách giữa các mỏm xương hạn chế tình trạng đau do gai xương.

Mẹo dân gian chữa gai xương tại nhà

Để hạn chế việc sử dụng thuốc Tây, nhiều bệnh nhân gai xương có chủ trương áp dụng các bài mẹo từ dân gian nhằm hạn chế triệu chứng của gai xương. 

Một số bài mẹo quen thuộc có thể kể đến như: chữa gai xương từ lá lốt, trị gai xương bằng ngải cứu, chữa gai xương bằng cây xương rồng…

Xem chi tiết: 4 Cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh nhanh chóng

Bệnh gai xương nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu, bệnh nhân gai xương được khuyến khích áp dụng một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm đem lại kết quả tốt nhất.

  • Các nhóm thực phẩm nên bổ sung: các thực phẩm giàu canxi (sữa, phomai, các loại rau lá xanh, ngũ cốc, các chế phẩm từ đậu, hải sản…); bổ sung vitamin D, vitamin K hỗ trợ phát triển xương (tắm nắng, rau lá xanh, thịt, phô mai, trứng…); thực phẩm giàu chất xơ (hoa quả tươi, rau xanh các loại)
  • Các nhóm thực phẩm nên kiêng: thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt chân giò…); thực phẩm giàu cholesterol; các món ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn; nhóm đồ uống có chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cafe…)
Thực đơn cho người bệnh gai xương
Thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh gai xương

Thực hiện các bài tập chữa gai xương

Bên cạnh sử dụng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gai xương gây ra, người bệnh có thể kết hợp với việc tập luyện một số động tác đơn giản tại nhà giúp kéo giãn cột sống, thông kinh lạc, làm giảm rõ rệt cảm giác đau nhức. 

Dưới đây là một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện:

  • Tư thế cánh cung: Nằm sấp, hông thả lỏng. 2 tay nắm 2 mắt cá chân đồng thời gặp 2 chân. Hít sâu, nâng ngực và chân lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 15 giây, thở ra, hạ chân xuống.
  • Bài tập với khăn tắm: Cuộn và đặt khăn tắm dưới cổ, nằm thư giãn trong vòng 30 giây.
  • Động tác ngọn núi: Giữ tư thế đứng thẳng lưng, đặt tay bên hông, hướng lòng bàn tay ra ngoài. Thả lỏng cơ thể, giơ 2 tay lên cao, hướng mặt lên nhìn theo tay. Hít thở nhẹ nhàng.

Gai xương tuy không phải là bệnh nan y nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Do đó hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng như xây dựng cho mình một lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:38 - 11/03/2022 - Cập nhật lúc: 22:34 - 19/04/2024
Chia sẻ:

Bình luận (127)

  1. Duy Đại
    Duy Đại says: Trả lời

    Khoảng 2 tháng nay tôi thấy gót chân 2 bên tôi bị đâu, có hôm đau nhức đi lại đau lắm. Trong khi không hề ngã hay va đập gì cả. Không biết có phải gai xương không nhỉ. Tôi năm nay 32 tuổi.Mong bác sỹ giải đáp giúp.

    1. Văn Khang
      Văn Khang says:

      32 tuổi còn trẻ thế thì đã gai xương làm sao được. có thể là do bệnh lý khác bạn nên đi khám xem sao đi nhé chứ không biết bệnh gì thì sợ lắm.

    2. Lê Huỳnh ANh
      Lê Huỳnh ANh says:

      Ai bảo là trẻ thì không gai xương có nhiều người sau 1 lần chấn thương xong cũng bị gai xương đó. Cái này cũng do nhiều nguyên nhân mà.

    3. Trọng Nguyễn 247
      Trọng Nguyễn 247 says:

      Phải đi kiểm tra nếu mà bị gai xương thật thì điều trị chứ bệnh này thấy bảo dai dẳng khó chữa lắm. Mà còn tái đi tái lại cơ.

    4. Khánh
      Khánh says:

      Đọc thì cũng thấy triệu chứng giống gai xương đó. Bệnh này nó khó chữa mà dai dẳng lắm nay thấy tạp chí ý học cổ truyền đánh giá bài thuốc nam hoạt huyết phục cốt hoàn tốt đấy.

    5. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Duy Đại, để có thể chẩn đoán được có phải là gai xương gót hay không thì ngoài các triệu chứng trên bạn cần làm 1 số xét nghiệm chụp Xquang và siêu âm gai xương gót nhé. Để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất bạn Đại để lại thông tin số điện thoại hoặc liên hệ với Trung Tâm qua thông tin dưới đây nhé.
      HÀ NỘI
      Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
      Điện thoại: (024)7109 6699 – 0983 684 155

      HỒ CHÍ MINH
      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Điện thoại: (028)7109 6699

      QUẢNG NINH
      Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long
      Điện thoại: 0972 606 773

      Cảm ơn bạn. Chúc bạn sức khỏe!

  2. Hoàng H. Tiến
    Hoàng H. Tiến says: Trả lời

    Tôi bị đau gối phải có đi khám và bác sỹ chuẩn đoán bị gai xương khớp gối phải đau nhất là lúc đứng lên ngồi xuống. Nghe nhiều người bảo mới bị thì không cần dùng thuốc xoa nóng và xoa bóp là có thể hết không biết là có phải không?

    1. Duy Lânn
      Duy Lânn says:

      Cách nào thì cách miễn đừng dùng thuốc là được. Nhiều người bảo dùng thuốc là bị cứng khớp khô khớp đó.

    2. Mai Tiến Thành
      Mai Tiến Thành says:

      Tôi thấy mấy cách đó cũng không ăn thua đâu cách đó bạn chỉ lên hỗ trợ thôi chứ tôi dùng đây chẳng đỡ còn bị nặng hơn xong vẫn còn phải dùng thuốc tây đó/

    3. use233569845693045
      use233569845693045 says:

      Nếu không dùng thuốc thì thiếu gì cách đâu, muôn vàn cách luôn như tập yoga hay châm cứu hoặc chườm lá cúc tần, ngải cứu rang nóng nhưng mà có người khỏi người không mà không cẩn thận nó còn bị nặng thì khó chữa lắm đó.

  3. Tỷ Tỷ
    Tỷ Tỷ says: Trả lời

    Bố em bị gai xương ở cổ tay 2 bên nên nhiều lúc cổ tay không được linh hoạt và cũng không xách được nặng cũng may bố em làm ở hiệu sách nên cũng đỡ hơn nhưng những lúc xếp đồ vào kho rất bất tiện. Có lên viện khám lấy mấy đợt thuốc rồi mà thấy không được ổn lắm sau 1 đợt khỏi lại bị tái. Không biết có cách nào khác hay không?

    1. hiếu nguyễn
      hiếu nguyễn says:

      có bài tập này tốt lắm này, mọi người thử tham khảo xem sao, cũng dễ tập mà cũng không cần dùng thuốc.

    2. Nguyễn Đại Lộc
      Nguyễn Đại Lộc says:

      Em mua glucosamin hoặc canxi cho bố dùng 1 đợt vài tháng xem sao. Anh thấy nhiều người dùng thuốc đó để phòng bệnh về xương khớp đó.

  4. Huy Hoàng
    Huy Hoàng says: Trả lời

    Tôi thấy rất vô lý ở chỗ là tôi đã thực hiện rất tốt chế độ ăn uống rồi sinh hoạt tập luyện vô cùng khoa học mà vẫn bị gai khớp gối 2 bên luôn là sao nhỉ bác sỹ?

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Huy Hoàng thân mến, tình trạng gai khớp gối có rất nhiều nguyên nhân như do tuổi tác, sau chấn thương hoặc là sau các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên sau khi chẩn đoán tình trạng gai khớp gối bạn nên điều trị sớm tránh các biến chứng gai xương nặng, lỏng khớp, tràn dịch,..nhé. Để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất bạn Huy Hoàng để lại thông tin số điện thoại hoặc liên hệ qua thông tin dưới đây bạn nhé! HÀ NỘI
      Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
      Điện thoại: (024)7109 6699 – 0983 684 155

      HỒ CHÍ MINH
      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Điện thoại: (028)7109 6699

      QUẢNG NINH
      Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long
      Điện thoại: 0972 606 773.
      Cảm ơn bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

  5. Huyền Thương
    Huyền Thương says: Trả lời

    Do tính chất công việc nên em hay phải đi giày cao gót dẫn đến việc gai xương gót 2 bên nhưng em thấy bảo dùng thuốc tây nhiều hại gan thận thì liệu dùng thuốc tây 1 liệu trình có khỏi không hay có cách nào để điều trị mà không có tác dụng phụ mà khỏi hẳn mọi người chỉ cho em với.

    1. tạ Tùng
      tạ Tùng says:

      Đúng rồi dùng thuốc tây mà hại dạ dày lắm, anh dùng mấy lần giờ đau cả dạ dày đây em phải tính cách khác đi.

    2. Chúc Vinh AB
      Chúc Vinh AB says:

      Thuốc tây 1 liệu trình thì không khỏi được cứ dai dẳng dai dẳng mãi. Mỗi lần đau anh lại mua về dùng 1 tuần là hết đau nhưng sau đâu lại vào đấy rồi nhờn cả thuốc luôn rồi đấy. Giờ anh đang chuyển sang thuốc đông y rồi tuy tác dụng chậm hơn mà an toàn, lành tính .

    3. Huyền Thương
      Huyền Thương says:

      Anh ơi anh dùng thuốc đông y gì mách em với.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc chữa trị hiệu quả Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu “Thông Bế Lợi Niệu Hoàn”
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu (bao gồm: thận, bàng quang và niệu quản) Với các dạng bệnh chính như viêm…
Hướng dẫn trị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả

Gai cột sống là căn bệnh phổ biến gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc…

Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh không…

Tinh trùng dị dạng có điều trị được không? Nỗi ám ảnh mang tên “di tinh, mộng tinh” và cách điều trị hiệu quả

Di tinh, mộng tinh nếu xảy ra liên tục, kéo dài ở nam giới trưởng thành đó là biểu hiện…

Gai gót chân có nên đi bộ không? Điều cần nắm rõ

Gai gót chân là tình trạng hình thành các mỏm xương nhọn ở gót chân, gây đau nhức và ảnh…

thuốc nam trị gai cột sống 5 cây thuốc nam trị gai cột sống được người bệnh săn tìm

Áp dụng các bài thuốc nam để chữa trị bệnh gai cột sống là phương pháp rất quen thuộc được…

Chia sẻ
Bỏ qua