Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện đang có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề “Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?”. Bởi đây đang là bệnh lý xương khớp rất dễ gặp và còn có xu hướng trẻ hóa. Thống kê ghi nhận rằng, các vấn đề như chóng mặt, ù tai, thiếu máu não… hoàn toàn có thể phát sinh khi bệnh vôi hóa cột sống cổ không được kiểm soát tốt.

Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không? Bác sĩ giải đáp
Liệu bệnh vôi hóa cột sống cổ có phát sinh các vấn đề nguy hiểm hay không?

Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không? Bác sĩ giải đáp

Bệnh vôi hóa cột sống cổ rất dễ khởi phát khi xuất hiện tình trạng lắng đọng canxi trên dây chằng ở quanh cột sống cổ. Canxi lắng đọng thường sẽ gây chèn ép rễ dây thần kinh và kích hoạt các cơn đau nhức ở vùng cổ vai gáy.

Bệnh vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm hay không? Thảo luận về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Minh – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết:

“Đối với các bệnh lý cơ xương khớp nói chung nếu không sớm can thiệp thì đều có thể khiến các vấn đề nguy hiểm phát sinh. Điển hình là gây suy giảm chức năng vận động, đôi khi còn dẫn tới bại liệt.

Riêng với bệnh vôi hóa cột sống cổ, sự chèn ép lên rễ dây thần kinh và mạch máu là rất lớn. Đặc biệt là các mạch máu lên não. Chính vì thế mà người bệnh dễ gặp phải các vấn đề như thiếu máu lên não, hoa mắt, ù tai, chóng mặt… Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát bệnh của mỗi đối tượng.”

Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh vôi hóa cột sống có thể phát sinh các vấn đề như:

1. Suy giảm chức năng vận động

Bệnh vôi hóa cột sống cổ đặc trưng bởi tình trạng đau nhức vùng cổ và lan sang cả khu vực vai gáy. Hiện trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cho các đốt sống suy yếu, chịu lực kém. Điều này sẽ kích hoạt những cơn đau ở mức độ nặng nề và dữ dội hơn. Từ đó, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động vùng cổ.

Nguy hiểm hơn, bệnh vôi hóa cột sống cổ còn có thể phát sinh các biến chứng như hẹp ống sống hay thậm chí là bại liệt.

Hẹp ống sống:

Tình trạng này thường phát sinh khi các gai xương xuất hiện, cùng với đó là sự biến đổi đốt sống. Hẹp ống sống sẽ gây ra tình trạng tê liệt hay suy yếu các chi và vùng bụng dưới.

Đặc biệt, chân bị suy yếu sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, thậm chí dễ bị vấp ngã. Khi tình trạng hẹp ống sống biến chứng nặng thì người bệnh có thể bị mất khả năng lao động, dễ bị táo bón, khó thở, tiểu gắt…

Bại liệt:

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh vôi hóa cột sống cổ. Sẽ rất dễ gặp khi tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phát sinh và không được kiểm soát.

Lúc này, tủy sống và các rễ dây thần kinh sẽ bị chèn ép nặng nề. Người bệnh có thể bị bại liệt ở một hoặc cả hai tay hay rối loạn cảm giác tứ chi.

Đọc thêm: Vôi hóa cột sống có chữa được không? Thông tin cần biết

2. Thiếu máu não

Đây cũng là biến chứng rất dễ xảy ra khi bệnh vôi hóa cột sống cổ không được điều trị kịp thời và đúng cách. Thiếu máu não chính là tình trạng lưu lượng máu, oxy và các dưỡng chất lên não bị suy giảm. Điều này khiến cho các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng và suy yếu dần.

Thiếu máu não
Thiếu máu não thường gây ra các triệu chứng như ù tai, chóng mặt…

Ở bệnh vôi hóa cột sống cổ, các gai xương phát triển sẽ gây chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Nhiều trường hợp, gai xương còn chèn ép cả động mạch chủ. Từ đó khiến cho không gian ở trong động mạch bị thu hẹp và giảm lưu lượng máu lên não.

Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên gặp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai. Thiếu máu não kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tiền đình, trường hợp nghiêm trọng còn gây xuất huyết hay đột quỹ não.

Tham khảo thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Thông tin cần biết

Ngăn ngừa mức độ nguy hiểm của bệnh vôi hóa cột sống cổ

Bạn hoàn toàn có thể hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh vôi hóa cột sống cổ với những khuyến nghị sau đây:

1. Sớm phát hiện và điều trị

Đối với bất cứ bệnh lý nào thì vấn đề sớm phát hiện và thăm khám cũng là yếu tố quan trọng nhất để điều trị hiệu quả hơn. Khi tình trạng đau nhức cổ vai gáy xuất hiện thường xuyên và khó kiểm soát thì bạn nên thăm khám ngay. Lúc này có thể bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp mà vôi hóa cột sống cổ là ví dụ điển hình. 

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra cách can thiệp kịp thời. Để tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh, bạn cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ từ bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan khi những triệu chứng của bệnh còn ở mức độ nhẹ.

Gợi ý: Người bị vôi hóa cột sống kiêng ăn gì? Thông tin cần biết

2. Tập luyện khoa học

Ngoài việc điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra, bạn nên kết hợp với việc tập luyện để cải thiện tốt hơn sức khỏe của cột sống cổ. Cần thiết lập kế hoạch tập luyện với những bài tập phù hợp khi cột sống cổ đang gặp tổn thương.

Tập luyện khoa học
Cần tập luyện đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh vôi hóa cột sống cổ được tốt hơn

Việc luyện tập đúng cách và đều đặn sẽ giúp giảm đau, hạn chế co cứng cơ bắp. Đồng thời còn giúp cho các đốt sống được giãn ra, cải thiện khả năng vận động.

Tập luyện còn là liệu pháp hữu ích cho việc cải thiện quá trình lưu thông máu. Bởi khi cơ bắp và đốt sống được giãn ra thì sẽ giúp giải phóng các rễ dây thần kinh và mạch máu khỏi sự chèn ép.

3. Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh vôi hóa cột sống cổ. Khi bệnh được hỗ trợ khắc phục tốt thì các vấn đề nguy hiểm sẽ không có cơ hội phát sinh.

Cần xây dựng chế độ ăn với đầy đủ dinh dưỡng, nhất là bổ sung các thực phẩm có hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất cao. Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích, đồng thời tránh xa các loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối đường…

Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt thật hợp lý. Không nên thức quá khuya, ngủ thiếu giấc. Bên cạnh đó cần tránh làm việc quá sức, mang vác nặng để hạn chế áp lực cho vùng cột sống cổ.

Bệnh vôi hóa cột sống cổ thường chỉ gây ra các vấn đề nguy hiểm khi bạn phát hiện muộn và không nghiêm túc trong điều trị. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy chú ý đến các thay đổi bất thường từ cơ thể. Sớm thăm khám ngay khi những triệu chứng đầu tiên của bệnh vôi hóa cột sống cổ khởi phát.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp cùng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh vôi hóa…

vôi hóa cột sống cổ Vôi hóa cột sống cổ – Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Hiện nay, có rất nhiều người đang sống chung với bệnh vôi hóa cột sống cổ, đa phần là những…

vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Hiện đang có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề “Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?”.…

Người bị vôi hóa cột sống kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia xương khớp, khi điều trị xương khớp, ngoài việc dùng thuốc, kiêng ăn gì cũng là…

Quốc dược Phục cốt khang – Bí quyết ĐẶC TRỊ vôi hóa cột sống, PHỤC HỒI xương khớp chắc khỏe

Người bệnh bị vôi hóa cột sống thường bị hành hạ bởi những cơn đau nhức, gặp khó khăn trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua