Bụng dưới to có phải có thai không? Cách nhận biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Bụng dưới đột nhiên lớn bất thường là dấu hiệu khiến nhiều chị em lo lắng mang thai. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tình trạng này có thể do các nguyên nhân khác. Vậy bụng dưới to liệu có phải có thai hay không? Chị em cần xác định rõ để có biện pháp xử lý đúng đắn và phù hợp.

bụng dưới to có phải có thai không
Bụng dưới to liệu có phải có thai hay là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác?

Bụng dưới to liệu có phải có thai không?

Bụng dưới đột nhiên to lên là triệu chứng bất thường nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Bao gồm cả thai kỳ hay các vấn đề sức khỏe khác, có thể là bệnh lý. 

Đa phần các trường hợp, mang thai ở những tháng đầu tiên (trong tam cá nguyệt thứ nhất) thường sẽ không khiến bụng to. Nữ giới chỉ cảm nhận bụng to lên khi tử cung và cả nhau thai đã bắt đầu phát triển. Thường là vào khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ.

Vậy bụng dưới to có phải do có thai hay không? Để trả lời được câu hỏi này bạn cần chú ý theo dõi các triệu chứng khác đi kèm. Ví dụ như nếu bụng dưới to, căng lên kèm theo đầy hơi, mất kinh hay ốm nghén mà trước đó bạn hoạt động tình dục không có biện pháp tránh thai thì có thể bạn đang mang thai.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm nhận thấy sự thay đổi của bụng thì lúc này thai kỳ có thể đã bước vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Lúc này có thể xác định bụng dưới to có phải có thai không bằng cách sử dụng que thử thai.

Trường hợp que thử thai xuất hiện 2 vạch thì có nghĩa là bạn đang mang thai. Nếu nghi ngờ kết quả của que thử không rõ ràng thì bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bụng dưới to khi nào có thể là dấu hiệu thai kỳ?

Trong những tháng đầu của thai kỳ thì bụng dưới to không phải là dấu hiệu đặc trưng. Với trường hợp bụng dưới to lên nhưng có đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn nên chú ý.

Dấu hiệu mang thai sớm ở mỗi phụ nữ có thể khác nhau. Nhưng không phải tất cả nữ giới mang thai đều có các dấu hiệu nhận biết. Đặc biệt một số trường hợp, dấu hiệu mang thai có thể biến mất sau khi thai kỳ đã tiến triển. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, các triệu chứng có thể sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo mang thai sớm:

1. Chảy máu báo thai

Chảy máu báo thai là một trong những dấu hiệu cảnh báo thai kỳ sớm. Thống kê ghi nhận, có khoảng 20% nữ giới biết mình mang thai dựa vào dấu hiệu này. Và máu báo thai thường xuất hiện sớm nhất trong khoảng 6 ngày sau khi thụ thai thành công.

dấu hiệu mang thai sớm
Chảy máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết thai kỳ nữ giới cần chú ý

Chảy máu báo thai xảy ra sau khi thụ tinh, hợp tử bám vào thành tử cung để làm tổ và phát triển thành bào thai. Cần chú ý để nhận biết bởi máu báo thai hoàn toàn khác so với máu của chu kỳ kinh nguyệt thông thường.

2. Chướng bụng, chuột rút

Chướng bụng và thường hay bị chuột rút ở vùng bụng dưới là một trong những dấu hiệu cảnh báo mang thai sớm. Và đôi khi dấu hiệu chướng bụng khiến nhiều chị em cảm thấy rằng bụng dưới có phần to hơn bình thường.

Bởi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nồng độ hormone progesterone tăng lên để đáp ứng nhu cầu phát triển của tử cung. Điều này không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây chướng bụng mà còn có thể là nguyên nhân gây chuột rút.

3. Bị mất chu kỳ kinh nguyệt

Chậm kinh hay mất 1 chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ phổ biến. Nó thường xảy ra sau khoảng từ 2 – 3 tuần kể từ khi thụ thai.

Tuy nhiên ngoài mang thai thì một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến nữ giới bị mất kinh. Bao gồm:

  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể
  • Tuyến giáp có vấn đề bất thường
  • Nữ giới bị buồng trứng đa nang
  • Ăn uống không điều độ
  • Tập thể dục hay làm việc quá sức

4. Đi tiểu nhiều lần

Trong thời kỳ mang thai, tử cung của nữ giới thường giãn nở và phát triển lớn. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Tuy nhiên sự phát triển của tử cung có thể chèn ép vào bàng quang.

Hơn nữa, sự thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể cũng khiến cho lượng máu qua thận và bàng quang tăng lên. Điều này khiến cho các cơ quan này trở nên đầy. Đây là những lý do khiến nữ giới thường xuyên đi tiểu khi mang thai.

5. Thường xuyên mệt mỏi

Thường xuyên bị mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu giúp nhận biết sớm thai kỳ. Tình trạng này thường sẽ diễn ra khoảng vài ba tuần đầu sau khi thụ thai thành công.

Bởi lúc này, nồng độ hormone progesterone tăng cao hơn nhiều so với bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi và khiến chị em dễ bị buồn ngủ hơn.

6. Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn và nôn ói là những triệu chứng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Thông thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 9. Nguyên nhân chính vẫn là do sự thay đổi đột ngột của nồng độ các hormone trong cơ thể.

bụng dưới to khi nào là dấu hiệu mang thai
Bụng dưới to kèm theo buồn nôn thì có thể nữ giới đang mang thai

Cảm giác buồn nôn thường diễn ra vào buổi sáng nhưng nhiều bà bầu có thể gặp nó ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt là khi ngửi thấy các mùi quá nặng hay lạ thì cảm giác này thường sẽ tăng lên.

7. Những thay đổi ở vòng 1

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm rất dễ nhận biết là sự thay đổi vòng 1. Trường hợp có sự xuất hiện của thai kỳ thì vòng 1 nữ giới thường có xu hướng mềm hơn. Đồng thời rất dễ bị kích thích.

Ngoài ra, vùng ngực còn có thể to và nặng hơn, kèm theo đó là cảm giác căng tức và đau. Phần quầng vú và nhũ hoa cũng sẽ trở nên sẫm màu hơn so với bình thường.

8. Cảm giác thèm ăn tăng cao

Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất của nữ giới thường có xu hướng tăng lên rất nhiều. Điều này đảm bảo cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều chị em thường xuyên có cảm giác đói bụng và thèm ăn.

Đồng thời, lúc này nữ giới thường thèm ăn các món lạ. Có thể trước khi mang thai họ không thích hay chưa bao giờ ăn. Nếu bụng dưới to kèm theo dấu hiệu này thì có nguy cơ rất cao là bạn đang có bầu.

9. Khó thở, hụt hơi

Biểu hiện khó thở và hụt hơi thường dễ gặp ở những nữ giới lần đầu mang thai. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà triệu chứng này sẽ xảy ra ở mức độ khác nhau. 

Nhiều thai phụ dễ bị khó thở và hụt hơi vào khoảng tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên một số trường hợp khác thì bà bầu có thể bị khó thở và hụt hơi trong suốt thai kỳ.

dấu hiệu cảnh báo mang thai
Khó thở, hụt hơi là triệu chứng thường gặp ở nữ giới mang thai lần đầu

Nguyên nhân được lý giải là do khi mang thai, cơ thể cần nhiều oxy hơn để đảm bảo cho sự phát triển của phôi thai. Bên cạnh đó thì hàm lượng hormone progesterone tăng cao cũng được cho là yếu tố liên quan.

10. Có thể bị đau bụng âm ỉ

Biểu hiện đau bụng khi mang thai khá giống với những cơn đau diễn ra khi sắp tới kỳ hành kinh. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai thì đau bụng âm ỉ thường có xu hướng xuất hiện đồng thời với các dấu hiệu báo thai khác. Ví dụ như ra máu báo thai, đau ngực, buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị, cơ thể mệt mỏi…

Các nguyên nhân khác khiến bụng dưới to lên

Bụng dưới to có thể là dấu hiệu liên quan đến thai kỳ. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp nó có thể là triệu chứng liên quan tới các vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ là cách tốt nhất giúp xử lý và can thiệp điều trị đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân (khác thai kỳ) có thể khiến bụng dưới to lên:

1. Căng thẳng, stress quá mức

Căng thẳng và stress quá độ có thể khiến cho cơ thể của bạn tiết ra 1 lượng hormone cortisol nhất định. Các chuyên gia cho biết, quá nhiều hormone cortisol trong cơ thể sẽ khiến cho chất béo di chuyển tới các vùng khỏe mạnh.

Trong đó, chất béo thường di chuyển đến vùng hông, mông hay bụng dưới. Chính điều này khiến cho nhiều chị em cảm thấy phần bụng dưới phình to lên. Việc tích tụ chất béo này có thể gây hại tới các cơ quan bên trong cơ thể.

2. Tới kỳ hành kinh

Chu kỳ kinh nguyệt là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra cảm giác đầy hơi và khiến nữ giới cảm thấy phần bụng dưới to lên. Khảo sát cho thấy, có khoảng 62% nữ giới cho biết họ có cảm giác bụng dưới to ra vào trước kỳ hành kinh. Và có đến 51% nữ giới gặp tình trạng đầy hơi và khó chịu trong những ngày đèn đỏ.

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi và cảm giác bụng dưới to. Khi kỳ hành kinh kết thúc thì các triệu chứng này cũng sẽ tự động biến mất. Đa phần các trường hợp không cần đến việc điều trị y tế.

3. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose còn được gọi là tình trạng kém hấp thu đường từ sữa. Mặc dù không quá nguy hại nhưng không dung nạp lactose có thể khiến cho nữ giới bị đầy hơi, chướng bụng. Điều này có thể khiến cho vòng 2 sưng lên và trông to hơn bình thường.

bụng dưới to là bị gì
Bụng dưới căng to, đầy hơi sau khi uống sữa có thể là dấu hiệu không dung nạp lactose

Nếu sau khi uống sữa khoảng 1 vài giờ, bạn có cảm giác bụng dưới to lên thì có thể bị không dung nạp lactose. Hiện chưa có giải pháp điều trị cho tình trạng này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa triệu chứng là bạn cần loại bỏ các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn uống.

4. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không phù hợp thường liên quan đến sự kích hoạt các triệu chứng bất thường. Trong đó có tình trạng bụng dưới to ra. Có thể là do tiêu thụ các nhóm thực phẩm dễ gây đầy hơi chướng bụng.

Một số loại rau như súp lơ hay bắp cao có thể gây đầy hơi và khiến bụng căng tức, to hơn bình thường. Đặc biệt là bạn ăn nó vào buổi tối. Ngoài ra các loại đồ uống có gas cũng có thể là nguyên nhân gây căng tức và to phần bụng dưới.

Thêm vào đó, một số thói quen ăn uống kém lành mạnh cũng có thể liên quan. Đặc biệt là thói quen ăn nhanh khiến nhiều người nuốt phải một lượng lớn không khí. Từ đó gây tích tụ hơi trong đường ruột và gây to căng bụng. Ngoài ra, nhai kẹo cao su hay sử dụng ống hút nhựa cũng có thể là lý do.

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là bệnh viêm đại tràng co thắt. Đây là bệnh đường tiêu hóa thường gặp có thể gây co thắt dạ dày và đại tràng. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy…

Bệnh lý này còn có thể gây nén khí ở bên trong đại tràng. Chính điều này khiến cho phần bụng dưới của bạn trông to hơn nhiều so với thực tế.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm đại tràng co thắt:

  • Đau âm ỉ và bị chuột ở bụng
  • Có cảm giác ruột không được làm trống ngay cả khi vừa đại tiện xong
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Thường có nhu cầu đại tiện đột ngột
  • Có chất nhầy xuất hiện ở trực tràng và hậu môn
  • Phần bụng dưới có dấu hiệu sưng và to lên

Những triệu chứng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Thêm vào đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng được cho là rất cần thiết.

6. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các túi chứa chất lỏng hay bán rắn phát triển trên buồng trứng. Các khối u nang thường hình thành phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt của những nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.

U nang buồng trứng đa phần là các khối u lành tính, vô hại và có thể tự cảo thiện chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, mặc dù hiếm gặp nhưng một số u nang có thể liên quan đến ung thư buồng trứng hay các bệnh lý khác.

bụng dưới to có phải mang thai hay bệnh gì
Bụng dưới to trong nhiều trường hợp có thể là do bệnh u nang buồng trứng

Sự xuất hiện của u nang có thể khiến nữ giới bị đầy hơi, đau bụng và sưng to phần bụng dưới. Ngoài ra còn có các triệu chứng đi kèm khác như:

  • Kinh nguyệt không đều, gây đau bụng kinh
  • Đau ở vùng chậu, cơn đau thường âm ỉ và có thể lan xuống đùi hay lưng dưới
  • Đầy hơi, chướng bụng hay có cảm giác nặng bụng
  • Khó làm trống bàng quang, thường xuyên muốn đi tiểu
  • Thay đổi nội tiết tố gây phát triển tóc và lông

Tùy thuộc vào loại u nang và biểu hiện của các triệu chứng mà sẽ có giải pháp điều trị. Tốt nhất bạn nên sớm thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

7. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng to và căng tức bụng dưới còn có thể liên quan đến các nguyên nhân khác, bao gồm cả những vấn đề nghiêm trọng. Có thể là:

  • Bệnh Celiac
  • Suy tụy
  • Cổ trướng do ung thư
  • Thủng ruột hay thủng đường tiêu hóa
  • Các bệnh về gan
  • Suy thận, suy tim hay xung huyết ở bụng

Bụng dưới to khi nào cần thăm khám?

Nếu đang thắc mắc bụng dưới to có phải có thai không thì tốt nhất bạn nên thực hiện thử thai tại nhà. Nhất là trong trường hợp có các dấu hiệu mang thai khác đi kèm. Cùng với đó bạn cũng có thể tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định. Đồng thời nếu thật sự bạn đang mang thai thì bác sĩ sẽ tư vấn việc chăm sóc sức khỏe phù hợp. Điều này giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai kỳ.

Trong một số trường hợp, bụng dưới to có thể chỉ là do thỉnh thoảng bạn bị đầy hơi, chướng bụng. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường và không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cần chú ý thăm khám bác sĩ:

  • Tình trạng đầy hơi, chướng bụng kéo dài
  • Bụng dưới to kèm theo cảm giác đau dữ dội
  • Có các dấu hiệu sưng, sốt hay buồn nôn đi kèm
  • Chu kỳ kinh nguyệt có các rối loạn bất thường

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bụng dưới to có phải có thai không. Đồng thời đưa ra một số vấn đề nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng này. Nếu nghi ngờ mang thai hay các vấn đề sức khỏe bất thường thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các dấu hiệu có kinh sau sinh - Mẹ nên biết trước Các Dấu Hiệu Có Kinh Sau Sinh Mẹ Nên Biết Trước

Sau khi sinh con, mọi hoạt động của cơ thể người mẹ cần một thời gian điều chỉnh để trở…

Hiện tượng mang thai giả là như thế nào? Mang thai giả là như thế nào? Dấu hiệu thường gặp

Mang thai giả là một hiện tượng số ít chị em gặp phải, nhất là trong giai đoạn đang đoạn…

sản dịch sau sinh Sản dịch sau sinh là gì? Nguy hiểm không? Bao lâu hết?

Sau khi sinh, chị em phụ nữ sẽ không tránh khỏi tình trạng ra sản dịch. Sản dịch sau sinh…

Cách xử lý thai ngoài tử cung Cách xử lý, điều trị thai ngoài tử cung hiện nay

Mang thai ngoài tử cung là một trong những vấn đề sản khoa nguy hiểm nếu không được điều trị…

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, kiêng gì tốt cho con?

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên ăn gì mới tốt cho sự phát triển của con yêu trong…

Bình luận (1)

  1. Nguyen tien
    Nguyen tien says: Trả lời

    Chào bác si.cho e hoi la: minh có qh vs ban trai sau khi het kinh hai, ba ngày nhung k dùng bao cao su hay bien pháp tránh thai nào khac, lieu có the có thai k.xuat tinh ngoai

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua