Có thai bao lâu thì bụng mới to? Những điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cùng với sự phát triển của thai nhi, sự phát triển kích thước vòng bụng cũng tăng theo thời gian. Tuy nhiên trong tháng đầu tiên kích thước vòng bụng thường không có thay đổi đáng kể. Thông qua những biểu hiện của bụng bầu cũng có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi có ổn định hay không. Cụ thể có thai bao lâu thì bụng mới to, bài viết lý giải về vấn đề này.

Có thai bao lâu thì bụng mới to?
Kích thước bụng bầu ở mỗi người có nét đặc trưng về hình dáng, bụng bầu phản ánh nhiều vấn đề trong thai kỳ

Có thai bao lâu thì bụng mới to?

Bụng bầu là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên để nhận biết dấu hiệu mang thai sớm thì không nên căn cứ vào bụng bầu, bởi kích thước vòng bụng hầu như không thay đổi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vấn đề có thai mấy tháng thì bụng to sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có những chị em “phát bụng” từ rất sớm nhưng cũng có những chị em không có dấu hiệu của bụng trong 3 tháng đầu.

Bụng bầu có kích thước phát triển hay không còn phụ thuộc vào mắt nhìn của từng người. Một số phụ nữ bị thừa cân, béo phì có vòng bụng to khi mang thai hầu như không thể nhìn thấy sự thay đổi kích thước của vòng bụng.  mang bầu của các mẹ. Thông thường, lần mang thai đầu tiên, bụng sẽ lâu lộ hơn những lần tiếp theo. Đối với những chị em có tạng người thon gọn, cao ráo khi mang thai sẽ thấy bụng sớm hơn. 

Trong quá trình mới bắt đầu mang thai, phôi cần ít nhất 2 tuần để bám vào thành tử cung và trong 1 tháng đầu tiên chỉ mới bắt đầu quá trình hình thành và ổn định. Bắt đầu từ tháng thứ 2, phôi mới phát triển lớn hơn nhưng kích thước trung bình chỉ thay đổi từ hạt đậu sang quả chanh. Vì thế trong thời gian này vòng bụng có thể tăng lên khoảng 1 – 3 cm và bạn không thể nhận thấy rõ nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.

Vòng bụng bắt đầu tăng kích thước từ tháng thứ 3 của thai kỳ, lúc này người mẹ sẽ nhận thấy kích thước vòng bụng hơi nhô lên và có mức độ căng nhất định.  Bắt đầu từ tháng thứ 4 kích thước bụng sẽ nhô lên rất rõ, nếu như mặc quần áo bó sát có thể thấy rõ ràng.  Trong tháng thứ 5, bụng bầu bắt đầu phát triển ngang ngực, kèm theo đó là sự phát triển của thai nhi đã tương đương với quả cam sành lớn.

Sự thay đổi kích thước vòng bụng lớn dần khi tử cung phát triển vượt ra ngoài khoang xương chậu. Ở giữa thai kỳ, nhiều chị em đã có bụng bầu vượt mặt nếu thể trạng thuộc nhóm ốm yếu, vòng bụng nhìn to hơn so với những người có cơ thể đầy đặn.

Ngoài ra kích thước vòng bụng còn phụ thuộc vào số lần mang thai của người mẹ, Với những người lần đầu mang thai, bụng bầu sẽ thường lộ muộn với kích thước nhỏ hơn so với những người mẹ đã từng sinh nở trước đó. Do độ chắc của cơ bụng cũng quyết định mức độ tăng về kích thước của vòng bụng, ở những người mẹ có cơ bụng chắc sẽ ít lộ bụng. Ngược lại nếu như bụng chảy xệ do nhiều lần sinh nở, hoặc do béo phì thì bụng bầu sẽ lộ rõ nhanh hơn.

Có thai bao lâu thì bụng mới to?
Vòng bụng thường phát triển nhanh kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ

Nhìn chung tại những thời điểm nhất định mà bụng bầu lộ rõ, tùy thuộc vào cơ địa từng người mà lộ bụng tại những thời điểm khác nhau. Đa số chị em đều nhận thấy bụng bầu thay đổi khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai, nhưng cũng có những chị em mang thai lần đầu cảm nhận sự thay đổi về kích thước từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Vì thế bạn không nên căn cứ vào kích thước bụng lớn, bé để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Sự thay đổi kích thước bụng bầu trong tháng đầu có gì đặc biệt?

Như đã đề cập, khi mới mang thai tháng đầu tiên vòng bụng hầu như không có sự thay đổi về kích thước. Trong thời gian này, quá trình mang thai tập trung chủ yếu vào hoạt động thụ thai và chờ đợi phôi phát triển ổn định. Khi phôi thai đã cấy chặt vào lớp nội mạc tử cung thì mới bắt đầu phát triển về kích thước. Ở tháng đầu tiên, nếu căn cứ vào kích thước bụng để nhận biết dấu hiệu có thai thì không thể nhận ra bạn đã mang thai hay chưa. Cần phụ thuộc vào những biểu hiện khác như có ra máu báo hay không, tình trạng buồn nôn, mệt mỏi…. 

Không chỉ không có sự thay đổi về kích thước vòng bụng trong tháng đầu, thời điểm này nhiều chị em còn không nhận ra mình đã mang thai. Ở tháng đầu tiên thì các mẹ cũng có thể cảm nhận vùng bụng của mình có những cơn đau thắt nhẹ nhưng dấu hiệu khá mờ nhạt  Bởi vì những dấu hiệu mờ nhạt mà đa số phụ nữ chỉ nhận biết mình đã mang thai khi bước vào tuần thai thứ 5, 6. Vẫn có những trường hợp phát hiện thai sớm sau khi sử dụng que thử thai khi nguời mẹ nhận thấy các dấu hiệu tương tự như bị ốm.

Có thai bao lâu thì bụng mới to?
Tháng thứ 5 là giai đoạn bụng bầu có sự thay đổi rõ nét nhất về kích thước

Trước khi kích thước vòng bụng thay đổi, kích thước bầu ngực sẽ thay đổi đầu tiên. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm dễ thấy, khi ngựa của bạn trở nên căng tức và đầu vú trở nên sậm màu. Phụ thuộc vào kích thước ngực cơ bản cũng như nội tiết của mỗi người mà kích thước vòng ngực thay đổi lớn hoặc không đáng kể.  Trong tháng thứ 2, bà bầu sẽ nhận thấy những dấu hiệu rõ hơn như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn, đi tiểu nhiều, đầu ngực thâm sẫm màu… Nhiều chị em có kích thước vòng 2 to hơn bình thường, nhưng tỷ lệ này là rất ích vì đa số bụng bầu mới bắt đầu lớn hơn trong tháng thứ 3 hoặc thứ 4. 

Đối với nhiều chị em, tăng cân chóng mặt trong thai kỳ là điều khó chấp nhận được. Nếu trước đây, bạn thường ý thức giữ gìn vóc dáng và chỉ số cơ thể ở mức lý tưởng, thì việc tăng cân cùng với bụng bầu to ra đột ngột có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, bạn không nên quá căng thẳng về vấn đề này, miễn là bạn ăn uống hợp lý, khoa học, tăng cường chất xơ, hạn chế đồ ngọt và thực phẩm nhiều chất béo là bé yêu sẽ tăng trưởng từ từ, kích thước bụng bầu sẽ đc kiểm soát tốt.

Chú ý các dấu hiệu bất thường ở bụng bầu

Cho đến này vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nào quy định mức kích thước “đạt chuẩn” của bụng bầu.  Thực tế nếu như kích thước bụng bầu có lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với những người mẹ khác, nhưng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, đạt ổn định về cân nặng và chiều dài thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nếu nhận thấy những vấn đề sau thì người mẹ nên kiểm tra sớm để phòng tránh những diễn biến xấu xảy ra:

  • Bụng bầu lớn bất thường:  Bụng bầu lớn hơn so với kích thước ban đầu có thể là dấu hiệu của chứng thừa cân hoặc tiểu đường thai kỳ. Mặc dù trong 3 tháng đầu ít khi xảy ra nhưng thai phụ cũng nên phòng tránh trước nguy cơ bị đa ối, đây là nguyên nhân phổi biến gây ra tình trạng bụng bầu lớn bất thường. Những mẹ bầu tăng cân nhanh do ăn uống thiếu kiểm soát cũng sẽ tăng kích thước vòng hai chủ yếu, nhưng điều này không đồng nghĩa với kích thước thai nhi sẽ tăng. Ngược lại những nguyên nhân này còn có thể gây bất lợi đến sự phát triển của bé. 
  • Bụng bầu có kích thước nhỏ: Nếu như kích thước bụng nhỏ như thai vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bụng bầu nhỏ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ối, hoặc do thai chậm phát triển, ở những người mẹ bị cao huyết áp cũng thường có vòng bụng nhỏ hơn. Cần lo lắng nếu như bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ mà vòng bụng vẫn không thay đổi so với ba tháng đầu.

Quan niệm dân gian về kích thước bụng bầu

Hình dáng bụng bầu có nói lên giới tính thai nhi

Nhiều người mẹ truyền tai nhau cách nhận biết giới tính thai thông qua kích thước bụng bầu. Thông tin cho rằng ở những bà bầu có bụng thấp và nhọn, dáng bụng trồi lên phía trước sẽ có khả năng sinh con trai cao. Ngược lại những người mẹ có bụng bầu tròn, đều sẽ sinh con gái.

Thực tế dáng bụng được quyết định bởi cơ bụng và vóc dáng của người mẹ là chủ yếu. Khoa học vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh thông tin này là đúng nên đây không phải là cách nhận biết giới tính thai mà các gia đình nên áp dụng. Nếu tò mò về việc mình đang mang thai bé trai hay bé gái thì bạn nên đợi đến lần siêu âm thai ở tuần 18 – 20, đây là thời điểm lý tưởng nhất để chẩn đoán giới tính em bé.

Có phải bụng bầu nhỏ sinh con nhỏ?

Trong dân gian có quan niệm cho rằng, bụng bầu tương ứng với mức phát triển của thai nhi. Vì thế những người mẹ có bụng bầu nhỏ sẽ sinh con nhỏ và những mẹ có bụng bầu to hơn sẽ sinh con nặng cân. Điều này đã được khoa học chứng minh là thiếu tính chính xác, có thể ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ. Thực tế ở những người mẹ có vòng hai lớn, thành bụng dày có vòng bụng nhìn lớn hơn. Thực tế cân nặng của thai nhi chỉ có thể chẩn đoán qua siêu âm chứ không xác định được qua kích thước bụng. 

Độ to, nhỏ của bụng bầu có sự thay đổi qua từng tháng và quá trình này là nét đặc trưng của từng người mẹ. Thông thường ở những người mẹ có lưng dài, thể tích bụng lớn nên khi mang thai bụng bầu có dáng thấp và chiều cao của bụng thấp hơn. Ngược lại bạn sẽ thấy những bà bầu có vóc dáng nhỏ nhắn, thể tích bụng trông sẽ to hơn và nhìn căng tròn hơn so với bình thường.

Có thai bao lâu thì bụng mới to?
Nếu như thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh thì bụng bầu to hay nhỏ không phải là vấn đề đáng quan tâm

Có những người mẹ có vòng hai nhỏ sinh con vừa đủ cân, và ngược lại những mẹ có vòng hai lớn không hẳn tất cả đều sinh ra những em bé nặng ký. Cân nặng của thai nhi sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn sóc, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ. Nhiều người mẹ vì tin theo quan niệm này mà ăn uống vô tội vạ, chỉ vì muốn kích thước vòng hai lớn hơn nhưng thực chất thức ăn chỉ vào mẹ không vào con. Hậu quả là người mẹ bị thừa cân nhưng thai nhi lại thiếu chất.

Không nên căn cứ vào bất kỳ tiêu chuẩn về ngoại hình nào để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất để nắm bắt được quá trình phát triển của bé, thai phụ nên thực hiện các đợt khám thai định kỳ và từ đó có thể giúp mẹ có thông tin chính xác về mức chiều cao, cân nặng của thai nhi. Trong trường hợp thai phát triển chậm hoặc chưa đạt tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp dành cho bạn.

Bài viết thông tin về vấn đề bà bầu có thai bao lâu thì bụng mới to. Kích thước bụng bầu chỉ phần nào phản ánh thai kỳ, song song đó bạn cũng nên theo dõi những biểu hiện khác về sức khỏe, chế độ bổ sung dinh dưỡng,… để từ đó đảm bảo được điều kiện tốt nhất để thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh.

 Có thể bạn quan tâm: Mang thai giả là như thế nào? Dấu hiệu thường gặp

Chia sẻ:
bà bầu ăn được quả bòn bon không Bầu ăn quả bòn bon được không? Có tốt cho thai nhi?

Bòn bon là loại trái cây chứa hàm lượng dưỡng chất cao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với…

Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước...) Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước…)

Nha đam ngoài tác dụng giải nhiệt, mát gan còn có hiệu quả cải thiện hoạt động tiêu hóa, nhuận…

Các dấu hiệu có kinh sau sinh - Mẹ nên biết trước Các Dấu Hiệu Có Kinh Sau Sinh Mẹ Nên Biết Trước

Sau khi sinh con, mọi hoạt động của cơ thể người mẹ cần một thời gian điều chỉnh để trở…

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Chi tiết A-Z Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Chi tiết A-Z

3 tháng giữa là thời gian bổ sung dinh dưỡng quan trọng để cơ thể người mẹ phục hồi lại…

bụng dưới to có phải có thai không Bụng dưới to có phải có thai không? Cách nhận biết

Bụng dưới đột nhiên lớn bất thường là dấu hiệu khiến nhiều chị em lo lắng mang thai. Tuy nhiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua