Bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em và các thông tin cần biết
Theo thống kê, có khoảng 90% trẻ sơ sinh đến 3 tuổi mắc phải bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan nhanh sang các vùng da lành tính khác và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nhiễm trùng huyết.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ em hệ miễn dịch và cơ quan da còn suy yếu nên rất dễ bị tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh. Đặc biệt, tỷ lệ gặp biến chứng ở trẻ thường có nguy cơ xảy ra cao hơn ở người lớn nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng da ở trẻ em là một trong số những căn bệnh đó. Nếu không được phát hiện và chữa đúng cách, đúng lúc có thể sẽ chuyển nặng và gây ảnh hưởng thẩm mỹ trên da trẻ.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng da ở trẻ em
Thông thường, vào mùa nóng, khí trời thay đổi thất thường khiến da trẻ bị đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là ở vùng bẹn, mông. Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày cho con sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng da chủ yếu là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A hoặc do tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, đa phần trường hợp mắc bệnh đều nhiễm cả hai loại vi khuẩn này. Trong một số trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ em cũng có thể là do vi trùng thông thường gây nên, gọi là viêm da mủ.
Bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng da ở trẻ em
Theo các bác sĩ da liễu, nhiễm trùng da có thể gây tổn thương da ở nông hay sâu. Hoặc bệnh chỉ khu trú ở 1 bộ phận của da như tuyến mồ hôi và lang nông. Ban đầu khi vi khuẩn, vi trùng mới xâm nhập, trẻ phải trải qua nhiều căn bệnh dưới đây. Và nếu những bệnh lý này không được chữa trị đúng thời điểm và đúng cách có thể gây biến chứng nhiễm trùng da ở trẻ em.
1. Chốc
Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng nông ở da của trẻ. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng trẻ nào. Thế nhưng, chúng thường gặp phần lớn ở trẻ em mẫu giáo, đặc biệt là những em vệ sinh kém hoặc do thiếu dinh dưỡng.
Bệnh chốc thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu gây nên. Ở một số trường hợp mắc bệnh là do cả hai loại này kết hợp. Bệnh chốc thường rất dễ lây từ người này sang người khác và từ vùng da bệnh sang da lành tính. Khi bệnh mới khởi phát, trên da của trẻ xuất hiện những nốt mụn hoặc bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh. Các nốt mụn nước này nhanh chóng trở thành mịn mủ rồi sau đó bể và khô đi.
Chốc là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trẻ. Tuy nhiên, chúng thường hình thành nhiều ở mặt. Rất ít khi gặp chốc ở da đầu nhưng nếu chúng xuất hiện có thể làm tăng tiết và gây bết tóc khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng huyết, chàm hóa và viêm cầu thận cấp tính.
⇒ Điều trị bệnh chốc
Đối với căn bệnh này, bác sĩ thường cho điều trị tại chỗ bằng cách làm bong vảy tiết bên ngoài của nốt mụn bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để làm mềm lớp vảy bên ngoài. Khi mài mềm, cha mẹ nên gỡ lớp vảy bên ngoài và rửa sạch vị trí bị bệnh bằng Eosin hoặc Milian.
Trong trường hợp bệnh chốc khu trú, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh có tác dụng tại chỗ như Bactroban hoặc Fucdin để bôi lên. Tuy nhiên, trước khi bôi, cha mẹ nên vệ sinh sạch vùng da bị bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm chéo gây viêm nhiễm nặng. Còn đối với trường hợp bệnh chốc lan rộng và kèm theo triệu chứng sốt, nguy cơ biến chứng cao, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
2. Nhọt
Nhọt là một trong những biểu hiện ban đầu như viêm, sưng sâu quanh nang lông với biểu hiện đau, sưng cứng và sờ thấy nóng. Sau đó vài ngày, các nốt xuất hiện trên da sẽ nung mủ có ngòi màu vàng và hoại tử ở phần trung tâm.
Tình trạng này có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng vị trí nhọt thường xuất hiện nhất vẫn là ở cổ, mặt và mông. Đặc biệt, những vùng da hay ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước thường có nguy cơ bị nhọt cao.
Đối tượng trẻ em dễ bị nhọt phổ biến nhất là ở những em đang điều trị các bệnh lý mãn tính như:
- Suy dinh dưỡng
- Suy thận
- Tiểu đường
- Trẻ đổ mồ hôi nhiều
- Hoặc trẻ có ý thức vệ sinh da kém
Nhọt ở môi và mũi có thể gây nhiễm khuẩn ác tính và gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não hoặc tắc nghẽn các xoang vùng mặt.
⇒ Điều trị nhọt
Để điều trị bệnh nhọt, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám. Tránh trường hợp tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
3. Viêm nang lông
Là một trong những tình trạng ở phần nông của nang lông. Trẻ có thể bị viêm ở một vài nang lông những cũng có thể viêm nhiều nang lông. Bệnh thường xảy ra ở những bộ phận có lông. Nếu viêm nang lông xuất hiện ở lông mu, đầu, râu hoặc ông nách thì gọi là viêm chân tóc. Còn trong trường hợp bệnh hình thành ở vùng lông nhẵn gọi là viêm nang lông.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nang lông nhưng theo các chuyên gia, bệnh hình thành chủ yếu là do tụ cầu khuẩn vàng gây nên. Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện những nốt mụn sẩn hoặc mụn ẩn trên bề mặt da. Bên cạnh đó, xung quanh các nốt mụn còn có quần viêm màu đỏ, nhìn kỹ có thể thấy sợi lông xuyên qua.
⇒ Điều trị viêm nang lông
Trong quá trình điều trị bệnh viêm nang lông cho trẻ, cha mẹ không nên cố nặn lấy hết mụn mủ. Tốt nhất, phụ huynh nên giữ vệ sinh cá nhân cho bé mỗi ngày. Có thể dùng dung dịch Betadine hoặc cồn iod 5% để cải thiện bệnh cho con. Hoặc cũng có thể dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh tác dụng tại chỗ như Bactroban hay Fucdin lên các nốt mụn để làm khô đầu mụn.
4. Viêm kẽ
Viêm kẽ là căn bệnh thường gặp vào mùa nóng ẩm. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những đứa trẻ mắc bệnh béo phì hoặc trẻ em chưa dứt sữa. Triệu chứng của bệnh thường gặp với các biểu hiện như có các dát màu hồng hoặc đỏ, có giới hạn tương đối rõ. Đặc biệt có thể nứt và rỉ dịch mủ gây ngứa ngáy ở trẻ em.
Viêm kẽ thường gặp ở các vị trí có nếp da dính vào nhau như vùng phía sau tai, kẽ ngón tay, kẽ ngón chận, nếp khuỷu, nếp dưới vúm bẹn, nếp cổ hoặc quanh hậu môn,… Yếu tố gây nên tình trạng này thường là do cọ xát liên tục gây nên.
⇒ Điều trị bệnh viêm kẽ
Cha mẹ có thể chữa trị bệnh viêm kẽ cho con bằng các cách sau đây:
- Không nên ngâm tay chân của con quá lâu trong nước, nhất là nước không đảm bảo vệ sinh
- Làm khô da trẻ bằng dung dịch Milian hoặc Eosin
- Luôn luôn giữ tay trẻ hoặc các vùng da nếp gấp sạch sẽ, thông thoáng
- Nên thay tã thường xuyên cho trẻ. Tốt nhất không nên cho con mặc tã quá chật
- Nên đưa con đến ngay bệnh viện để thăm khám và nhận sự chăm sóc từ nhân viên y tế nếu bệnh của bé ở mức độ nặng
5. Viêm mô tế bào
Là một trong những căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng da ở trẻ em. Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp chủ yếu ở vùng cẳng chân và mặt. Bệnh hình thành với các biểu hiện như đau, phù nề và viêm tấy đỏ trên da. Ngoài các triệu chứng này ra, trẻ còn gặp phải các dấu hiệu như lạnh run hoặc sốt.
Nguyên nhân gây viêm mô tế bào chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu xâm nhập qua các vết loét trên da hoặc viêm nhiễm từ răng và nướu. Bệnh nếu không được chẩn đoán và cải thiện sớm có thể gây biến chứng như:
- Nhiễm trùng máu
- Viêm màng não
- Ổ áp xe
Điều trị nhiễm trùng da ở trẻ em bằng cách nào?
Dựa vào kết quả chẩn đoán và tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như vi khuẩn gây nhiễm trùng da ở trẻ em mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp ở từng trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh không nên áp dụng các biện pháp dân gian như bôi thuốc xanh hoặc tắm lá ổi để điều trị nhiễm trùng. Bởi các mẹo này không những không giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà còn khiến tình trạng bệnh tiến triển theo mức độ phức tạp hơn, gây khó khăn cho việc chữa trị về sau.
Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát là cha mẹ nên áp dụng đúng cách chữa trị mà bác sĩ nêu ra. Đồng thời nên có biện pháp chăm sóc và dưỡng ẩm da cho trẻ. Có như vậy, tình trạng bệnh của con mới mau chóng bình phục.
Nhiễm trùng da ở trẻ em nếu không chẩn đoán chính xác và có biến pháp điều trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da và để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không nên tự ý chữa trị bệnh cho con mà hãy ngay lập tức đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám nếu thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện.
⇒ Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!