Bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nắm rõ người bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì có thể giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả hơn. Đây thường là giải pháp đầu tiên cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa, giúp giảm các triệu chứng.

Tìm hiểu người bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì? 5 loại tốt nhất

Người bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì?

Trong điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân thường được đề nghị sử dụng các loại thuốc bôi, có tác dụng chữa tại chỗ để làm dịu triệu chứng bệnh. Những loại này đặc biệt phù hợp với những tổn thương nhẹ đến vừa.

Vậy người bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì? Dưới đây là 5 loại được dùng phổ biến:

1. Thuốc bôi dưỡng ẩm và kiểm soát ngứa

Bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc mỡ và kem bôi dưỡng ẩm cho da. Những loại này sẽ giúp làm mềm da, giữ độ ẩm thích hợp và hạn chế các cơn ngứa.

Thuốc bôi dưỡng ẩm và kiểm soát ngứa thường lành tính, dùng được cho cả người trưởng thành và trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa. Lưu ý cần chống nắng cho da khi sử dụng các sản phẩm này để tránh kích ứng da; tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Thuốc mỡ chống viêm không Steroid

Các loại thuốc mỡ và kem bôi không chứa Steroid có thể được sử dụng để hạn chế tình trạng viêm và ngứa

Thuốc chống viêm không Steroid có thể được dùng để điều trị tại chỗ cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa. Thuốc có đặc tính kháng viêm, tác dụng trị viêm, giảm đau, ngứa và sưng. 

Những loại thuốc bôi không chứa steroid phù hợp với người bị viêm da và dị ứng, mang đến hiệu quả cao cho người viêm da cơ địa.

3. Thuốc bôi Steroid

Kem bôi Steroid tại chỗ thường chỉ được dùng cho trường hợp nặng. Với khả năng chống viêm mạnh, steroid giúp điều trị viêm nhiễm trên da, giảm sưng đỏ và ngứa nhanh chóng. Thuốc cũng được cho là có thể làm lành các vết thương và tổn thương cấu trúc da do viêm da cơ địa gây ra.

Thuốc Steroid có thể được điều chế ở dạng thuốc mỡ, kem bôi, kem dưỡng da và thuốc xịt. Thuốc này mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng cần tránh lạm dụng. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng quá mức:

  • Mỏng (teo) da
  • Dày da (Lichen hóa)
  • Rạn da
  • Làm thay đổi màu da

4. Thuốc bôi ức chế Calcineurin

Thuốc ức chế Calcineurin là thuốc bôi tại chỗ được chỉ định cho người bị viêm da cơ địa. Calcineurin kháng viêm, trị viêm da cơ địa bằng cách ngăn chặn một số thành phần của hệ thống miễn dịch.

Những người bị viêm da cơ địa ở tay, chân, mí mắt, bên trong tai, viêm da cơ địa vùng kín đều có thể dùng thuốc ức chế Calcineurin để điều trị.

Đặc biệt, thuốc này được cho là an toàn để sử dụng dài hạn mà không gây nên các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy nóng rát da và châm chích nhẹ trong lần đầu tiên sử dụng.

Các loại thuốc ức chế Calcineurin có thể hạn chế các triệu chứng viêm da cơ địa như sưng đỏ hoặc ngứa

5. Thuốc ức chế PDE4 tại chỗ

Đây là loại cuối cùng giúp giải đáp người bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì. Khi dùng, thuốc ức chế PDE4 tại chỗ sẽ nhanh chóng ức chế một loại enzym có tên là Phosphodiesterase 4 (PDE4). Từ đó điều trị và hạn chế tình trạng viêm, ngứa da.

Hiện tại thuốc ức chế PDE4 tại chỗ đã được phê chuẩn để sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc có thể điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa như ngứa, đỏ, lichen hóa, tổn thương ngoài da và trầy xước. Nhìn chung, những người sử dụng thuốc có thể nhận thấy hiệu quả điều trị rõ ràng sau 28 ngày sử dụng.

Tác dụng phụ được báo cáo bao gồm kích ứng da tại nơi tiếp xúc và quá mẫn cảm gây đỏ, châm chích nhẹ trong lần sử dụng đầu tiên.

Lưu ý: Thuốc bôi/ kem bôi trị viêm da cơ địa cần được sử dụng thận trọng và theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa

Khi dùng thuốc bôi trị viêm da cơ địa, người bệnh nên chú ý những điều sau:

Bôi thuốc chữa viêm da cơ địa theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị
  • Luôn tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
  • Chỉ thoa thuốc vào các khu vực da bệnh, thoa một lớp mỏng. Liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Không được sử dụng thuốc trên diện rộng các loại kem dưỡng ẩm.
  • Các loại thuốc và kem bôi có hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng trong vòng 3 – 5 phút sau khi tắm.
  • Khi bôi thuốc lên bộ phận sinh dục hoặc các vùng da cọ xát nhiều như mông, đùi, bên dưới ngực, người bệnh nên thoa nhiều hơn một chút để thuốc có sự hấp thụ tốt nhất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu nếu bạn cần sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Bài viết giúp giải đáp người bị viêm da cơ địa bôi thuốc gì? Nhìn chung, những loại thuốc trị ngứa, kháng viêm… sẽ được dùng trong thời gian đầu trị bệnh. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để sớm kiểm soát triệu chứng.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Viêm da cơ địa sau sinh Viêm da cơ địa sau sinh và những điều các mẹ cần lưu ý

Viêm da cơ địa sau sinh rất phổ biến. Tuy không lây lan cho trẻ nhưng những triệu chứng của…

Thuốc Fucicort điều trị viêm da và những điều cần biết khi dùng

Thuốc Fucicort chứa hoạt chất Betamethasone và Fusidic acid. Thuốc được sử dụng để điều trị các dạng viêm da…

Cơ địa là gì? Điều gì ảnh hưởng bởi cơ địa? Cơ địa là gì? Các yếu tố ảnh hưởng bởi cơ địa

Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu phổ biến, tuy nhiên ít có người bệnh hiểu về…

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen Hướng dẫn chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen đúng cách

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen đúng cách sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng. Nghiên cứu của…

Viêm da cơ địa theo Đông y 7 Bài Thuốc Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Theo Đông Y (YHCT)

Điều trị viêm da cơ địa theo Đông y là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và lành…

Chia sẻ
Bỏ qua