Danh sách Bác Sĩ Nữ khám bệnh trĩ uy tín cho chị em

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Do bệnh xảy ra ở vùng kín nên chị em thường tỏ ra e ngại không muốn đến bệnh viện thăm khám. Để thuận tiện hơn, chị em có thể tìm hiểu một số bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín hiện nay để giúp việc khám chữa bệnh hiệu quả hơn.

Khi nào nên khám bệnh trĩ?

Sự chủ động của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Bệnh nhân nên tìm đến chuyên khoa Hậu môn trực tràng khi thấy bản thân có những biểu hiện thất thường như:

  • Có hiện tượng chảy máu khi đi ngoài nhưng hậu môn không có cảm giác đau.
  • Lượng máu thất thoát ít, có thể thấm vào giấy vệ sinh hoặc dính bên ngoài khuôn phân
  • Thường xuyên cảm thấy ngứa và khó chịu ở hậu môn, xung quanh niêm mạc bị tấy đỏ
  • Bằng tay sờ có thể thấy búi trĩ thò ra bên ngoài cửa hậu môn.
  • Búi trĩ sưng to và gây đau đớn khi đi lại, vận động, đi vệ sinh và sa hẳn ra ngoài khi bị trĩ nặng
  • Cảm giác vướng víu mỗi khi đi ngoài và đôi lúc rỉ dịch ra từ hậu môn.

Quy trình khám bệnh trĩ ở nữ giới

Trĩ là một loại bệnh xảy ra ở Trực tràng – Hậu môn, ở những trường hợp trĩ ngoại thì bệnh nhân có thể cảm nhận búi trĩ. Để xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân và mức độ của bệnh, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ tư vấn.

Quy trình khám bệnh trĩ ở nữ giới
Chị em cần nắm rõ quy trình khám chữa bệnh trĩ để chuẩn bị tâm thế thoải mái, ổn định.

Quy trình khám bệnh trĩ cho phụ nữ bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng (Sơ bộ)

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám chi tiết những triệu chứng và tiền sử bệnh án trước đó. Người bệnh nên trả lời một cách trung thực và chi tiết để việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể trao đổi thêm với bác sĩ về những chấn thương, hay phẫu thuật, tiểu phẫu liên quan để bác sĩ nắm bắt.

Trong khi trao đổi với bác sĩ, nếu như bệnh nhân có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn có thể nhờ bác sĩ tham vấn để hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình. 

Bước 2: Kiểm tra ngoài hậu môn

Trong bước này, bệnh nhân sẽ được đưa vào một không gian kín và được hướng dẫn tư thế nằm thuận lợi nhất để bác sĩ có thể quan sát được hình thái của búi trĩ. Những dấu hiệu được đánh giá bao gồm:

  • Tình trạng sưng, nổi cục ở hậu môn
  • Có dấu hiệu sa búi trĩ
  • Huyết khối tĩnh mạch (hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch )
  • Có dịch hoặc chất nhầy ở hậu môn
  • Kích ứng da quanh hậu môn.
  • Vết nứt hoặc lỗ rò ở hậu môn…

Bước 3: Khám trực tràng

Kiểm tra nội soi hậu môn – trực tràng là bước quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh của người bị trĩ. Dù có thể khiến bệnh nhân cảm thấy ngần ngại, nhưng các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tạo cho bạn tâm lý thoải mái nhất

Bằng cách sử dụng một ngón tay (được bao phủ bởi găng tay kháng khuẩn), bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn để phát hiện các dấu hiệu bất thường thông qua việc cảm nhận. Phương pháp này thường được áp dụng cho trĩ nội và không gây đau do việc sử dụng chất bôi trơn.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác như nội soi hậu môn – trực tràng hoặc xét nghiệm máu để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bước 4: Chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị

Sau kiểm tra vùng hậu môn – trực tràng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị phù hợp. Kết hợp với điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tư vấn về cách ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị. Nếu được đặt lịch tái khám, hãy tuân thủ đúng thời gian để bác sĩ có thể theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị.

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật – Các phương pháp cần biết

Danh sách các Bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín 

Đa số chị em phụ nữ bị trĩ thường tìm kiếm các bác sĩ nữ điều trị để quá trình thăm khám tiến triển thuận lợi hơn. Hiện nay các bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín đều công tác tại những bệnh viện Đa khoa lớn. Tùy thuộc vào điều kiện mà bệnh nhân có thể lựa chọn một trong số những bác sĩ sau:

1. Bác sĩ CKII Võ Thị Mỹ Ngọc

Bác sĩ CKII Võ Thị Mỹ Ngọc là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hậu môn trực tràng, hiện đang làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM cơ sở 1. 

– Kinh nghiệm: Trước đó, bác đã có kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ năm 2008 đến 2014 trước khi chuyển sang công tác tại Đại Học Y Dược. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, bác sĩ Ngọc đã thành công trong việc điều trị hàng ngàn ca bệnh trĩ, đặc biệt là cho giới nữ bằng phương pháp Y học hiện đại.

Bác sĩ CKII Võ Thị Mỹ Ngọc
Bác sĩ CKII Võ Thị Mỹ Ngọc hiện đang làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM cơ sở 1.

– Địa chỉ nơi làm việc và đặt lịch hẹn

  • Địa chỉ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 1: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.
  • Số điện thoại Bệnh viện : 08 3855 4269

– Giờ làm việc

  •  Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 – 16h30.
  • Thứ 7: Từ 6h30 – 12h.
  • Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ.

Lịch khám và thời gian khám của bác sĩ Ngọc có thể thay đổi tùy thuộc vào lịch trình của bệnh viện.

Xem thêm: Cách dùng hoa hòe chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn tại nhà

 2. Bác sĩ CKI Nguyễn Thùy Ngoan

Với chuyên môn trong việc điều trị trĩ bằng phương pháp Y học cổ truyền, Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan được khá nhiều phụ nữ tại TP.HCM tin tưởng và yêu mến. Hiện bác là bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn và đồng thời là Trưởng khoa Y học cổ truyền tại bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu. 

Bác sĩ CKI Nguyễn Thùy Ngoan
Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan là một trong những bác sĩ nữ khám bệnh trĩ giàu kinh nghiệm, được chị em tin tưởng.

– Kinh nghiệm: Với hơn 35 năm kinh nghiệm, bác đã được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú của Nhà nước vì đóng góp lớn cho y học nước nhà. Sự am hiểu và chuyên sâu về thảo dược giúp bác tạo sự tin tưởng và hỗ trợ tận tình cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

– Địa chỉ nơi làm việc và đặt lịch hẹn

  • Địa chỉ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn: Số 1061 đường CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình
  • Số điện thoại: 028 6286 0111

– Giờ làm việc

  • Lịch làm việc: 8h- 20h các ngày trong tuần

Gợi ý: Bệnh trĩ nội độ 1: Cách nhận biết bệnh và điều trị hiệu quả

3. Bác sĩ Phương Mai

Bác sĩ Phương Mai là một trong những cái tên được nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nữ đánh giá cao. Bác sĩ Phương Mai chuyên khám và chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ tổng hợp nói chung. Hiện tại bác sĩ Phương Mai đang công tác tại chuyên khoa Ngoại Tổng hợp thuộc bệnh viện Trưng Vương – Q10 – TPHCM. 

– Kinh nghiệm: Với kinh nghiệm hơn 30 năm thăm khám và chẩn đoán bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Bác sĩ Phương Mai đã chữa trị thành công cho nhiều ca bệnh trĩ nặng mà không cần phải dùng đến dao kéo, nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa y học hiện đại và y học truyền thống, đã giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.

– Địa chỉ nơi làm việc và đặt lịch hẹn

  • Địa chỉ Bệnh viện Trưng Vương Số 266 , đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM
  • Số điện thoại: 028 5448 4949

– Giờ làm việc

  • Lịch làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 (Sáng: 6g30 – 11g – Chiều: 13g – 16g30 )
  • Ngày Thứ 7 (Sáng từ 7g – 12g ).

Bác sĩ nữ khám bệnh trĩ sẽ mang lại sự thoải mái và an tâm cho chị em, tránh được cảm giác e ngại trong quá trình điều trị. Vì trĩ là căn bệnh có thể tái phát nếu không được chữa dứt điểm nên người bệnh cần lưu ý chọn những bác sĩ điều trị uy tín và cơ sở thăm khám đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan: 

Chia sẻ:
Trĩ Căn Đoạn Trĩ Căn Đoạn (Jingzhi Zhigenduan): Giá Bán và Review A-Z
Thuốc Trĩ Căn Đoạn còn được gọi là Jingzhi Zhigenduan, đây là một loại thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Đặc…
VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ Thăng trĩ Dưỡng huyết thang Đài VTC2 phỏng vấn Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Trĩ là căn bệnh “khó nói”, phổ biến ở cả nam và nữ. Việc tìm kiếm giải pháp chữa bệnh…

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn là thắc mắc của không ít người Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn? Phân tích chi tiết

Có người cho rằng chỉ nội nặng hơn trĩ ngoại vì khó phát hiện. Số còn lại thì cho rằng…

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều người áp dụng Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Trầu Không Đúng Cách – Hiệu Quả

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được xem là cứu tinh…

Bà bầu bị trĩ sinh thường có an toàn cho mẹ và con không?

Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn được kiểm soát một cách an toàn.…

Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Dấu hiệu chính?

Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Là một trong những vấn đề mà không ít người bệnh quan tâm.…

Bình luận (1)

  1. Hà Lynh
    Hà Lynh says: Trả lời

    Cho hỏi mình đang bị trị ngoại giai 2 phải điều trị như thế nào ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua